Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 3, 2020

'Biến' tre thành 'tôm hùm' y như thật, mỗi tháng xuất ngoại hàng trăm tôm tre

Từ những thanh tre thô kệch nhưng qua bàn tay tài hoa, nông dân Bình Định đã cho ra đời những con tôm hùm tre giống y như thật được khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bình quân, mỗi tháng gia đình cụ Châu bán được khoảng 200 - 300 con tôm tre, ngày tết thì số lượng có thể tăng gấp 2-3 lần - Ảnh: THÁI THỊNH

Từ nhiều năm nay, căn nhà cụ Nguyễn Minh Châu (91 tuổi) nằm trên đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến mua những con tôm "khổng lồ" làm bằng tre đem về trang trí.

9 thg 2, 2020

Lên với “cổng trời” An Lão

Ðường xa gập ghềnh, núi thẳm rừng xanh không ngăn được bước chân của những người thích khám phá thiên nhiên tìm lên xã An Toàn - nơi có “cổng trời” của huyện An Lão.

Một năm qua, tôi lên An Toàn hơn 10 lần. Xếp ba lô với vài vật dụng, đón chuyến xe từ Quy Nhơn ra ngã 3 Xuân Phong (xã An Hòa, huyện An Lão), gọi cuốc xe thồ là lên thẳng An Toàn. Đi An Toàn, ruổi rong xe máy là thích nhất.

An Toàn, một chỗ riêng trong ký ức

Ngắm những cánh đồng lúa bậc thang lùi dần sau lưng, thấy núi trên cao, thấy sương luồn qua những tán rừng xanh… những lần đến với An Toàn của tôi đều bắt đầu như thế. Sắc màu của An Toàn là sắc màu của thiên nhiên. Tháng 4 - An Toàn tím những đồi hoa sim; tháng 6 An Toàn vàng những sóng lúa bậc thang… Và tháng Giêng là tháng mỗi thứ có một chút, chỉ có điều nó được trộn đều và pha loãng ra. Người bạn đồng nghiệp cùng đi tấm tắc, chỉ riêng chuyện được hít thở một bầu không khí trong lành, mát lạnh như thế này đã đáng để lên với An Toàn.

Vẻ đẹp của An Toàn là quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Tour trekking An Toàn của anh Nguyễn Văn Bé với lịch trình lên đồi sim, thăm sông Mia, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50. 

4 thg 2, 2020

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.

Nghệ thuật diễn xướng mang tính thể thao 


Trống đôi, hay còn được gọi là Chigưl là nhạc cụ thuộc họ màng rung có từ lâu đời của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, Đồng Xuân, Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Gọi là trống đôi vì trống luôn được diễn tấu theo cặp gồm trống đực và trống cái. Loại nhạc cụ này được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi. 

Múa trống đôi độc đáo của người Chăm H’roi. 

13 thg 11, 2019

Thảo nguyên vàng giữa lòng hồ Núi Một

Hồ nước ngọt rộng lớn trong mùa cạn để lộ ra những đồng cỏ úa vàng. Đây là nơi người dân chăn thả gia súc và đánh bắt cá. 

Đến hồ Núi Một vào mùa nước cạn, du khách có thể trông thấy cả vùng thảo nguyên uốn lượn hiện ra giữa lòng hồ. Điểm đến này đẹp quanh năm theo mỗi mùa nước, nhưng thời gian thích hợp nhất là mùa xuân và thu. 

21 thg 10, 2019

Thơm ngon bánh xèo mực Quy Nhơn

Bánh xèo mực là món ăn quen thuộc ở nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, bánh xèo mực ở Quy Nhơn lại mang một nét rất riêng của người dân xứ Nẫu.


Tùy vào khẩu vị, cách chế biến bánh xèo mực có thể khác nhau nhưng điểm chung là khi ăn, mực phải giòn, ngọt và có độ dai. Điều làm nên sự khác biệt của món ăn này nằm ở sự tươi ngon của những con mực.

Anh Ngô Anh Tuấn, chủ quán Bánh xèo mực Bà Tư ở đường Xuân Diệu cho biết, bí quyết để chọn mực ngon là thịt mực cứng, da sáng và lớp áo không rách, khi chế biến phải rửa sạch lấy túi và xương mực ra.

11 thg 9, 2019

"Độc lạ" món gỏi cá mai ở Quy Nhơn

Đến Quy Nhơn, du khách không chỉ bị lạc lối bởi cảnh đẹp hút hồn mà còn bị hấp dẫn bởi những món ăn địa phương đặc sắc, thơm ngon và bổ dưỡng, trong đó, món gỏi cá mai được đánh giá về độ "độc lạ".


