20 thg 9, 2020

Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần

Từ Chương trình Dinh điền tại Cao nguyên Trung phần (1957 - 1961)

Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.

Phong bì Ngày đầu tiên tem thư Hoạt động dinh điền 3/6/1961

Ngôi nhà cổ vật gốm sứ

Hơn 20 năm nay ông nông dân Nguyễn Văn Trường (58 tuổi, ở làng Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đi dọc sông Hồng sưu tầm đồ xưa. Đồ ngày càng nhiều nhưng vì nhà chật không có chỗ nên ông đã gắn hơn 10.000 chén, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà, cổng và hòn non bộ, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.

Con đường dẫn vào nhà ông Trường là một ngõ nhỏ lát bê tông, hai bên nhà cửa san sát. Ngôi nhà nhìn từ xa thoáng một nét kiến trúc như cung đình xưa. Trên tường rào có vô vàn bát đĩa cũ, những mảnh gốm vỡ. Vài chục chiếc cối đá xếp thành hàng. Cánh cổng mái vòm gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim và hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tuế hàn tam hữu (tùng, trúc, mai), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ…

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Cây si ẩn hiện phía sau, cây trúc la đà trước mặt. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như lệ thường, thay vào đó trên tường gắn những chiếc đĩa thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ …

Ba gian nhà chính được gắn kín bằng đĩa cổ.

Chè truyền thống của người Hà Nội

Ở Hà Nội, từ lâu chè vốn là món ăn vặt quen thuộc của người dân. Trước kia, Hà Nội chỉ có những món chè đơn giản chỉ là chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh. Trải qua hàng chục năm, món ăn này đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau nhưng những quán chè hàng chục năm tuổi mang đậm hương vị chè Hà Nội xưa vẫn được rất nhiều người quan tâm.

Một trong những quán chè truyền thống ở Hà Nội không thể không nhắc đến là quán chè Mười Sáu ở phố Ngô Thì Nhậm.

Theo ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước (khoảng năm 1960) ở Hà Nội đã có những gánh chè rong ở trên đường phố hay trong những khu chợ. Khi đó, mẹ của ông cũng phải làm kinh tế cho cuộc sống gia đình từ gánh chè này. Khi đó, thực đơn chè bà nấu chỉ đơn giản có những món chè dân dã truyền thống quen thuộc như: chè đỗ đen, đỗ xanh, sen... Mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước thì mở bán tại nhà với cái tên Mười Sáu được lấy bởi số nhà và thường thì khi đó khách ăn chè chủ yếu là những người tuổi 16. Cho đến bây giờ, quán đã đông người đến ăn với nhiều lứa tuổi khác nhau hơn.

Ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu là một trong những quán chè truyền thống lâu đời có tiếng tại Hà Nội nằm trên ngã tư phố Lê Văn Hưu và Ngô Thì Nhậm.

Cây lim xanh nghìn năm tuổi- báu vật rừng Yên Thế

Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương (Yên Thế-Bắc Giang) có chiều cao gần 50m, gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm, được nhiều người cao tuổi ở địa phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đã có nghìn năm tuổi.

Theo các cụ cao niên nơi đây, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay. Cùng với nhóm di tích đình, chùa và giếng cổ Xuân Lung, cây lim xanh được ví như tấm bình phong che chở cho người dân làng xã. Theo phong thủy, khu đất đình là đất rồng, 2 giếng là 2 mắt rồng còn cây lim xanh là mũi của rồng; bởi vậy, cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Cây lim xanh cổ thụ ở thôn Xuân Lung.

Bắc Giang: Cổ kính lăng Sợi Chỉ

Tại xóm Cầu Lâu, làng Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) còn lưu giữ một công trình kiến trúc lăng đá cổ kính. Đó là lăng Sợi Chỉ, nơi thờ phụng ông Nguyễn Hữu Liêu, một vị quan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều vua Lê, chúa Trịnh.

Theo tư liệu ghi chép của dòng họ Nguyễn ở làng Vân Cẩm và nội dung bia đá niên hiệu Bảo Thái nguyên niên (1720) dựng ở lăng Sợi Chỉ cho biết: Nguyễn Hữu Liêu người làng Vân Cẩm, xã Vân Cẩm, tổng Đông Lỗ (Hiệp Hòa). Ông sinh vào khoảng cuối thế kỷ XVII, vợ cả là Nguyễn Thị Năm. Sinh ra ở vùng quê có truyền thống hiếu học khoa bảng, Nguyễn Hữu Liêu sớm theo nghiệp đèn sách. Được ăn học thành tài, ông bước vào chốn quan trường, đem tài trí của mình giúp sức cho vương triều Lê - Trịnh (khoảng giai đoạn 1700 đến 1720). Khi ông mất được mai táng tại lăng Sợi Chỉ.

Cặp ngựa đá trong lăng được tạo dáng rất đẹp theo phong cách tả thực của đời Lê Dụ Tông thứ nhất- 1720.

Khánh đá chùa Thiên Đài

Chùa Thiên Đài thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ là danh lam cổ tích mà còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá vật thể quý giá. Tiêu biểu là chiếc khánh đá lớn có niên đại thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Khánh đá tại đây là một trong các món pháp khí độc đáo làm tăng thêm giá trị lịch sử văn hoá Phật giáo của chốn danh lam cổ tích này.

Sách “Đồ thờ trong di tích của người Việt” (Giáo sư Trần Lâm Biền), do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ghi: “... Khánh là một trong các món pháp khí của Phật giáo, dùng vào cả ngày lẫn đêm ở các tùng lâm, tu viện, Phật học viện... cả xưa lẫn nay chúng còn thường được dùng làm hiệu lệnh báo tin giờ tu học, tụng kinh, thọ trai, chấp tác... cho chúng tăng”. 

Chùa Thiên Đài.