Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đình. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 8, 2020

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc của ngôi đình cổ gần 500 tuổi

Với gần 500 năm tồn tại, đình Sừng ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. 

Đình Sừng được người dân Kẻ Sừng - làng Quỳ Lăng khởi dựng vào năm 1583. Nguyên xưa đình được làm bằng tranh tre, nứa, lá, sau mới được tôn tạo lại. Ảnh: Huy Thư 

8 thg 8, 2020

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu. 

Đình Thoại Ngọc Hầu 

Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829, tên thật là Nguyễn Văn Thoại) là tướng lĩnh thân cận của chúa Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long triều Nguyễn). Ông được người dân Nam bộ rất mực tôn kính vì có công lớn trong việc lập làng lập ấp, giữ yên và phát triển vùng đất Nam Bộ, đặc biệt ở Thoại Sơn. Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang gắn với bia Thoại Sơn trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí. 

3 thg 7, 2020

Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm

Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng. 

Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. 

Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
 Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.

Cổng đình làng Diềm.

27 thg 6, 2020

Đình La Hà còn mãi với thời gian

Tọa lạc ở tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), đình La Hà có tuổi đời hơn 200 năm và là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Trải qua nhiều thăng trầm, đình làng này vẫn còn nét cổ kính, linh thiêng riêng.

Đình La Hà là nơi lưu giữ rất nhiều sắc phong thời nhà Nguyễn. Đến nay, những sắc phong ấy vẫn con nguyên vẹn và được gìn giữ cẩn thận. Theo người dân ở đây, những năm đầu thế kỷ XVIII, những vị tiền hiền là những cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian mà người Việt ở Bắc Bộ di cư vào vùng đất Thuận Quảng khai hoang, mở cõi, hình thành làng, xã ở vùng đất Quảng Ngãi ngày nay, trong đó có làng La Hà. 

Với người dân tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), việc giữ gìn, bảo vệ đình La Hà được xem là trách nhiệm của mọi người. 

14 thg 6, 2020

Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.


Ảnh:camautourism

6 thg 6, 2020

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu.

Đình Thoại Ngọc Hầu

23 thg 5, 2020

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc đình Long Thái

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Long Thái ở xã Thái Sơn, huyện Đô Lương không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo. 

Đình Long Thái được xây dựng từ lâu đời và được làm lại vào năm 1842 để thờ thành hoàng làng là Vua Lê Trang Tông. Đình khởi công được mấy tháng thì dừng lại, 2 năm sau mới thi công tiếp. Thời đó, khi làm ngôi đình này đã có 18 chủ thợ mộc đại diện cho các tổ thợ trong vùng tập trung về làng Vĩnh Long bắt thăm để chọn tổ thợ thi công. 

29 thg 4, 2020

Khám phá ngôi đình thờ Vua Hùng ở Hải Dương

Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương. Ngôi đình mang nhiều nét cổ kính, giá trị lịch sử - văn hóa... 

Đình An Khoái là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương 

Giàu kiến trúc nghệ thuật
Ngoài thờ Vua Hùng, đình An Khoái còn thờ 3 vị thành hoàng làng là Đào Đại Hùng, Võ Công Trực và Bùi Khán đều có công giúp nhà Hậu Lê.

24 thg 4, 2020

Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương

Đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc) thờ thành hoàng là công chúa Mỵ Châu, con gái của Anh hùng dân tộc Triệu Việt Vương (thế kỷ 6). 

Gian hậu cung đình Trình Xá đã được làm mới hoàn toàn 

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999.

12 thg 4, 2020

Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

Khách du lịch đi Thành phố Hồ Chí Minh thường chủ yếu “ăn quận Năm, nằm quận Ba, là cà quận Nhất”, có chăng là tham quan thêm Củ Chi. Nếu cùng người địa phương, đi lang thang mới thấy thành phố này rộng mênh mông như thế nào. Nhiều người chê rằng tên Thành phố Hồ Chí Minh quá dài, nhưng nếu gọi đúng ra theo địa danh thì phải là thành phố Sài Gòn-Gia Định hay thành phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn còn dài nữa. Rời trung tâm Sài Gòn, đi về phía đông tức tỉnh Gia Định cũ, ta vẫn còn tìm thấy nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
Quận 9 được thành lập lại từ năm 1997, tách ra từ Huyện Thủ Đức, phía Đông Bắc giáp Biên Hòa, Dĩ An, “đô thị hóa” đến nay đã 20 năm nhưng vẫn còn rất nhiều phong vị của một vùng nông thôn ngoại ô. Mình đi qua một con đường tên là đường “Đình Phong Phú” thì thấy rất thú vị vì bên quận 8 cũng có một chỗ tên là “đường Phong Phú”, trên đường có Đình Phong Phú. Thì ra ở quận 9 này cũng có một Đình Phong Phú và do trùng tên nên đường phải đặt thành “Đường đình Phong Phú”.