Quy Nhơn là nơi có khung cảnh thiên nhiên hòa quyện giữa rừng núi hùng vĩ và biển cả bao la, tạo ra sự đan xen giữa các hệ sinh thái đa dạng, cung cấp sản vật vùng miền vô cùng phong phú, hấp dẫn rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Chiêm ngưỡng Ấn Hoàng đế vua Quang Trung

Với hàng ngàn tư liệu hiện vật gốc, hàng trăm hiện vật phục chế về Nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú về một thời đại lừng lẫy, vị vua kiệt xuất nhất, được yêu mến trong lịch sử dân tộc.

Ấn Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ. 

Nằm ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; cũng là nơi phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung là nơi lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan tới phong trào Tây Sơn.

3 thg 9, 2019

Bình Định: Ngoài bảo tàng Quang Trung, đến huyện Tây Sơn còn có gì?

Khi nói đến huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định chắc chắn mỗi người sẽ nghĩ ngay tới khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.Thế nhưng, nơi đây còn có nhiều điểm mà chúng ta nên đến tham quan.

Bảo tàng Quang Trung:

Cách TP. Quy Nhơn khoảng 50 km, bảo tàng Quang Trung hiện lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung có liên quan tới phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

25 thg 8, 2019

Bình Định: Về Phù Cát thăm gì, chơi ở đâu?

Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, nơi đây nổi tiếng bờ biển đẹp, bãi cắt trắng mịn, ngoài ra còn có chùa Ông Núi – Linh Tự Phong sẽ lôi cuốn bất kỳ ai khi một lần ghé thăm.


Nếu muốn có nhiều hơn những trải nghiệm, được hòa mình vào cuộc sống thôn quê, tận hưởng hết vẻ đẹp của vùng đất này tốt nhất bạn nên đi con đường ven biển. Từ TP.Quy Nhơn bạn sẽ chạy qua cầu Thị Nại, băng qua những dồi cát trắng đẹp mê ly, bon bon trên những con đường thẳng tắp.

16 thg 8, 2019

Phù điêu khổng lồ “Lạc Long Quân - Âu Cơ” ở Bình Định

Theo dự kiến, công trình phù điêu vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” tại Bình Định được khắc họa theo 3 lớp với những nét đặc biệt riêng.

Vào ngày 4/8, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này đang hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để thi công công trình phù điêu vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”.

Vị trí tạc phù điêu là núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn) nằm dọc giữa ngã 5 đường Trần Hưng Đạo giao với đường Võ Nguyên Giáp, Đống Đa, Nguyễn Tất Thành dẫn vào trung tâm TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). 

Ảnh phối cảnh minh họa bức phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ khổng lồ vào vách núi Bà Hỏa. 

23 thg 7, 2019

Mỗi trái bí khổng lồ nặng... 50 kí, mỗi ngày bí lớn thêm.. 1 kí

Dân làng chỉ biết 'giống bí có từ thời ông bà tôi'. Những trái bí khổng lồ này thu hút rất nhiều người tới thôn Chánh Trạch.

Ông Nguyễn Bảy, nông dân thôn Chánh Trạch, bên những trái bí khổng lồ vừa thu hoạch nặng từ 20 kg đến 40 kg - Ảnh: NGỌC DIỆP

18 thg 7, 2019

Công viên Nhân Ái ở bãi biển Quy Hòa

Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.

Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ cở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là công viên Nhân Ái

7 thg 7, 2019

Làng phong Quy Hòa đẹp như cổ tích

Quy Hòa, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ cho đến hôm nay như một câu chuyện cổ tích thật đẹp. 

Toàn cảnh làng phong Quy Hòa nhìn từ trên cao. NGUYỄN DŨNG 

Lần đầu tiên chúng tôi đến Quy Hòa (P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) là vào khoảng 20 năm về trước. Trong ngần ấy thời gian, tôi không thể nhớ chính xác là mình đã đến đây bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng nơi này, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ như một câu chuyện cổ tích thật đẹp để bất cứ ai đến đây vẫn có thể nghe và kể được câu chuyện của chính mình. 

30 thg 6, 2019

Vẻ đẹp hoang sơ của làng chài Bãi Xếp ở Quy Nhơn

Cách trung tâm TP Quy Nhơn 13 km, Bãi Xếp hoang sơ với làng chài lâu đời khiến nhiều du khách tìm đến. 

