5 thg 3, 2023

Chùa Vĩnh Hưng: Ngôi chùa bằng đá độc đáo ở Sóc Trăng

Chùa Vĩnh Hưng (Thành phố Sóc Trăng) gây ấn tượng với du khách khi được xây dựng bằng đá, có màu xám tự nhiên.

Chùa Vĩnh Hưng hay Tổ đình Vĩnh Hưng, tọa lạc tại số 110, đường Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, Thành phố Sóc Trăng. Chùa được thành lập vào năm 1912, đến nay đã trải qua bốn đời sư trụ trì và nhiều lần trùng tu lớn. Ngôi chùa hiện tại được khởi công xây dựng vào năm 2009.

Độc đáo tượng cổ của ngôi chùa vùng rốn lũ

Nằm trong quần thể Di tích đền Rậm ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), chùa Long Đồng còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ độc đáo.

Quần thể Di tích đền Rậm có đền, nhà thánh, chùa... đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật quốc gia từ năm 2008. Nguyên xưa, chùa Long Đồng được xây dựng gần bờ sông Lam, năm 1968, người dân địa phương đã chuyển về dựng trong khuôn viên đền Rậm. Thời gian gần đây, chùa đã được tu bổ, tôn tạo khang trang (nhà ngói đỏ bên phải từ ngoài nhìn vào). Công trình chính của chùa là ngôi nhà gỗ 3 gian 2 hồi nằm dọc. Ảnh: Huy Thư

Lãng du cồn Phó Ba

Rời quê Chợ Mới, duyên phận đưa đẩy ông Lê Anh Tuấn (sinh năm 1956) lấy vợ, lập nghiệp ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên). Mấy chục năm trời gắn bó, ông biết rõ từ đầu cồn đến đuôi cồn, biết cả sự đổi thay của xứ sở này. Với chúng tôi, cồn Phó Ba chỉ là cuộc lãng du ngắn, nhưng với ông, là cả một đời.

“Ấp nhiều không”

Ở đô thị Long Xuyên, xã nằm biệt lập “riêng một góc trời” như Mỹ Hòa Hưng đã là chuyện lạ rồi. Vậy mà, ấp Mỹ Thạnh lại tách ra khỏi xã, tạo thành cồn nhỏ xíu cạnh bên. Ông Tuấn ví von, cồn Phó Ba như đứa con đeo theo mẹ - cù lao Ông Hổ. Chỗ gần nhau giữa 2 cồn đôi khi chỉ vài mét. Đoạn hở đó được người dân địa phương gọi là “khai long”. Họ chờ đất bồi lên, 2 cồn dính vào nhau (như câu chuyện của cồn Phó Quế nhập vào đất liền thuộc phường Mỹ Long hiện giờ). Nhưng không, cồn Phó Ba dù bồi rồi lở, vẫn nhất quyết sống tự lập với “cù lao mẹ”.

Độc đáo thiền viện Đông Lai

Từ lâu, thiền viện Đông Lai (xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang7) được người dân và du khách gần xa nhớ đến với cái tên... chùa Bánh xèo. Đến đây, du khách không chỉ lễ Phật cầu an, mà còn được sống trong nghĩa tình chan hòa hiếm nơi nào có được.

Tọa lạc bên trục giao thông chính vào trung tâm huyện Tịnh Biên, thiền viện Đông Lai là nơi tiếp đón rất đông du khách vào mùa hành hương hàng năm. Không chỉ nổi tiếng với “đặc sản” bánh xèo chay miễn phí, nơi này còn sở hữu kiến trúc đẹp với thế lưng tựa vào núi cao hùng vĩ.

4 thg 3, 2023

Me nước – món quà tuổi thơ

Ở vùng quê miền Tây, trên những con đê, bờ kênh, thấy ở đâu có mấy chùm trái xanh đỏ lấm tấm, lủng lẳng đung đưa theo gió, thì nhận biết đó là me nước - món ăn chơi của bao thế hệ ngày nào...


Khi mùa nắng gắt bao phủ khắp đồng bằng ở miền Tây, cũng là lúc nhiều loại hoa trái đặc thù thể hiện sức sống. Me nước là một trong số đó. Trái me nước phân thành từng đốt giống với me chua, nhưng cuốn thành vòng tròn lạ mắt.

5 đặc sản nức tiếng ở Lạng Sơn

Vùng núi cao xứ Lạng nổi tiếng với những món ăn độc đáo khiến bất kì dù khách nào khi đến đây cũng muốn thử.

Khâu nhục

Lạng Sơn phần lớn là dân tộc Tày, Nùng sinh sống nên món ăn truyền thống này của họ trở nên rất phổ biến. Khâu nhục có nghĩa là món thịt được nấu nhừ. Thịt để làm khâu nhục là thịt lợn đen, được ướp kĩ càng, chế biến cầu kì. Thịt đem chiên giòn và cắt thành miếng rồi ướp gia vị. Sau đó, xếp thịt vào bát sao cho phần da ở phía dưới đáy rồi đem kho trong 4 - 6 tiếng đến khi mềm rục. Khâu nhục có màu đỏ nâu óng ánh, thơm mùi tiêu, hồi... khi ăn thì có vị béo ngậy, đậm đà, mềm tan trong miệng, có thể ăn cùng cơm hoặc xôi cẩm.

Khâu nhục có cách chế biến cầu kì. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn.