29 thg 1, 2022

Săn khuộc khum


Theo lời hẹn, chúng tôi cùng những tay “thợ săn” cá trên vùng đất Phủ Quỳ, trong cái lạnh của núi rừng, bì bõm lội suối bắt con khuộc khum về nấu món súp khuộc khua. Những trải nghiệm thực tế ấy đã thay cho lời “thuyết minh” về một nét văn hoá ẩm thực đặc trưng của đồng bào nơi đây.

Lẩu sữa tươi Mộc Châu

Nồi lẩu thơm và thanh vị sữa, phù hợp cho bữa tối giữa mùa đông Mộc Châu.

Nồi lẩu có màu trắng trông đẹp mắt và béo ngậy. Ảnh: Trung Nghĩa

Giữa đêm đông, khi sương mù giăng phủ khắp thị trấn, thực khách mở nắp nồi lẩu. Trong làn hơi nước như hòa vào sương, ta sẽ phát hiện ra sự kết hợp bất ngờ giữa thịt bò, đậu phụ với sữa.

Kẹo sìu châu - món quà ngày xuân ở Nam Định

Kẹo có vị ngọt thanh của đường, vị bùi của vừng, béo ngậy của lạc, thường được thưởng thức cùng một chén trà ngon.

Khi ghé thăm thành phố Nam Định vào những ngày đầu xuân, đặc sản mà du khách thường thấy bày bán nhiều nhất chính là kẹo sìu châu. Đây cũng là món quà mà người dân thường mua về để ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc tặng nhau. Cùng với bún đũa, phở bò, món kẹo này là ba thức quà đến từ Nam Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong danh cách 100 món ăn và đặc sản của 63 tỉnh, thành hồi giữa năm 2021.

Kẹo mới ra lò có màu sắc nâu hồng, trong như hổ phách và không quá ngọt. Ảnh: Linh Trần

Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam rộng 22 nghìn ha, là một trong những viên ngọc quý về sinh thái rừng trên thế giới đã 3 năm liền (2019-2021) được Tổ chức World Travel Awards vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á. Trong suốt gần 60 năm qua, kể từ khi Vườn quốc gia được thành lập, công tác bảo tồn động thực vật có những thành công lớn được quốc tế ghi nhận là khu vực bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Đông Nam Á.

Hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng ở Vườn quốc gia Cúc Phương

Ngay sau khi được Tổ chức World Travel Awards vinh danh, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Nguyễn Văn Chính, ông đã lý giải cho chúng tôi tường tận vì sao Cúc Phương liên tục được công nhận Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

Khám phá cầu kính Rồng Mây ở Lai Châu

Cách khu du lịch Sa Pa không xa, cầu kính Rồng Mây nằm trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) là một điểm đến thu hút du khách.

Nằm trong khu du lịch Rồng Mây, hệ thống thang máy ngoài trời và cầu kính Rồng Mây là một trong những điểm đến đặc biệt thu hút du khách. Để lên được cầu kính Rồng Mây, du khách phải đi qua một đoạn đường hầm dài 70m xuyên qua núi dẫn tới hệ thống thang máy. Đây là con đường nhanh nhất đưa du khách lên khu vui chơi giải trí trên đỉnh núi sau chỉ vài phút, thay vì phải đi đường bộ ít nhất mất 3 tiếng đồng hồ. Ở trên đỉnh, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng quang cảnh thiên nhiên kỳ vỹ đẹp đến mê lòng, với những núi đá nhấp nhô của Tây Bắc.

Ngắm hoàng hôn tại cầu kính Rồng Mây. Ảnh: Quốc Việt

Khô cá lóc chinh phục thực khách Tây Nguyên

Tận dụng lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sah - thượng nguồn sông Krông Nô, trên địa bàn hai xã Nam Ka và Krông Nô, huyện Lắk (Đắk Lắk), gần 20 hộ dân ở một số tỉnh Miền Tây đến làm nhà lồng để nuôi cá.

Gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà lồng trên hồ thủy điện Buôn Tua Sah hối hả thu hoạch cá, cân bán cho thương lái phục vụ thị trường Tết. Chị Đỗ Thị Mỹ Ý, quê huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: Vợ chồng chị lên đây nuôi cá từ năm 2011. Hiện tại, gia đình có 2 lồng nuôi cá lóc rộng trên 80 m², nuôi 20.000 con, mỗi năm thu khoảng 8-10 tấn. Cùng với bán cá thương phẩm, chị Ý còn chế biến “khô cá lóc’, một loại đặc sản chị đã quen thuộc khi còn ở quê An Giang.