3 thg 3, 2021

Địa đạo dài 32 km ẩn dưới đình làng

Trong chiến tranh, đình làng Thạch Tân, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ được đào nối với địa đạo dài 32 km trong lòng đất nuôi giấu cán bộ.

Đình làng Thạch Tân được xây dựng hơn 300 năm trước để tưởng nhớ công ơn những người khai sinh vùng đất này. Trải qua nhiều lần trùng tu, đình được giữ nguyên hiện trạng kiến trúc của ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, một kiểu nhà 3 gian 4 mái với 2 mái phụ 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà.

Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao

Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Cây cầu mang tên Chắc Cà Đao - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Câu khôi hài vậy mà lại khiến nhiều người nhớ. Nó có duyên đến mức nhiều người chưa biết Chắc Cà Đao ở đâu cũng hay đáp "quê tôi ở tận Chắc Cà Đao" để nói rằng nhà ở xa xôi, hẻo lánh lắm.

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

2 thg 3, 2021

Mùa hoa cà phê trong mắt người con Tây Nguyên

Những đồi hoa cà phê trắng muốt nở rộ sau nhà gắn liền trong tâm thức những người con vùng cao nguyên đất đỏ.


Bộ ảnh hoa cà phê bung nở ngày đầu năm do Văn Nguyên, (26 tuổi, sinh sống và làm việc tại TP HCM) thực hiện, trong thời gian trở về nhà đón Tết Nguyên Đán ở Đắk Lắk, Tây Nguyên.

Có niềm đam mê nhiếp ảnh, anh sở hữu fanpage với hơn 160.000 lượt theo dõi. Sau khi đăng tải bộ ảnh, anh nhận được nhiều sự chia sẻ của cộng đồng mạng.

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi)

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) tọa lạc tại Kênh Ngang, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam tổ quốc.

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, Cái Rắn, huyện Cái Nước, là con thứ 2 trong một gia đình có 08 anh em. Bác Ba Phi là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò. Sau khi sinh ông, ba mẹ ông do tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan quân thời chúa Nguyễn đã chạy dạt sang trú ngụ tận Kênh Ngang, thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày nay.