2 thg 1, 2024

Mê mẩn mùa cao su thay lá

Thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới cũng là lúc rừng cao su thay lá, những hàng cây thẳng tắp lá xanh bắt đầu chuyển vàng đỏ nên thơ.

Lá cây cao su chuyển mình từ vàng sang đỏ đậm, rồi rụng để chuẩn bị khoác lên mình bộ lá non xanh tươi mới.

Mùa cây cao su thay lá kéo dài khoảng 2 tháng, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp những khung cảnh nên thơ, lưu lại bộ ảnh đẹp. Chỉ cần một cơn gió lùa tới, lá cao su vàng đậm rụng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp.

Dịp nghỉ lễ Tết dương lịch, chúng tôi đi về hướng những nông trường cao su lâu đời ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

Các nông trường như Sông Nhạn, Ông Quế, Hàng Gòn… ở khu vực TP Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai là địa điểm chúng tôi hướng tới đầu tiên. Nơi đây gần các nút giao cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, thuận tiện việc di chuyển. Đi trên cao tốc đến các địa điểm này, bạn sẽ bắt gặp hai bên là các nông trường cao su đang ngả màu thay lá.

Mứt vỏ quật ngày chăn trâu đồng xa

Ngay từ lúc má bắt đầu thổi lửa rim mứt vỏ quật đến lúc sến đặc lại, mùi thơm nồng nàn tỏa ra từ gian bếp lại thấy một mùa đông như vậy đã quá ấm áp, đủ đầy.

Hấp dẫn mứt vỏ quật ngày đông lạnh.

1 thg 1, 2024

Người đàn ông 20 năm sưu tầm cối đá, dựng tháp lưu giữ ký ức của một thế hệ

Tháp Thần Nông được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố.

Tháp Thần Nông được đặt tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 20.000 m². Với thiết kế hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng, Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng. Đây là điểm đến độc đáo, thu hút khách đến tham quan của tỉnh Bắc Ninh vừa tạo cảnh quan vừa phục vụ mô hình giáo dục văn hóa trải nghiệm.

Tháp Thần Nông cao 15m, chia thành 5 tầng

Núi Bà Đen - thánh địa hành hương dịp cuối năm

Linh thiêng và nhiều công trình tâm linh kỳ vĩ, độc đáo - đó là lý do khiến núi Bà Đen trở thành thánh địa hành hương, đặc biệt vào dịp cuối năm.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. NGUYỄN MINH TÚ

Lễ cúng 'Hòn đá thần' của người Hà Nhì

Trong bếp của người Hà Nhì luôn có một hòn đá, gọi hòn đá là Phu Chu Ma - có nghĩa là "thần bếp", hay còn gọi là "chủ bếp". Người Hà Nhì tin rằng không cúng thần bếp ngày tết sẽ bị bắt tội.

Nghệ nhân Ly Seo Chơ chỉ vào "Hòn đá thần" trong căn bếp của người Hà Nhì ở xã Y Tý - Ảnh: QUANG THẾ

Hòn đá có ý nghĩa làm chủ đất, không chỉ tết mà mỗi khi vào nhà mới đều phải cúng thần bếp.

Lễ cúng máng nước thiêng liêng của người Ca Dong

Sáng 23-11, đồng bào Ca Dong ở làng Mong Pry nằm dưới đỉnh Ngọc Linh thuộc xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) làm Lễ cúng máng nước - lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào vùng núi cao.

Không gian làng Mong Pry nơi diễn ra Lễ cúng máng nước - Ảnh: P.T.

Cộng đồng người Ca Dong xưa nay luôn coi trọng nguồn nước, xem nước là mạch nguồn của sự sống.

Vì vậy, cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đưa nước về cho bà con có cuộc sống no ấm. Cúng máng nước cũng để cầu mong mưa thuận gió hòa, dân làng khỏe mạnh.