Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà thờ. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 1, 2018

Ba nhà thờ ở Huế tuyệt đẹp

Ba nhà thờ ở Huế có kiến trúc tuyệt đẹp này là địa điểm du khách không thể bỏ qua nếu tham quan Cố đô dịp Giáng sinh.

Tọa lạc ở phường Phú Nhuận - thành phố Huế, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ nổi tiếng bậc nhất ở Huế. Đây cũng là một trong những nhà thờ Công giáo tráng lệ nhất ở Việt Nam. Công trình được xây dựng từ năm 1959 - 1962 theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc.

15 thg 1, 2018

Nhà thờ đẹp nhất vùng sông nước miền Tây

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến sự uy nghi, hoành tráng, tĩnh lặng của ngôi nhà thờ được nhiều người đánh giá là đẹp, cổ kính bậc nhất miền Tây.

Thánh đường họ đạo Mặc Bắc. 

Bà Trần Thị Vĩnh, ngụ TP Hồ Chí Minh nhận xét khi đến đây: “Nhà thờ này có lối kiến trúc rất đẹp, độc đáo và có nét tương đồng như nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn lại có diện tích rộng lớn, nhiều công trình phụ, bóng cây xanh, thật xứng đáng là kỳ quan miền Tây sông nước…”

Khám phá nhà thờ Nhọn nổi tiếng ở Quy Nhơn

Điểm đặc biệt của nhà thờ Chính tòa Quy Nhơn là tháp chuông nhọn hoắt như đầu chiếc bút chì. Đây là lý do người dân địa phương gọi là nhà thờ Nhọn.

Nằm ở số 122 Trần Hưng Đạo, Nhà thờ chính tòa Qui Nhơn hay có tên nhà thờ Nhọn là công trình kiến trúc độc đáo

14 thg 1, 2018

Nhà thờ đá cổ “độc đáo nhất Đông Dương” ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ "độc đáo nhất Đông Dương".

Ngoài nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình, ít ai biết rằng, Nghệ An cũng có một nhà thờ đá cổ rất đẹp. Đó là nhà thờ đá Bảo Nham, tọa lạc tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành

11 thg 1, 2018

Nhà thờ Cái Bè - người mới thăm chốn xưa

Khi kể tên những ngôi nhà thờ đẹp nhất miền Tây Nam bộ, hầu hết các trang web đều kể đến nhà thờ Cái Bè. Có trang còn gọi là ngôi nhà thờ cổ nữa, nhưng má tui sinh ra ở Cái Bè năm 1940, khi bà lớn lên thì ngôi nhà thờ này hãy còn... mới tinh, vì nhà thờ Cái Bè được xây dựng khoảng những năm 1930. Vậy đâu phải nhà thờ cổ?


Nhà ngoại ở trong chợ Cái Bè, bên dòng sông. Bên này sông là chợ, bên kia sông là nhà thờ Cái Bè. Ngôi nhà thờ luôn ở trong tầm mắt. Ngoại rời Cái Bè năm 1956, má và các cậu, các dì cũng đi theo. Giờ đây hơn 60 năm đã trôi qua, ông bà ngoại và má đã qua đời, các dì, các cậu đã già. Ký ức về quê nhà thuở nào là dòng sông, là chợ Cái Bè, và ngôi nhà thờ vươn cao bên kia sông...

3 thg 1, 2018

Chuyện về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận tại TPHCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Tính ra Nhà thờ Đức Bà đã có tuổi hơn 137 năm, trải qua với bao biến cố lịch sử cùng người dân Sài Gòn - Gia Định. 

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà trong đêm Noel 2015. 

29 thg 12, 2017

Vẻ đẹp của nhà thờ kiến trúc Pháp lớn nhất ở Đà Lạt

Hơn 70 năm tồn tại, nhà thờ Con Gà là công trình kiến trúc Pháp thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm khi đến thành phố ngàn hoa. 

Nhà thờ Con Gà khởi công xây dựng từ năm 1931 và được hoàn thành vào năm 1942. Với lối kiến trúc theo trường phái Roman, nơi đây là một trong số kiến trúc Pháp lâu đời nhất còn sót lại tại Đà Lạt. 
Nhà thờ được xây theo hình chữ thập, dài 65 mét, cao 47 mét. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được xây đối xứng. Với độ cao này, từ tháp chuông của nhà thờ, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. 

