Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng bằng sông Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 7, 2021

Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội

Tuổi thơ tôi, gói quà sáng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, có khi là xôi lạc bởi những thứ đó nhà đều trồng được. 10 tuổi, lần đầu tôi được ăn món xôi xéo và hương vị của nó khiến tôi nhớ mãi không quên.

Món xôi xéo - Ảnh Lê Hà

Xôi xéo là sự hòa quyện của gạo nếp, đỗ xanh, hành, mỡ đã đem đến một món quà sáng vô cùng giản dị mà ngon khó tả. Xôi muốn ngon, rền và dẻo thì gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng đặc sản vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn ngắn, dẻo thơm đặc biệt.

4 thg 7, 2021

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt

Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món ăn cầu kỳ, tinh tế của người Hà Nội, thường được làm vào mùa hè để giải ngấy và tăng độ tươi mát cho bữa ăn.

Món ăn Rau diếp cuốn bỗng rượu, tôm thịt là món của người Hà Nội xưa, nó thể hiện sự tinh hoa, khéo léo, của người làm bếp, trong cách lựa chọn nguyên liệu và các gia giảm, trong quá trình chế biến, để làm món ăn này cần phải chọn được rau diếp với lá dày, tàu to và hơi đắng, (nếu không có thì có thể dùng rau xà lách để thay thế).

Nguyên liệu phải chọn được hành củ tươi, giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng rất thơm. tiếp đến là bún được chọn là loại bún răng bừa, loại bún được làm thành các vắt dài (hoặc có thể sử dụng bún rối). Khó nhất của cuốn diếp là giấm bỗng chưng. Phải chọn được bỗng nếp vừa vớt từ nồi nấu rượu ra. Hạt nếp lúc ấy vẫn còn mọng và ngậm rượu, sau đó đem cái bỗng để nguyên cả hạt vắt khô rồi chưng lên với mật mật mía.Thịt lợn là thịt thịt ba chỉ (có lẫn cả nạc và mỡ) sau đó đem đi luộc chín và thái miếng vừa ăn, tôm phải là tôm tươi, thịt săn chắc được đem rang với một chút muối cho vừa miệng.

Tôm để làm món cuốn nhất hạng phải là tôm tươi bắt ở HồTây.

Cự Đà: "bảo tàng sống" về kiến trúc làng nghề ven đô

Làng cổ Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Tp. Hà Nội là một "bảo tàng sống" về kiến trúc làng nghề ven đô.

Theo cụ Vũ Văn Thân (87 tuổi) người làng Cự Đà thì những tài liệu khảo cứu lịch sử và gia phả các dòng họ ở đây cho thấy làng đã hình thành từ 4 thế kỷ trước do các hoàng thân trong gia tộc chúa Trịnh khởi lập. Sau đó, các nhà tư sản tài ba như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Phát… (chủ những xưởng dệt, nhà máy, tiệm buôn, hãng vận tải lớn của Hà Nội giai đoạn 1920-1940) đã thổi hồn kiến trúc Pháp vào ngôi làng này.

Người dân tự hào về làng Cự Đà đến nỗi khi ra Hà Nội lập hiệu, tạo được uy tín, tất cả đều lấy tên làng ghép với tên mình. “Những nhà tư sản nổi tiếng của Hà Nội thời ấy mà có tên bắt đầu bằng chữ Cự là người ta biết ngay quê ở làng Cự Đà chúng tôi” - cụ Thân giải thích.

Làng cổ Cự Đà là một điểm đến du lịch Hà Nội dành cho những ai yêu thích tìm hiểu kiến trúc làng nghề truyền thống. Ảnh: Khánh Long/VNP

26 thg 6, 2021

Thủy Trung Tiên - ngôi đền cổ 1000 năm tuổi ở hồ Trúc Bạch

Ai đã từng đi qua hồ Trúc Bạch (Tây Hồ - Hà Nội) chắc hẳn không khỏi một lần thắc mắc về sự tồn tại của ngôi đền nhỏ với những hàng cây xanh cổ thụ um tùm soi bóng. Đó là ngôi đền Thủy Trung Tiên từ xa xưa đã gắn liền với văn hóa tâm linh thờ Thần Chó của người Việt và tên gọi ban đầu của đền là Cẩu Nhi.

Đền Cẩu Nhi xưa với tên gọi là đền Thủy Trung Tiên nằm cách đường Thanh Niên khoảng 30m với khuôn viên đẹp, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ với một cây cầu bằng đá xanh chạm nổi rồng phượng hình vòng cung nối từ đườngThanh Niên vào cổng tam quan.

