Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 1, 2023

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Làng nghề làm bánh đa truyền thống Đắc Châu (Tân Châu, Thiệu Hóa) đã có hơn 100 năm. Đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Càng gần Tết Nguyên đán, không khí làm bánh đa lại càng nhộn nhịp, hối hả, ai cũng mong chờ vào vụ sản xuất chính của năm này.

Đến làng Đắc Châu, từ bờ đê sông Chu đến các ngõ ngách, bờ ao... không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi bánh đa.

Về thăm làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả của những người thợ tráng bánh đa kịp bán ra thị trường. Là vụ sản xuất chính trong năm, nên người dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu hoạt động hết công suất, có những hộ dân mỗi ngày tráng hơn 1.000 bánh vẫn không đủ hàng bán.

Làng nghề đúc đồng hàng trăm năm tuổi nhộn nhịp cận Tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết làng đúc đồng Trà Đông lại nhộn nhịp hơn thường ngày. Để cung ứng ra thị trường số lượng lớn đồ lưu niệm, đồ thờ, nhiều cơ sở đức đồng phải thức xuyên đêm đỏ lửa.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 12km về phía Tây, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là một vùng đất giàu truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng. Vào dịp này, những người thợ tại đây đang làm việc liên tục để hoàn tất đơn hàng cho dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Có một miền hoa lê trên núi xa

Mùa xuân vùng cao đẹp như một thiên đường với những tấm thảm mềm mại của các loài hoa. Nào là sắc hồng đỏ của hoa đào, trắng của hoa mận, vàng óng của hoa cải. Và khi những cơn mưa xuân vừa dứt, nắng ấm dần lên, hoa đào, hoa mận rời cành để lại những chùm quả nhỏ xíu chờ ngày dâng quả chín cho đời, cũng là lúc miền sơn cước hữu tình quyến rũ tuyệt vời bởi màu hoa lê tinh khiết phủ khắp núi rừng. Đó là sự tiếp nối, níu kéo thêm không khí, hương sắc của những ngày đầu xuân.

Lê được người dân vùng cao trồng trên rừng, lưng chừng đồi, ven đường, trước cổng làng hay ngay cạnh nhà dân.

Mường Xia mây trắng

Hôm ấy dân bản nhìn thấy mây trắng vờn mây hồng cuồn cuộn bay lên, hòa quện vào nhau trên đỉnh Pha Dùa cùng lời ca: “Y đu năm ne, nọng ơi! Chài hặc ơi”. Họ nghĩ, đó là lời thì thầm của đôi trai gái yêu nhau, rồi kể mãi cho con cháu đời sau nghe về câu chuyện tình Pha Dùa vấn vương.

Không gian Lễ hội Mường Xia.

12 thg 1, 2023

Khánh đá cổ ở ngôi chùa nghìn năm tuổi

Chùa Long Cảm ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) được xây dựng từ thời nhà Lý hiện lưu giữ đôi khánh đá có tiếng như chuông đồng.


Ngôi chùa cổ Long Cảm nằm bên bờ bắc của sông Mã xưa, nay là nhánh sông Lèn, tọa lạc trên sườn ngọn Cô Sơn ở thôn Trang Các (thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung). Long Cảm tự có cảnh trí đẹp với lối kiến trúc cổ, được bao bọc bởi đồng ruộng và thôn quê yên bình.

Theo sư thầy trụ trì Thích Đàm Quang, Long Cảm là một trong những ngôi chùa cổ nhất xứ Thanh. Vào năm 1.020, trên đường từ Thăng Long tuần du qua xứ Thanh, vua Lý Thái Tổ dừng xa giá tại vùng núi này, nơi xưa kia Triệu Đà đã dựng thành lũy, Triệu Quang Phục từng đóng quân. Đêm nằm mộng, vua linh cảm thấy thần thiêng sông núi của xứ sở này phù trợ, ban thêm sức mạnh cho mình. Cảm tạ ơn đức ấy, Lý Thái Tổ sai dựng ngôi chùa, lấy tên là Long Cảm.

11 thg 1, 2023

Bến Đò Cung

Từ thuở hồng hoang, Lam giang đã ba phía ôm ấp Cát Ngạn. Sông tưới tắm ruộng đồng. Sông gom góp những doi cát vàng óng ả. Sông dâng tặng vô vàn tôm cá. Sông đắp bồi lớp lớp phù sa,...

Sông làm giàu cho đất lành bốn mùa hoa trái nhưng sông cũng bó buộc con người vào thế bất tiện giao thương. Từ quê đi ra có đến bốn bến đò. Đi muôn nơi về đến quê, vẫn thấp thỏm tối trời, lo “sẩy chuyến đò”. Nặng lòng câu “sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua,”...

Lấy “trang sách làm cánh buồm”(1), đất tứ tắc chắt chiu sinh thành, dưỡng dục nhiều sĩ tử, nhiều ông Cử, ông Nghè, Thám hoa(2), nhiều anh hùng (3) làm rạng danh “đất Cát”.