19 thg 12, 2019

Đình làng Đình Bảng

Là công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc, đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã được coi là một trong ba ngôi đình đẹp nhất vùng. 

Đình làng Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, trải dọc theo trục đường quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía Bắc. Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng ban đầu dựng đình là một vị quan người Đình Bảng tên là Nguyễn Thạc Lương. Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Nguyên cùng người dân trong vùng đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

Nhìn bên ngoài, ngôi đình có quy mô to lớn gồm tòa đại đình nối với hậu cung. Tòa đại đình mang kiến trúc nhà sàn gỗ hình chữ nhật dài 20m, rộng 14m, chia làm bảy gian dựng trên nền đá xanh, được đỡ vững chắc bởi những hàng cột lõi gỗ lim lớn nhỏ có đường kính khoảng từ 0,5- 0,6m. Vẻ bề thế của ngôi đình còn thể hiện phần mái cong toả rộng, vươn rất xa hiếm gặp.

Đình làng Đình Bảng tọa lạc tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

12 thg 11, 2019

Đình Xuân Dương trên làng di sản

Có vị thế tựa lưng vào núi đá cùng tên, lại nằm ngay trên khu vực Làng nghề nước mắm - di sản văn hóa phi vật thể truyền thống Nam Ô, đình làng Xuân Dương (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch.

Đình Xuân Dương hiện tại, sau khi được đại trùng tu. 

Đình Xuân Dương được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1848 - 1883). Ban đầu, đình được tạo nên từ những vật liệu đơn giản, gần gũi như tranh tre, vách nứa và tính đến nay đã qua 3 lần được sửa chữa.

29 thg 10, 2019

Cận cảnh đình làng lớn nhất xứ Quảng nơi vua Lê Thánh Tông từng nghỉ ngơi

Đình làng Chiên Đàn là một trong những công trình kiến trúc đình làng cổ nhất Quảng Nam. Khi vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt, bình phương Nam, nhà vua đã sử dụng đình Chiên Đàn để nghỉ ngơi . 

Đình tọa lạc tại thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh), cách Quốc lộ 1 chưa đầy 1 km. 

Để tưởng nhớ công ơn những bậc tiền nhân, tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sơn phá thạch lập nên địa hiệu Chiên Đàn, người dân trong làng, trong xã thời ấy đã cùng nhau xây dựng đình làng Chiên Đàn có quy mô bề thế và đặt tên là “Chiên Đàn xã đình”. 

13 thg 10, 2019

Gắn kết di sản cha ông với du lịch làng nghề truyền thống

Ngôi đình làng Nguộn với 29 đạo sắc phong gắn với những danh tích của các vị anh hùng, thành hoàng cùng với bao thăng trầm của làng quê có thể được gắn kết trong hành trình khám phá mảnh đất “danh hương”, “trăm nghề” Thường Tín. 

Niềm tự hào của làng 


Đặt ngay trên đường Quốc lộ 1A, nối giữa làng nghề gỗ Vạn Điểm với phố thị sầm uất nhưng đình làng Nguộn (thôn Nguyên Hanh, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn giữ được vẻ đẹp bình yên, cổ kính. Sân đình rêu phong với tán cây xanh mát, đường đi làm bằng gạch Bát Tràng dẫn lối cho du khách tới thăm và tìm hiểu về “kho báu” của làng - 29 bản sắc phong của 10 đời Hoàng Đế các triều đại như vua Lê Dụ Tông, Lê Đế, Quang Trung, Quang Toản, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định … ban tặng.

Các bậc cao niên trong làng trân trọng 29 đạo sắc phong của cha ông. 

7 thg 9, 2019

Đình làng cổ giữa lòng phố núi Kon Tum

Nhắc đến hai tiếng Kon Tum, nhiều người con đi xa thường nhớ về một Làng Hồ thơ mộng nằm bên dòng sông Đăk Bla chảy ngược với tiếng cồng, tiếng chiêng trải dài mênh mang và những mái nhà rông cao vút… Nhưng, ít ai biết rằng, ngay giữa lòng phố núi ấy còn lưu giữ những nét văn hóa mộc mạc của làng quê đồng bằng vốn gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình… Qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biến cố của lịch sử, nhiều đình làng cổ ở Kon Tum vẫn được người dân nơi đây giữ gìn và lưu truyền cho hậu thế.

