15 thg 8, 2019

Giữ nghề làm gốm truyền thống của người Ba Na

Ngồi bên nhà sàn, các chị Y Khel và Y Pư (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy) tỉ mỉ nặn từng chiếc nồi làm bằng đất sét để nấu cơm, đựng nước. Đôi bàn tay khéo léo của các chị cứ thoăn thoắt quay tròn quanh chiếc nồi để tạo độ bóng. Các chị bảo, để nặn được một chiếc nồi như vậy phải mất vài ngày mới xong - đó là chưa kể thời gian chuẩn bị nguyên liệu mất cả tháng liền. Tuy kỳ công, nhưng đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na (Jơ Lâng) nên các chị cố gắng giữ nghề để lưu truyền lại cho con cháu. 

Còn nhớ, cách đây không lâu, tại sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh lần thứ 4 năm 2018, nghệ nhân làm gốm Y Pư (1966) và Y Khel (1969) đã mang đến cho du khách một sự trải nghiệm thú vị về nghề truyền thống này. Nhiều em học sinh rất thích thú khi được các nghệ nhân cho mượn nguyên liệu đất sét để trực tiếp thử nghiệm. Thấy các em nhỏ hào hứng, chị Y Pư và Y Khel càng có động lực chế tác nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ du khách tham quan được nhìn ngắm và mua sắm.

Tháng bảy, về thăm lại ngục Đăk Glei

Ngục Đăk Glei được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận Di tích lịch sử tại Quyết định số 2307/QĐ-VHTT ngày 30/12/1991. Gần 20 năm sau, Dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo di tích được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 với tổng mức đầu tư trên 35,456 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay, dự án được đánh giá đầu tư khá kiên cố, có tính thẩm mỹ cao, cơ bản tái hiện được nguyên mẫu Ngục Đăk Glei do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1932.

Đong đầy cảm xúc 


Chiếc xe 7 chỗ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei chở chúng tôi đi từ UBND huyện đến Ngục Đăk Glei đúng vào ngày đầu tháng Bảy, bầu trời trong xanh và nhiều đám mây bàng bạc. Tuyến đường, được trải nhựa hoặc đổ bê tông phẳng lỳ nên xe đi rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Đến đoạn từ Tỉnh lộ 673 lên Ngục Đăk Glei dài chừng 3km, đường rất quanh co và dốc đứng. Hai bên đường là những vườn cà phê catimo, bời lời... của bà con đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở làng Đăk Lây, xã Đăk Nhoong xanh tốt, nép mình dưới những cánh rừng già xa xa ôm lấy khu Di tích.

Hoằng Phúc tự - ngôi chùa cổ nhất đất miền Trung

Chùa Hoằng Phúc với lịch sử hình thành hơn 700 năm, nơi đây được xem là ngôi chùa hiện diện lâu đời nhất trên dải đất đất miền Trung.

Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha. 

Tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung. Ngôi chùa toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của những người con Phật mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.

Hoang sơ cầu tre Cẩm Đồng

Vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ với khung cảnh của đồng quê yên bình Việt Nam, cầu tre Cẩm Đồng từ lâu đã trở thành một điểm đến đầy thú vị cho những du khách khi đến với Quảng Nam.

Cách phố cổ Hội An tầm 12km về hướng Tây, cầu tre Cẩm Đồng (thuộc thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) là một cây cầu tre đơn sơ tựa như tấm lụa vắt qua dòng sông Vĩnh Điện tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.

6 thg 8, 2019

Đội cồng chiêng làng Kon Pring

Đến thăm Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long, huyện Kon Plông) vào một buổi chiều cuối tháng 6/2019, tôi gặp chị Y Lim cùng 2 cô gái trẻ Y Vứt và Y Nhúa đang náo nức chuẩn bị biểu diễn chiêng xoang phục vụ đoàn khách du lịch sắp tới…

Chiều muộn. Những đám mây ùn ùn kéo đến, phủ lên những đồi thông. Ánh nắng mặt trời chỉ còn le lói trên đỉnh nhà rông của Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring.

Dù có vẻ thấm mệt sau một ngày làm rẫy vất vả, nhưng trên gương mặt của 3 người vẫn tràn ngập niềm vui. Y Lim vừa giúp Y Vứt chỉnh lại trang phục vừa phấn khởi nói: Đến nay thì mọi người đã quen dần với việc làm du lịch, khi mà khách đến tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring ngày càng nhiều.

Vài năm trở lại đây, ngoài việc lên rẫy, mỗi thành viên đội cồng chiêng ở Kon Pring còn có thêm nguồn thu nhập 3 - 5 triệu đồng/tháng từ việc làm du lịch, nhờ đó cuộc sống của các gia đình cũng được cải thiện - Y Nhúa nhỏ nhẹ kể.


Chị Y Lim (ngoài cùng bên trái) đang trang điểm cùng Y Vứt và Y Nhúa. Ảnh: ĐT 

Nghề rèn của người Xơ Đăng ở Măng Ri

Đối với đồng bào Xơ Đăng ở xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) nghề rèn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vật dụng rèn ra, như cuốc, dao, liềm, bên cạnh để phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt cho gia đình, bà con còn bán hoặc đổi lấy cây sâm Ngọc Linh giống về trồng. Cứ thế, qua thời gian, nhờ nghề rèn, cuộc sống nhiều hộ gia đình dần trở nên khấm khá hơn…

Sáng sớm vào Pu Tá - ngôi làng nằm trên sườn núi, được bao quanh bởi những ruộng lúa bậc thang đang dần chín vàng- tôi gặp ông A Hình (63 tuổi), một trong những thợ rèn lâu năm của làng.

Hôm nay ông A Hình nghỉ đi rẫy, ở nhà để rèn tiếp lưỡi dao và lưỡi rìu mà ông đang rèn dở mấy hôm nay. Thấy ông chuẩn bị dụng cụ để rèn, cháu ngoại là A Thiện (13 tuổi) cũng ra phụ giúp.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng A Thiện đã biết lấy củi để nhóm bếp lửa nung sắt. Từ đống củi được chất gọn gàng ở góc bếp, cậu bé lấy củi thông và củi dẻ lần lượt đưa cho ông của mình. Đã thành thói quen, hai ông cháu vừa làm vừa ngâm nga: 


“Củi thông khi cháy lửa to
Củi dẻ khi cháy sẽ cho than nhiều”