7 thg 2, 2023

Bí mật tồn tại hơn 50 năm ở ngôi chùa trên tầng 4 chung cư TP.HCM

Để bán được căn hộ, chủ đầu tư mời vị hòa thượng uy tín về xây chùa ngay trên tầng 4 khu chung cư. Nửa thế kỷ nay, chùa là nơi lưu giữ hàng chục ngàn hũ tro cốt của nhiều thế hệ người TP.HCM.

Khu chung cư cũ nổi bật bởi tầng 4 được sơn màu vàng đặc biệt.

6 thg 2, 2023

Nem lợn mán ống luồng Thanh Hóa

Ẩm thực Thanh Hóa không chỉ được biết đến rộng rãi với món nem chua, nem nướng… mà còn nổi tiếng với món nem lợn mán ống luồng được nhiều du khách ưa chuộng.

Nem lợn mán ống luồng được sản xuất chính ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, Thanh Hóa.

Là một trong số những cơ sở sản xuất nem lợn mán ống luồng đầu tiên, bà Lê Thị Thanh, chủ cơ sở một cơ sở nem ở thị trấn Bến Sung, cho biết, nem lợn mán đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, để phát triển thành sản phẩm thương hiệu thì mới được khoảng 5 năm trở lại đây. 

Món nem lợn mán ống luồng ở Thanh Hóa đang được nhiều người ưa chuộng. Ảnh TN

Phượng vàng rực rỡ ở Lâm Đồng

Du khách đi qua cao nguyên Di Linh hay TP Bảo Lộc đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phượng vàng.

Những ngày đầu tháng 2, đi trên quốc lộ 20 từ TP HCM lên Đà Lạt, qua cao nguyên Di Linh, du khách dễ dàng bắt gặp những cây phượng trổ vàng cả khoảng trời. Trong ảnh là cây phượng trong khuôn viên trường THCS Lê Lợi ở thị trấn Di Linh.

Tục vay lộc trong ngôi chùa trăm tuổi ở Sài Gòn

Dịp Tết Nguyên tiêu, nhiều người đến chùa Ông (quận 5) hành lễ và "vay lộc", hẹn năm sau sẽ mang trả gấp đôi, mong làm ăn phát đạt.


Tối 4/2, một ngày trước rằm tháng giêng, nhiều người Hoa ở khu vực Chợ Lớn và du khách viếng chùa Ông, mong cầu may mắn, phước lành trong năm mới.

Chùa Ông, còn gọi là Miếu Quan Đế hoặc Hội quán Nghĩa An là hội quán của người Triều Châu và Hẹ sang Việt Nam sinh sống, được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19. Chùa thờ Quan Công (hay Quan Thánh đế quân), một nhân vật thời Tam Quốc có tấm lòng trung nghĩa và chí khí anh hùng.

Băng rừng trúc tìm về “nơi Đức vua hoá Phật”

Con đường bộ hành về Ngoạ Vân (Đông Triều, Quảng Ninh) – “thánh địa thiền phái Trúc Lâm”, ẩn dưới những tán thông rợp mát và băng qua rừng trúc bạt ngàn.

Quanh năm ẩn mình trong mây trắng, Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân là điểm đến độc đáo không chỉ dành cho tăng ni, Phật tử mà còn là nơi để mỗi người tìm về khám phá, tôn vinh những giá trị văn hóa - lịch sử và tri ân công đức của tiền nhân. Đây là 1 trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. (Ảnh: Thu Trang)

Tục thờ thần Bếp lửa của người Tày

Như nhiều dân tộc khác, đối với đời sống người Tày, bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng. Bếp lửa vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa là nơi thờ Thần bếp lửa nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, đầm ấm, no đủ.

Người Tày coi bếp lửa là không gian linh thiêng, là nơi trú ngụ của vị Thần bếp lửa trong nhà và vị thần này sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho cả gia đình. Bà Hoàng Thị Nhuận, Nhà nghiên cứu văn hóa ở tỉnh Cao Bằng cho biết: Thần lửa của người Tày gọi là Pỏ Fầy (Bố lửa). Vào đêm Giao thừa, nhà nào cũng có một khúc củi rất to, để giữ lửa, tượng trưng cho chiếc đòn gánh, một đầu là năm cũ và đầu kia là năm mới. Bếp lửa của người Tày theo truyền thống được làm hình vuông trong nhà sàn và bếp lửa là âm, thì Pỏ Fầy là dương. Âm dương hòa hợp mới có sự sinh sôi nảy nở.

Bếp lửa là nơi sưởi ấm và gia đình quây quần.