Theo phong tục của những người dân miền xuôi, đình làng vốn là nơi thờ thành hoàng làng, hoặc việc thờ cúng các vị thần theo sắc phong của vua chúa thời phong kiến. Đình làng còn là ngôi nhà lớn của cộng đồng, là nơi hội họp, tế lễ của làng. Vì vậy, đình làng đã trở thành một nơi thân quen gần gũi, là nơi che chở, là điểm tựa tâm linh của những người dân làng quê Việt Nam.


26 thg 7, 2019

Ngôi đình cổ từng là nơi dạy học ở Sài Gòn

Đình Chí Hoà (quận 10) từng là nơi nhà giáo Võ Trường Toản mở lớp đào tạo những danh nhân văn hoá, trí sĩ yêu nước một thời. 

Tọa lạc trong con hẻm 475 đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), cổng đình Chí Hoà nổi bật những họa tiết rồng bay, phượng múa, câu đối sơn son thếp vàng.
Đây là ngôi đình thuộc hàng cổ nhất tại TP HCM, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. 

11 thg 7, 2019

Có một ngôi đình và có những cái cây

Ngôi đình tọa lạc tại ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tên đình gọi theo tên xã là đình Tân Đông, nhưng người dân cũng gọi theo tên ấp là đình Gò Táo. Nằm ở nơi thôn xóm khá vắng vẻ, lại không phải là ngôi đình có giá trị kiến trúc hay giá trị lịch sử lớn nên dù ngôi đình tồn tại đã lâu mà ngoài dân địa phương hầu như không ai biết đến.

Sau năm 1975, ngôi đình đã hoang vắng lại càng trở nên hoang phế, kết cấu hư hỏng dần. Thế rồi cách đây khoảng 30 - 40 năm, xuất hiện ba cây bồ đề mọc vươn cao lên trên đỉnh của ngôi đình, rễ cây vươn ra bám vào tường, một số rễ chạy dài theo các rãnh khe nứt của đình trở thành cột, kèo chạy dọc, chạy ngang để giữ ngôi đình vững chắc. Vào năm 1990 một cây bồ đề đã bị một số người gỡ về làm cảnh, người dân kịp ra can ngăn nên giữ được hai cây còn lại. Nhờ có hai cây bồ đề tỏa tán lá rộng mà che mưa, che nắng cho mái ngói khỏi mục nát và xuống cấp theo thời gian.


16 thg 5, 2019

Thông Tây Hội, ngôi đình 300 tuổi trầm mặc ở Sài Gòn

Trải qua hơn 300 năm, ngôi đình Thông Tây Hội vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Trước đây, công trình chỉ được xây dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây, là tên 1 làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng sáp nhập với làng An Hội thì đổi tên thành Thông Tây Hội và được giữ đến nay.

Đình tòa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Đình bao gồm các không gian chính như võ ca, chánh điện, nhà hội sở...


Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.

9 thg 4, 2019

Giai thoại thú vị về quá trình dựng đình Long Thái

Đình Long Thái nằm trên địa bàn xóm 5, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương. Đây là Di tích lịch sử - văn hóa được nhân dân địa phương và đông đảo du khách gần xa thường xuyên tìm đến chiêm bái, song ít người biết đến giai thoại thú vị về quá trình dựng nên ngôi đình này. 

Ngược dòng thời gian, khi nhà Mạc sụp đổ, Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông về triều, lập nên ngôi báu lấy niên hiệu là Nguyên Hòa. Lê Trang Tông tại vị được 16 năm (1533 - 1548), đến ngày 19/1 năm Mậu Thân thì mất. Tưởng nhớ ông, dân làng lập miếu thờ ở phía Nam làng Vĩnh Long (nay thuộc xã Thái Sơn). 

Đình Long Thái là công trình kiến trúc đồ sộ của người xưa để lại, đình gồm 6 vì, 24 cột bằng gỗ mít. Ảnh: Ngọc Phương 

21 thg 3, 2019

Những chạm khắc tinh xảo của ngôi đình cổ 300 năm ở “xứ Nhút“

Di tích lịch sử cấp quốc gia đình Bích Thị, xã Thanh Giang (Thanh Chương) là sản phẩm kiến trúc được chạm khắc, đắp vẽ tinh xảo thời nhà Nguyễn. 

Đình Bích Thị là công trình kiến trúc được nhân dân xây dựng vào thế kỷ XVIII để làm nơi sinh hoạt, hội họp và cũng là nơi thờ tự 2 vị Thành hoàng Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng. Ngoài ra, đình cũng phối thờ bản cảnh Thành Hoàng và các vị thần của các ngôi đền thuộc Tổng Bích Hào xưa.