Hoạt động tại bến Đò Cung. Ảnh: Tiến Đông

Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu biển hơn 700 năm, mà đây còn là làng quê gìn giữ, bảo tồn được nhiều di tích bậc nhất tỉnh.

Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

Vẻ đẹp cung đường dẫn tới Hoan Châu đệ nhất danh lam ở Hà Tĩnh

Trên con đường dẫn tới chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), du khách sẽ được tận hưởng một khung cảnh thiên nhiên đa dạng, với sự kết hợp giữa núi non, sông suối, không khí trong lành tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hoà, thư thái.

Chùa Hương Tích nằm ở độ cao 650 m so với mặt nước biển, tọa lạc trên một ngọn núi đẹp nhất của 99 đỉnh núi Hồng. Ảnh Thanh Hải

“Vị quê” ở những phiên chợ truyền thống Hà Tĩnh ngày giáp tết

Cứ đến ngày 19, 20 tháng Chạp hằng năm, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nô nức tới chợ Gôi (xã An Hòa Thịnh) và chợ Choi (xã Tân Mỹ Hà) để tìm về những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.

Trước đây và bây giờ, dẫu bận rộn thế nào, người dân Hương Sơn cũng sẽ dành thời gian để đi chợ Gôi, chợ Choi để sắm sửa chuẩn bị đón tết. Ngày trước, chợ Gôi (chợ trâu) - tổ chức vào ngày 19 tháng Chạp và chợ Choi (chợ bò) - tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp là nơi người dân đưa trâu, bò đến để trao đổi, buôn bán.

9 thg 1, 2023

Thầy cúng Chứ Nênh/Nả Nênh trong quan điểm người Mông

Theo quan niệm của người Mông, cơ thể người sẽ gồm 3 phần cơ bản: Phần thể xác (lub cev), phần tâm và phần hồn (ntsuj plig). Khi một người được chọn để có thể trở thành thầy cúng, phần hồn (ntsuj plig) sẽ được Khua Nênh thử nghiệm và mang đi học hỏi.

Trong ngôn ngữ Mông, txiv là bố, nam là mẹ; như vậy txiv neeb nghĩa là bố của neeb; nam neeb nghĩa là mẹ của neeb. Nếu dịch neeb sang tiếng Việt là cúng, ta sẽ thấy nghĩa gốc của txiv neeb - nam neeb là bố - mẹ của cúng thay vì thầy cúng. Để hiểu được vì sao những người thầy cúng được coi là bố mẹ của neeb, ta cần hiểu, neeb là gì, từ đâu đến, đến như thế nào?

16 thg 12, 2022

Vùng đất hai lần là 'kinh đô kháng chiến'

Huyện Cam Lộ từng được vua Hàm Nghi chọn để ra chiếu Cần vương, và là nơi đặt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời.


Trong lịch sử, huyện Cam Lộ hai lần được lựa chọn, đặt "kinh đô kháng chiến", gồm một lần vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp cứu nước, và lần đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được xây dựng tại Khu di tích quốc gia Tân Sở ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, khánh thành tháng 7/2020.

'Độc lạ' bánh xèo cá kình làng Chuồn, muốn ăn phải đi từ mờ sáng

Món bánh xèo kết hợp với các loại hải sản nước lợ thơm ngon của làng Chuồn đã khiến bao du khách thổn thức.

Tờ mờ sáng, xuất phát từ trung tâm TP. Huế (Thừa Thiên-Huế), theo đường Phạm Văn Đồng về hướng đông tầm 5 km sẽ đến với làng Chuồn (hay còn gọi là làng An Truyền) ở xã Phú An, H.Phú Vang.

Người dân bày bán các loại thủy, hải sản vùng nước lợ vừa đánh bắt từ tối hôm trước. Ảnh: LÊ HOÀI NHÂN

Món bánh gây thương nhớ ở Quảng Bình du khách nên nếm thử một lần

Bánh xèo, bánh đúc gạo lứt ở Quảng Bình dù chế biến không cầu kỳ, không nguyên liệu đắt đỏ nhưng mang lại hương vị đậm đà của làng quê, như "níu" cả thời gian, cả tâm hồn du khách.

Từ trung tâm TX.Ba Đồn (Quảng Bình) đi ngược lên hướng tây, băng qua cây cầu ở địa phận xã Quảng Hòa nằm êm đềm bên dòng Gianh, du khách đặt chân đến vùng quê đang lưu giữ những món bánh quê trứ danh như bánh xèo, bánh đúc gạo lứt.

Món bánh xèo trứ danh làm từ gạo lứt của bà con Quảng Hòa. Ảnh: Bá Cường

15 thg 12, 2022

Nơi lưu giữ cổ vật của cung đình triều Nguyễn

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, những cổ vật của vua chúa triều Nguyễn vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế nằm trên trục đường Lê Trực, TP Huế. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày hàng nghìn cổ vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế từ thời nhà Nguyễn.