Sự tích xưa kể rằng, ngôi đền gắn truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian liên quan đến sự kiện vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) lên ngôi và dời đô về Thăng Long. Theo một số sách thì trước khi Lý Công Uẩn lên làm vua, có con chó ở châu Cổ Pháp, (nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đẻ ra con sắc trắng có đốm đen thành hai chữ “Thiên tử” ứng với việc này (vì vua Lý tuổi Tuất). Từ đó, được Vua cho dựng miếu thờ sau miếu chuyển ra đảo hồ Trúc Bạch và tồn tại đến ngày nay.

Ẩm thực Hà Nội:Từ làng ra phố

Từ bao đời nay, những làng nghề ẩm thực truyền thống của người dân đất Kinh kỳ đã tạo ra những món ăn quyến rũ rồi lan tỏa và hình thành nên hệ sinh thái ẩm thực Việt. Những món ăn đã không còn khoảng cách, từ làng nghề đã ra phố rồi ghi danh trên bản đồ ẩm thực quốc tế. Ẩm thực Hà Nội cứ thế thấm vào lòng du khách bốn phương mang theo hoài bão, khát vọng của người Việt Nam hướng đến cuộc sống hòa bình, an vui.

Làng nghề: “Cái nôi” của ẩm thực Hà thành

Thủ đô Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng có chiều dài lịch sử. Mỗi món ăn lại gắn liền với tên gọi của từng làng quê như: Bánh Cuốn - Thanh Trì, Xôi Nếp - Phú Thượng, Cốm Thơm - Làng Vòng, Bún Ngần- Phú Đô, Bánh chưng- Lỗ Khê, Giò chả- Ước Lễ… Không gian của làng nghề ẩm thực luôn gắn liền với không gian của từng hộ gia đình. Từ đời ông - cha - con - cháu cứ tiếp nối nghề truyền thống và luôn giữ gìn những bí quyết riêng trong cách chế biến món ăn để làm nên bản sắc.

Mới đây, Chúng tôi đã về Làng giò chả Ước Lễ, huyện Thanh Oai để cùng trải nghiệm không khí làng nghề nức tiếng. Nghề làm giò chả ở thôn Ước Lễ đã có cách đây khoảng 500 năm. Dưới thời phong kiến, món ăn này rất cao quý và chỉ xuất hiện trong các bàn tiệc của giới thượng lưu. Thời Pháp thuộc, giò chả Ước Lễ đã nổi tiếng với nhà hàng Tân Việt ở Phố cổ, Tân Lợi ở Hà Đông. Vào năm 1958, thương hiệu giò chả Tuyên Thành của làng Ước Lễ đã xuất khẩu giò sang Pháp. Thời bao cấp, giò giả Ước Lễ còn được coi là món ăn xa xỉ.

22 thg 6, 2021

Trăm năm mộc mạc giò chả Ước Lễ

Bảng hiệu "giò chả Ước Lễ" đếm không xuể. Nhưng ăn đặc sản Ước Lễ giờ rất khó thấy ngon. Sao vậy? Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.

NSƯT Ngọc Tản - Ảnh: TT

Ngồi nghe "bà mẹ quốc dân" trên màn ảnh - NSƯT Ngọc Tản - kể chuyện, mới ngộ: Thì ra, giò chả xưa ngon chỉ vì nó mộc.

20 thg 6, 2021

Ngôi đền “cầu tự” nổi tiếng bậc nhất Việt Nam

Đền Sinh, đền Hóa ở xã Lê Lợi (Chí Linh) được biết đến là một trong những ngôi đền “cầu tự” linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.

Đền Sinh nơi còn lưu giữ phiến đá hình người phụ nữ trong tư thế sinh nở

Chùa Thanh Mai trong hệ thống di sản Phật giáo Trúc Lâm

Cùng với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai của Hải Dương là mắt xích không thể tách rời trong quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, nơi gắn liền với sự ra đời và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm.

Lễ hội truyền thống chùa Thanh Mai diễn ra vào ngày 3.3 âm lịch hằng năm là ngày mất của đệ nhị tổ Pháp Loa

Cổ kính đình Nội Hợp

Trải qua bao biến cố, thăng trầm lịch sử, di tích đình Nội Hợp ở xã Lê Ninh (Kinh Môn) vẫn giữ được kiểu dáng, kiến trúc với những bản chạm khắc gỗ đạt đến độ tinh xảo, được đánh giá là di sản văn hóa quý.

Đình Nội Hợp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2006

12 thg 6, 2021

Đền thờ Hai Bà Trưng: Điểm đến du lịch hấp dẫn huyện Mê Linh

Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Thành phố Hà Nội với lịch sử lâu đời là niềm tự hào của người dân nơi đây. Đây còn là địa điểm du lịch tham quan hấp dẫn trong khu vực.