Từ trung tâm TP Quy Nhơn theo quốc lộ 1D (đường ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu) 13 km, du khách đến với làng chài Bãi Xếp. Lối dẫn xuống bãi biển là con đường nhỏ với bức tường bích họa. 

20 thg 6, 2019

Những tảng đá thách thức trọng lực trên đảo ở Quy Nhơn

Các khối đá lớn xếp chồng lên nhau, nằm chênh vênh trên ngọn đồi sát biển tạo cảnh tượng lạ mắt trên đảo Cù Lao Xanh. 

Cù Lao Xanh hay đảo Vân Phi nằm cách thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 24 km. Những tảng đá tự nhiên ở mạn phía đông của đảo nằm chênh vênh, như thách thức trọng lực của Trái Đất. 

3 thg 6, 2019

Ghềnh Ráng Tiên Sa - bãi biển của truyền thuyết

Ở Quy Nhơn (Bình Định) có một bãi biển đẹp như tranh là Ghềnh Ráng Tiên Sa (thuộc P. Ghềnh Ráng). 

Nơi đây đá chất ngổn ngang tạo thành ghềnh, quanh năm đùa giỡn cùng biển xanh màu ngọc bích 

Điểm đặc biệt của nơi đây chính là quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau và những bãi đá tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân. Núi xanh soi bóng với biển xanh. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng luôn thu hút khách du lịch khi đến Quy Nhơn.

29 thg 5, 2019

Làng trồng bí đao khổng lồ chuyển hướng làm du lịch cộng đồng

Vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, nhưng người dân làng Chánh Trạch 1 (Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định) vẫn gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận từ sản phẩm độc đáo này. Hiện nay, một số gia đình đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến để gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ với các tour du lịch cộng đồng. 

Anh Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Bình Long (bên phải) cùng tác giả thu hoạch bí đao khổng lồ từ vườn. Ảnh: TTXVN phát 

28 thg 5, 2019

Người bán “thuyền trăng Hàn Mặc Tử” giữa đời thật

Nhắc đến làng phong Quy Hòa, chắc chắn ai cũng sẽ nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, bởi nơi đây ông đã sống những ngày tháng cuối đời cùng căn bệnh phong.


“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay”. Những tưởng hình ảnh thuyền trăng đầy thơ mộng chỉ có trong những câu thở của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Nhưng ở làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) – nơi thi sĩ sống những năm cuối đời, ngư dân Lê Văn Chín (51 tuổi) đã làm ra những chiếc “thuyền trăng Hàn Mặc Tử”, được những ngư dân Quy Hòa ưa chuộng, cũng khiến du khách trong và ngoài tỉnh khi đến Quy Hòa thích thú tìm hiểu.

26 thg 4, 2019

Nét độc đáo của tháp cổ Bình Lâm

Tháp Bình Lâm nằm ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại thuộc xóm Long Mai (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định). Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.


Tháp Bình Lâm cao 20m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc.

14 thg 3, 2019

Bình yên Eo gió

Không hiểu ai đã đặt cho nơi ấy cái tên đầy bí ẩn và cuốn hút là Eo gió? Chỉ nghe kể lại rằng nhiều người đã bắt được thứ âm thanh đầy ám ảnh vào mỗi cuối chiều, khi ánh hoàng hôn nhuộm vàng mặt nước và từng bầy chim yến xao xác tìm về. Người thì lý giải đơn giản đó chỉ là sự hòa âm của những luồng gió nối đuôi nhau thổi vào vịnh vắng. Trong khi một số người vẫn quả quyết rằng đó là lời thì thầm bí mật nhiều gửi gắm của thiên nhiên. 

Bãi biển Eo gió thuộc địa phận xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bạn chỉ cần đến khu vực cầu Thị Nại, qua ngã ba Nhơn Hội là đã cảm thấy mơ hồ một thứ hơi nước mặn mặn của biển. Và chỉ ít phút sau, khi chạm tới những hàng phi lao tăm tắp nằm bình yên trên cát, chính là lúc bạn đã đến được Eo gió cần tìm.

Trong dãy núi vòng cung trải dài dọc bờ biển Quy Nhơn, Eo gió là điểm đến xa nhất và đặc biệt nhất. Từ con đường đất mòn cũ, lên đến từng bậc thang chơi vơi bên những tay vịn tươi màu nổi bật giữa trời xanh mây trắng, bạn sẽ được ngắm quang cảnh hoàn hảo của Eo gió. Từ trên nhìn xuống, bạn sẽ thấy một dải nước biển nhỏ được tạo hình từ hai dãy núi cao ôm gọn lấy.