21 thg 12, 2017

Cận cảnh nhà thờ cổ “siêu nhỏ” giữa lòng Hà Nội

Nằm trong khuôn viên chặt hẹp giữa khu dân cư, nhà thờ cổ An Thái vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn không kém phần tinh tế.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ 460 Thụy Khuê, nhà thờ cổ An Thái hay nhà thờ Kẻ Bưởi mang trong mình nét độc đáo riêng của nó.

22 thg 8, 2017

Nhà thờ Phú Cường- Điểm nhấn kiến trúc của tỉnh Bình Dương

Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhiều năm qua phát triển mạnh mẽ với nhiều khu đô thị mới mọc lên nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng trong khu vực trung tâm thành phố vốn đã hình thành từ lâu đời. Nổi bật hơn cả ở đây là nhà thờ Phú Cường, một ngôi nhà thờ khang trang với kiến trúc đẹp bậc nhất Bình Dương nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung, mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử trên vùng đất này. 

Nhà thờ Phú Cường có tên gọi đầy đủ là Nhà thờ Chánh tòa giáo phận Phú Cường được xây dựng trên một gò đất ngay ngã 6 trung tâm, thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Điều này tạo nên một nét độc đáo trong bối cảnh kiến trúc của nhà thờ khi từ mọi ngả được về trung tâm thành phố, nhà thờ Phú Cường theo nhiều góc độ đã nổi bật lên từ phía xa.

Ngược dòng thời gian, từ năm 1864, một ngôi nhà thờ bằng gạch có kiến trúc kiểu Gothic đã được dựng lên tại đây. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, trên cùng vị trí, nhà thờ Phú Cường đã trải qua nhiều lần được trùng tu và xây mới. Đến năm 2009, theo xu thế hiện đại, nhà thờ Phú Cường đã được xây dựng bề thế với tổng thể kiến trúc là sự kết hợp giữa những ô cửa hình vòm, mái chóp nhọn của nhà thờ Thiên Chúa giáo và mái vòm điển hình của nhà thờ Hồi giáo.

Nhà thờ Phú Cường là nhà thờ có kiến trúc đẹp bậc nhất tỉnh Bình Dương.

9 thg 8, 2017

Cận cảnh thánh đường Trung Lao trăm tuổi trước và sau đám cháy

Thánh đường Trung Lao bị thiêu rụi trong đêm 5-8 không chỉ để lại nỗi niềm tiếc nuối cho bà con giáo dân mà còn nhiều người dân khu vực bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà công trình mang lại. 

Những hình ảnh trước và sau đám cháy của nhà thờ Trung Lao 

Nhà thờ được đánh giá là có sự kết hợp độc đáo, hài hòa giữa yếu tố Gothic của Tây Ban Nha với kiến trúc truyền thống của Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật chạm trổ hoa văn đạt đến trình độ tinh xảo.

5 thg 7, 2017

Nhà thờ Cái Bè - Tiền Giang

Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là nhà thờ đẹp nhất của vùng Tây Nam Bộ. 

Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè - nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè (thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

24 thg 6, 2017

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai

Được xây dựng trên diện tích hàng nghìn mét vuông, Vương cung thánh đường Phú Nhai nằm trên địa phận xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường (Nam Định) là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp hùng vĩ. 

Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866. Vào năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh xây nhà thờ thứ hai theo kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông. Sau thời gian bị chiến tranh làm hư hại, vào ngày 17/3/2003 Nhà thờ đã được khởi công trùng tu tôn tạo lại bởi Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh. Đến 26/9/2004 thì Nhà thờ Phú Nhai hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai có chiều dài 80m, rộng 35m, chiều cao là 30m. Đặc biệt, Nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông cao 44m ở phía trước với 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang, trong đó có quả nặng 2 tấn chỉ sử dụng trong các dịp đại lễ.

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai.

21 thg 6, 2017

Nhà thờ Tắc Sậy - Cha Diệp

1.
Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Cha Diệp là vào năm 2001. Khi ấy, trên đường trở về từ một chuyến công tác ở Cà Mau, các bạn nhân viên cùng đi với tôi - là người công giáo - xin được dừng xe ở Tắc Sậy để viếng Cha Diệp.

