10 thg 9, 2020

Nhà khoa bảng Vũ Khâm Lân không a dua

Tiến sĩ Vũ Khâm Lân có nhiều công lao với nước, với dân, được triều đình phong kiến nhà Lê ban tặng nhiều sắc phong. 

Sắc phong cho Tiến sĩ Vũ Khâm Lâm ngày 6 tháng 10 năm Cảnh Hưng 7 (1746) 

Vũ Khâm Lân hiệu là Di Trai, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương). Ông sinh năm Quý Mùi (1703), trước có tên là Vũ Khâm Thận, sau đổi là Vũ Khâm Lân. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ Vũ Khâm Lân sớm có tư chất thông minh hơn người.

Trương Đỗ 3 lần dâng sớ can vua

Một đời làm quan liêm khiết, trung kiên, sau 3 lần dâng sớ can vua không được, Ngự sử đại phu Trương Đỗ đã treo mũ từ quan về quê dạy học. 

Đàn thiện Phù Tải đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2004 

3 lần khuyên vua không thành

Theo những tài liệu lịch sử, Trương Đỗ là người xã Phù Tải, huyện Vĩnh Lại, nay là thôn Phù Tải 2, xã Thanh Giang (Thanh Miện). Không ai rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông là người văn võ song toàn, thi đỗ tiến sĩ vào thời vua Trần Nghệ Tông (1321-1394). Ông làm quan tới chức Ngự sử đài tư giám đình úy tự khanh trung đô phủ tổng quản, thường gọi là Ngự sử đại phu Trương Đỗ. Suốt đời làm quan, ông luôn sống liêm khiết, giản dị, nghèo túng.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

8 thg 9, 2020

Hành trình sáng tạo Quốc huy Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm "Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước".

Lần đầu tiên gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của cố họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) được giới thiệu tới công chúng. Bằng tài năng và sự lao động nghiêm túc, hoạ sỹ Bùi Trang Chước đã có hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy Việt Nam vô cùng ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chì chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ tháng 10/1954.

Một mẫu phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ bằng bút chì trưng bày tại triển lãm.

Cơm gà Hội An

Cơm là thực phẩm hàng ngày gắn liền với bữa ăn của người Việt Nam và mỗi vùng miền lại có những cách thức làm ra món cơm mang đặc trưng văn hóa của địa phương mình. Cơm gà Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam mà ai đã ăn một lần thì muốn ăn mãi, ăn nhiều.

Cơm gà Hội An là món ăn có từ những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng năm 1950) tại Hội An, Quảng Nam. Được biết, vùng đất Tam Kỳ, Quảng Nam vốn nổi tiếng với gà ngon nên món Cơm gà có nguồn gốc từ đây, sau đó người dân Hội An bằng sự sáng tạo của mình đã tận dụng nguồn gà ngon từ Tam Kỳ để chế biến nên món Cơm gà Hội An với đặc trưng của phố Hội An cổ kính. Trước đây cơm gà được gánh rong bán trên khắp các ngõ ngách của Hội An, sau này người dân đã mở nhiều quán ăn Cơm gà Hội An để phục vụ du khách xa gần. Trải qua nhiều năm, đến nay Cơm gà Hội An là món ăn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý khi đến với du lịch Hội An, Quảng Nam.

Gà được luộc chín vàng cùng các loại rau ăn kèm với cơm.

Bánh chuối chiên gợi nhớ ký ức

Món bánh chuối chiên từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích của các cô, cậu học trò bởi vị thơm giòn, ngọt ngậy đặc trưng không lẫn vào bất cứ một món bánh nào khác.

Không chỉ là món ăn để nhấm nháp những lúc bụng cồn cào, bánh chuối chiên còn được biết tới là “món ăn ký ức” không thể quên của thời học sinh, sinh viên. Quả thật, cắn miếng bánh chiên này đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh, sự ngọt mềm của chuối hoà quyện cùng hương thơm của dừa thật sự rất hấp dẫn.

Món bánh ăn vặt dân dã này đã tồn tại suốt bao nhiêu năm giữa phố thị phồn hoa. Hình ảnh các mẹ, các cô đẩy những chiếc xe bánh mộc mạc đi khắp phố phường dường như dã in đậm vào tâm trí của tất cả những ai dù vô tình trông thấy.

Món bánh chuối chiên. Ảnh: Nguyễn Luân 

Nhớ lại thời còn học tập dưới mái trường, sau mỗi buổi tan học, trước cổng là những chiếc xe bánh chuối thơm toả vị thơm ngọt nóng hổi. Mỗi khi thấy gánh bánh chuối xuất hiện, đám trẻ lại nô nức. Các cô, các chú bán “đắt” hàng cũng vui vẻ lây, rồi tay vừa gắp bánh vàng rụm từ chảo lửa, vừa cười nói và hỏi thăm khách mua dăm ba câu chuyện đời thường. Đó là một hình ảnh đẹp để mỗi khi ta thèm hương vị thơm ngọt ngậy của món bánh chuối chiên, những hoài niệm về một miền ký ức xưa lại chợt ùa về.

Để có những chiếc bánh vàng giòn rụm vừa đủ ngon vừa đẹp mắt, các cô chú bán hàng luôn phải đoán định thời gian vớt chuối khỏi chảo dầu nóng. Theo đó, lửa chiên cũng vừa phải, không quá nhỏ, cũng không được quá lớn. Đồng thời, người chiên bánh còn phải chú ý “căn me” thời gian đảo chuối để tránh tình trạng bánh rỗng ở giữa hoặc chiên quá lửa dẫn đến cháy bề mặt. Nếu muốn bánh giòn có thể nhúng bột thêm một lần nữa và chiên bánh chuối đến khi vàng đều thì gắp thành phẩm ra đĩa.

Bánh chuối chiên là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đến Sài Gòn. Giờ đây, với những người thích món bánh chuối chiên thì mỗi tuần chắc chắn sẽ ghé đến các xe bán bánh có mặt ở khắp các phố ẩm thực để mua vài chiếc đem về. Cảm giác ăn món bánh ngon buổi sớm hoặc khi tụ tập cùng lũ bạn để cùng nhau thưởng thức vị giòn tan, vàng rụm của bánh mới “đã” và thích làm sao.

Thực hiện: Nguyễn Luân