Về “Nghi Xuân bát cảnh”

Cầu Cửa Hội nối đôi bờ sông Lam. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Thật lạ, năm nay đã cuối tháng 11 rồi mà chưa thấy cái rét se sắt, đỏng đảnh mùa đông. Ngày chủ nhật, cô bạn thân Thúy Hà, cựu sinh viên khoa Sử của một trường đại học rủ tôi làm một “tour” du lịch về “Nghi Xuân bát cảnh”. Hai đứa khởi đầu “tour” bằng du thuyền “Giang Đình cổ độ” xuôi sông Lam.

Thúy Hà tủm tỉm cười:

- Bữa nay em sẽ đưa anh thăm thú một vài cảnh đẹp của “Nghi Xuân bát cảnh” quê mình. Đến vài nơi thôi, bởi một số cảnh đẹp trong “bát cảnh” ngày xưa, thời gian vật đổi sao dời, nay không còn nữa. Ta khởi đầu bằng chuyến du thuyền xuôi sông Lam nhé. Ta đến hai thắng cảnh “Đan Nhai quy phàm” (Cửa Hội buồm về) và “Song Ngư hý thủy” (Đôi cá giỡn nước) trước đã. Đến được hai nơi đó, thuyền sẽ đi qua cầu Cửa Hội mới xây dựng nối hai bờ Nam - Bắc - là niềm ao ước bao đời của Nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An. Cầu dài và đẹp lắm anh ơi! Em nghĩ đó sẽ là một “cảnh” mới của Nghi Xuân quê mình đấy.

14 thg 12, 2022

Hang Mắt Rồng bên bờ sông Mã

Hang Mắt Rồng nằm trên đỉnh núi hình con Rồng, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, xung quanh có nhiều cảnh đẹp.


Hang Mắt Rồng hay còn có tên gọi khác là động Long Quang nằm ở phần mõm núi nhô ra ở bờ nam sông Mã, sát chân cầu Hàm Rồng (phường Hàm Rồng). Khi đứng trên hang Mắt Rồng, du khách có thể quan sát toàn cảnh thành phố Thanh Hoá và dòng sông Mã.

Theo truyền thuyết, cả dãy núi Hàm Rồng được coi là hiện thân của một con rồng chín khúc uốn lượn ở hạ lưu sông Mã. Đầu rồng chính là vị trí động Long Quang, lưng rồng là các dãy núi liên tiếp như đồi C4, đồi Rada, khu Văn Chỉ, đồi Con Công, còn đuôi rồng nằm ở cuối làng cổ Đông Sơn.

13 thg 12, 2022

Cà phê muối mang thương hiệu xứ Huế

Bên cạnh tham quan lăng tẩm và ăn các loại bánh truyền thống, du khách đến Huế nên thử cà phê muối, món đồ uống rất riêng của đất Cố đô.

Hơn 10 năm qua, cà phê muối đã được nhiều người dân và khách du lịch đến Huế biết đến như một thứ đồ uống "nhất định phải thử".

Cà phê muối uống ngon khi uống cùng đá lạnh. Ảnh: Vạn An

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã - Chốn thiền tịnh đẹp như tranh

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên xây dựng ở miền Trung, khởi công từ năm 2006 và hoàn thành sau đó khoảng ba năm. Dù là một điểm đến đẹp, may mắn thay, dấu chân du khách vẫn chưa phá vỡ không gian tĩnh mịch nơi này.

Mái chùa thấp thoáng sau cánh rừng nguyên sinh

Khác với một số thiền viện Trúc Lâm khác, như Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Phương Nam vốn dễ tìm và thuận tiện giao thông, Trúc Lâm Bạch Mã nằm tách biệt mà nếu muốn ghé, du khách phải đi đò.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, giữa lòng hồ Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ Quốc lộ 1, hướng từ Huế vào Đà Nẵng, đến xã Lộc Hòa.

6 thg 12, 2022

Thú vị “Chợ đêm” Cầu ngói Thanh Toàn

Chương trình chợ đêm “Cầu ngói Thanh Toàn” diễn ra từ ngày 27 đến 29/11 với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị.

Ngày 27 - 29/11, ở khu vực cây cầu nổi tiếng này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cụ thể, chương trình này sẽ có các hoạt động gồm trình diễn các công đoạn làm nón lá, xay lúa, giã gạo, giần sàng, làm và bán các loại bánh đặc sản địa phương

5 thg 12, 2022

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu và hành trình trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) được vinh danh Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ sở, điều kiện để Hà Tĩnh xây dựng làng văn hóa - du lịch Trường Lưu thành một địa chỉ văn hóa du lịch mang tầm quốc tế.

Đại diện đoàn Việt Nam nhận chứng nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.