Đó là một ngôi nhà thờ nhỏ mang tên nhà thờ Tắc Sậy, trong khuôn viên nhà thờ có ngôi mộ khá đơn sơ của một vị là linh mục Trương Bửu Diệp. Các bạn tôi gọi đây là Nhà thờ Cha Diệp.

Lúc ấy tôi chưa biết Cha Trương Bửu Diệp là ai, nhưng nhìn dáng vẻ hết sức thành tâm và cung kính của các bạn ấy, cùng vô số bảng ghi ơn gắn đầy trong khuôn viên nhà thờ, tôi hiểu rằng đây là một vị linh mục được quý trọng và thiêng liêng đối với giáo dân.

Mộ của linh mục Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, năm 2001.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt, nhà thờ Chánh Tòa hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất Đà Lạt. Với vẻ đẹp cổ kính, nhà thờ Con Gà Đà Lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên Langbiang. 

Cái tên Con Gà của nhà thờ là do trên đỉnh tháp chuông gắn tượng con gà trống lớn, một biểu tượng của sám hối theo kinh Tân ước. Đây chính là điểm nhấn khó quên cho nhà thờ bởi với độ cao đó, con gà trên tháp chuông có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Tượng làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như một cột thu lôi, bảo vệ cho nhà thờ bền vững theo năm tháng.

Là nhà thờ lớn nằm ngay trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà Đà Lạt hàng năm thường tổ chức nhiều lễ lớn, phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương. Ngược dòng thời gian, một vị linh mục tên là Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đi cùng bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến đi khám phá Đà Lạt năm 1893. Linh mục Robert đã mô tả lại những đặc điểm của thành phố Đà Lạt cho MEP khi trở về Pháp. Đến năm 1917, linh mục quản lý của MEP lúc bấy giờ tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt và quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ cho các giáo sĩ của mình. Sau khi có quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt vào năm 1920, nhà thờ Con Gà đã được khởi công vào năm 1931 và xây dựng trong suốt 11 năm tiếp đó.

Nhà thờ Con Gà tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc trên nền trời cao nguyên.

17 thg 6, 2017

Nhịp điệu kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn

Cả một vùng thiên nhiên ở thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) như được hòa nhịp với không gian kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn - một công trình tôn giáo độc đáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. 

Nằm ẩn mình giữa những tàng thông, gió cao nguyên lồng lộng, ít ai nghĩ rằng, với kiến trúc đơn sơ ấy, Nhà thờ Ka Đơn đã giành giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại Tp. Pavia (Italia). Từ năm 2011, khi còn trên giấy, bản thiết kế của Nhà thờ cũng đã nhận được giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu.

Người nêu ý tưởng ban đầu cho thiết kế Nhà thờ Ka Đơn chính là Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, người đã có 45 năm gắn bó với đồng bào dân tộc Churu ở Ka Đơn nên hiểu rõ về văn hóa bản địa. Ý tưởng này được Linh mục Nguyễn Đức Ngọc truyền tải cho vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Dũng và chị Vũ Thị Thu Hương (Đại học kỹ thuật Berlin) khi họ về Đơn Dương để tìm ý tưởng thiết kế công trình cho luận văn cao học của mình. 
Linh mục Costantino Ruggeri (1925 - 2007), vừa là họa sĩ, vừa là điêu khắc gia, là người sáng lập và Chủ tịch của Quỹ Frate Sole. Quỹ Frate Sole được tạo ra với mục đích tôn vinh sự cống hiến trong quá trình kiến tạo không gian thánh lễ (hay còn gọi là Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế). Cuộc thi dành cho tất cả các sinh viên đã thực hiện đồ án tốt nghiệp; các kiến trúc sư và kỹ sư thực hiện một luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ về chủ đề thiết kế một nhà thờ đều được tham dự.
 
(Thông tin do Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, quản xứ Giáo xứ  Ka Đơn cung cấp cho Báo Thanh niên)
    
Nhà thờ Ka Đơn được xây dựng trong 4 năm và đến tháng 7/2014 thì hoàn thành. Vật liệu chính để thi công Nhà thờ là nguồn gỗ thông bản địa và mái ngói đỏ. Trên nên chất liệu và tổng thể kiến trúc, Nhà thờ Ka Đơn gắn liền với không gian rừng thông xung quanh, cảm giác như Nhà thờ đang hòa vào thiên nhiên và trở thành một phần của cảnh vật nơi đây. 