Đền Hai Bà Trưng nằm ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, đây là ngôi đền có truyền thống lâu đời, mang lại giá trị văn hóa tâm linh cho người dân huyện Mê Linh.

Huyện Mê Linh nằm cách Thủ đô Hà Nội 30 km về phía Tây Bắc, nơi đây có không gian thoáng đãng, có truyền thống lịch sử đáng tự hào. Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của bạn trẻ yêu thích khám phá hay dành cho những gia đình cắm trại, giải trí cuối tuần, tìm về chốn an tĩnh để hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt là đền Hai Hà Trưng với truyền thống và lịch sử hào hùng.

28 thg 5, 2021

Miếu Tây Đà Phố - di tích có bề dày lịch sử

Căn cứ vào các tài liệu và thư tịch cổ thần tích, bia ký, sắc phong, miếu Tây là nơi thờ hai vị tướng Trương Uy và Trương Diệu, có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI, thời tiền Lý.

Miếu Tây Đà Phố hôm nay

Địa danh Đà Phố (nay thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang) là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng. Nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử như miếu Tây, miếu Đông, đình Đà Phố, chùa Khánh Linh… Tiêu biểu trong số đó là miếu Tây - một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng.

Gìn giữ lễ hội chùa Trông

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) đã hai mùa không thể tổ chức.

Lễ hội truyền thống chùa Trông thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự

Nức tiếng một vùng

Ông Bùi Trác Nghiên, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống, đầu tháng 4, Ban Tổ chức lễ hội đã họp bàn phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể trong xã để tổ chức lễ hội tốt nhất.

24 thg 5, 2021

Đình Phương Độ lưu giữ kho di sản quý

Đình Phương Độ, xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) được xếp hạng cấp tỉnh tháng 1.2021. Với số gần 50 cổ vật hiện còn, đình xứng đáng là kho cổ vật cần được giữ gìn và bảo vệ chu đáo.

Đình Phương Độ ngày nay

Ngôi đình thờ 7 vị thành hoàng làng là anh em

Đình An Điền còn có tên nôm là đình Cả, nằm ở trung tâm thôn An Điền, xã Cộng Hòa (Nam Sách). Đình khá đặc biệt vì thờ đến 7 vị thành hoàng làng là anh em trong một gia đình.

Mặt chính đình An Điền

Tích xưa truyền lại, cuối thế kỷ thứ VIII anh em họ Phùng được vua sai đi dẹp giặc Triệu Hồ Lắc vào xâm lấn nước ta và dẹp loạn trong nước. Sau khi đánh thắng quân giặc, 7 ông về làng An Điền, hóa ngày 15 tháng 9. Nghe tin, vua vô cùng thương xót, truyền chỉ cho nhân dân lập miếu phụng thờ, tặng phong cho các ngài là Thượng Đẳng phúc thần. Do có công lao với dân với nước nên 7 vị thành hoàng được vua Nguyễn ban nhiều sắc phong qua các triều đại: Tự Đức thứ 6 (1853), Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 1 (1907); Khải Định thứ 9 (1942). Song các sắc phong trên đã bị thất lạc trong kháng chiến chống Pháp.

14 thg 5, 2021

Sứa đỏ - Món ăn đặc trưng đất Cảng

Mỗi khi hè đến, sứa đỏ là món ăn rất được mong chờ bởi hương vị đặc biệt của nó. Nhắc đến sứa đỏ thì không có gì lạ lẫm, thế nhưng không phải ai cũng từng thưởng thức món ăn lạ miệng này. Sứa đỏ thơm ngon, mát bổ và mang mùi vị của biển cả, là món ăn có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống như rươi, sứa đỏ cũng chỉ có mùa chứ không phải có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra vào khoảng 25, 26 tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch.

Nguyên liệu để làm món sứa đỏ là những con sứa tươi được lấy từ vùng biển Hải Phòng. Sau khi bắt về, sứa được rửa sạch với muối và cắt khúc thành những miếng nhỏ vừa phải. Sau đó bỏ vào ngâm với nước đun từ cây sú vẹt và nước quất cho thơm và bớt mùi tanh. Đặc biệt, vỏ cây sú vẹt phải được đun sôi khoảng một tiếng trước khi cho sứa vào ngâm, thời gian ngâm từ 3-4 tuần.

Sứa có màu đỏ đặc trưng, trong như thạch, phần thân sứa mềm, mọng nước còn phần chân thì dai và giòn hơn. Cách chế biến đặc biệt như vậy thì mới ra hương vị của nó. Khi ăn nên dùng kéo cắt tảng sứa thành từng miếng nhỏ khoảng 2cm rồi bày ra đĩa. Nước chấm sứa là mắm tôm pha với chanh ớt, ăn kèm với những loại nguyên liệu không thể thiếu như lá tía tô, kinh giới, đậu phụ nướng,dừa già nhỏ.

Các món ăn kèm với sứa đỏ là đậu nướng, cùi dừa, lá tía tô, kinh giới.

10 thg 5, 2021

Bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Bát Tràng

Bảo tàng ở làng Bát Tràng (làng gốm nổi tiếng ở H.Gia Lâm, Hà Nội) với kiến trúc lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm đang dần hình thành.

Kiến trúc dựa trên ý tưởng lò bầu ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: KTS Hoàng Thúc Hào cung cấp

1 thg 5, 2021

Cacti Zone - Điểm đến mới cho người Hà Nội

Tọa lạc ở chân cầu Nhật Tân (thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội), vườn xương rồng Cacti Zone đang là địa chỉ mới được nhiều người Hà Nội tìm đến để tham quan và có một bộ ảnh đẹp.

Cacti Zone được tập thể 30 anh em chơi xương rồng ở Hà Nội cùng ý tưởng tạo lên khu vườn vừa với mục đích bảo tồn những loại xương rồng khó sống do thời tiết. Anh Trịnh Cương- chủ vườn xương rồng Cacti Zone cho biết, cách đây 2 năm các anh em có cùng ý tưởng xây dựng Cacti Zone bắt đầu tiến hành thuê mặt bằng, san đất và trồng cây. Không gian vườn xương rồng không có một thiết kế cụ thể, mà khi trồng đến đâu thì sẽ điều chỉnh đến đó. Tuy nhiên, vì hướng đến mục đích trở thành một địa điểm du lịch mới của Hà Nội nên khi trồng các cây đều được trồng hướng đến yếu tố ánh sáng để du khách có được những bức ảnh đẹp nhất.

Trên diện tích rộng 3000
m2, Cacti Zone có khoảng 200 loại xương rồng. Đây là những loại cây anh em trong hội đã có sẵn, được cho và đi mua ở các tỉnh. Mục đích của hội chơi cây xương rồng hướng tới là nơi ươm nhân giống, bảo tồn các loại xương rồng khó sống.

Toàn cảnh Vườn xương rồng Cacti Zone tọa lạc ở chân cầu Nhật Tân, Hà Nội. Ảnh: Công Đạt/VNP

29 thg 4, 2021

Ba di tích nằm ẩn mình trong ngõ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội

Đền Hàng Bạc, đình Trung Yên, đền Vọng Tiên đều nằm ẩn trong những ngõ nhỏ vừa một người đi ở phố cổ Hà Nội.


Ẩn mình trong những con ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi ở Hà Nội là những di tích như Đình Trung Yên, đền Hàng Bạc, đền Vọng Tiên. Đình Trung Yên nằm ở số 10 ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội được xây dựng trên mặt bằng hình ống đặc trưng của kiến trúc trong phố cổ Hà Nội với diện tích 70,5 m2 và tọa lạc trong khu đông dân cư.

22 thg 4, 2021

Vẻ đẹp của "cánh đồng" nuôi ngao trên bãi biển Thái Bình

Dù là khi nước cạn hay khi thủy triều lên, bãi biển Đồng Châu (Thái Bình) vẫn thu hút nhiều tay "săn" ảnh bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ trên những "cánh đồng" nuôi ngao.

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 30km là nơi có những cánh đồng nuôi ngao rộng bát ngát, trải dài như ôm ra biển lớn.

Dù không phải bãi biển đẹp để khai thác du lịch nhưng Đồng Châu lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao. Mỗi bãi ngao được nuôi trong vòng 15 tháng là có thể thu hoạch.

Trung bình mỗi "vựa" ngao sẽ cho thu hoạch khoảng 50 tấn từ 10 tấn ngao giống được thả xuống ban đầu. Đến mùa vụ, từng tốp vài chục người cùng nhau làm liên tục suốt cả ngày thì mới có thể thu hoạch xong một ruộng ngao.

21 thg 4, 2021

Bí ẩn địa đạo "độc nhất vô nhị" ở Hà Nội

Hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, với chiều dài gần 11 km, có thể nói địa đạo Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là địa đạo "có một không hai" ở miền Bắc.

Trước kia, địa đạo dài khoảng hơn 11km nằm ở Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội). Tuy nhiên đến giờ chỉ còn giữ được khoảng 200 mét, chạy qua lòng đất của các gia đình. Trong số hàng chục cửa hầm lên xuống địa đạo, hiện chỉ còn hai cửa hầm, trong đó, một cửa nằm dưới gầm giường nhà cụ Phạm Thị Lai, một cửa hầm nằm ở góc nhà cụ Phạm Văn Dộc.