4 thg 6, 2017

Nhà thờ Làng Sông - Bức họa tuyệt đẹp giữa ruộng đồng

Bình Định được coi là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của chữ quốc ngữ. Nhà thờ Làng Sông (ở xã Phước Thuận, H.Tuy Phước) là một trong 3 cơ sở in sách quốc ngữ tại Việt Nam.

Kiến trúc Gothic nổi bật của nhà thờ

15 thg 3, 2017

Nhà thờ Lớn Hà Nội – Điểm đến xuyên 3 thế kỷ

Trong danh sách 7 nhà thờ nổi tiếng của Hà Nội được một số tờ báo trong và ngoài nước bình chọn, Nhà Thờ Lớn Hà Nội luôn đứng đầu danh sách bởi đây là một trong những công trình xưa nhất của Thủ đô nhưng vẫn mang đầy đủ dáng vẻ quý tộc đầy cổ kính, kiêu sa, cũng như những nét độc đáo, tiêu biểu trong kiến trúc đã từng một thời là biểu tượng của Hà Nội. 

Nhà Thờ Lớn được xây dựng vào năm 1884 và khánh thành đúng ngay dịp Lễ Giáng Sinh năm 1887. Đây là một trong những công trình kiến trúc phương Tây đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Trải qua bao năm tháng, Nhà thờ Lớn Hà Nội được ví như "nhân chứng" xuyên 3 thế kỷ, chứng kiến sự “thay da đổi thịt” từng ngày của Thủ đô.

Tên nguyên thuỷ của Nhà Thờ Lớn là Nhà thờ Thánh Giu-se (Saint Joseph), do Giáo hoàng Innocentinus XI đã từng tôn phong Thánh Joseph là Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất Hà Nội này được tôn phong là "Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse" và là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội nằm tọa lạc trên phố Nhà Chung, cách Hồ Gươm khoảng 5 phút đi bộ.

7 thg 3, 2017

Nhà thờ Cam Ly - Nhà của Chúa và Yàng

Cam Ly vô tư lên tiếng than muôn đời
Thông reo vi vu than thở như ngậm ngùi 


À, đó là thác Cam Ly, nơi đã đi vào thơ, vào nhạc. Nhưng bây giờ thác Cam Ly... hôi rình à, không ai thích ghé thăm hết. Thành ra ta tới một Cam Ly khác nghen, nhà thờ Cam Ly.


Nhà thờ Cam Ly không xa thác Cam Ly. Đây là ngôi nhà thờ được thiết kế cho đồng bào dân tộc Tây nguyên nên mang những nét đặc sắc riêng, nó giống một ngôi nhà rông hơn là một nhà thờ công giáo mà ta thường thấy.


8 thg 1, 2017

Kiến trúc độc đáo của những nhà thờ khắp đất nước

Kiến trúc Nhà thờ cũng thay đổi theo trào lưu kiến trúc của thế giới, theo sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng và thay đổi theo cả yếu tố địa phương.

Nhà thờ Lớn Hà Nội (Nhà thờ Chính tòa Tổng Giáo phận Hà Nội), một trong những công trình kiến trúc lâu đời với phong cách Gothique, được xây dựng năm 1884.

30 thg 12, 2016

Đan viện Châu Sơn tuyệt đẹp không phải ai cũng được vào

Không chỉ nổi tiếng với nhà thờ Phát Diệm, mảnh đất Ninh Bình xinh đẹp còn rất nhều địa điểm hấp dẫn du khách trong dịp Giáng sinh này, trong đó có đan viện Châu Sơn. 

Đan viện Châu Sơn (hay còn gọi là Đan viện thánh mẫu Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn) là một đan viện của dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 

Đan viện này cách thành phố Ninh Bình khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 100 km. 

Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách đến ngã 3 Gián Khẩu, rồi bắt xe ôm hoặc taxi vào tới đan viện. Đan viện ở khu vực rừng núi yên tĩnh, có phong cảnh rất đẹp. 

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không tô trát, nên có một vẻ đẹp khác biệt, ấm áp. 

Đầu tháng có thánh lễ, đan viện mở cửa cho du khách tham dự. 

Ngày thường, nơi đây tương đối hạn chế đối với khách du lịch. Nếu may mắn được các đan sĩ cho phép vào tham quan, bạn chú ý giữ trật tự ở nơi tôn nghiêm. 

Thảo Nhi. Ảnh: Cỏ Dại