21 thg 5, 2019

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Đường xưa lối cũ
Có bóng tre
Bóng tre che thôn nghèo...

Bước qua cổng Làng tre Phú An, bạn sẽ đi vào một con đường rợp bóng tre. Nếu bạn là người từ lâu xa quê hương, và lúc ấy nước mắt chợt rưng rưng nhớ đến những lời ca tha thiết của bài Đường xưa lối cũ như trên, thì hãy cứ để lòng mình tuôn trào cảm xúc vì có mấy khi bạn được ôm ấp bên lũy tre xanh làng quê như vậy đâu!


Chùa Từ Hiếu - Cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

Chùa Từ Hiếu (đường Lê Ngô Cát, TP. Huế) được nhiều du khách gần xa biết đến vì lịch sử lâu đời, nguồn gốc tên gọi, những ngôi mộ dành cho thái giám... Những ngày gần đây, đông đảo khách thập phương tìm hiểu, tìm về vì hiện nay, chùa là nơi tịnh dưỡng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ đây cho đến cuối đời.

Chánh điện chùa Từ HIếu. Ảnh: PĐ.

Hồ Rào Quán, điểm đến của những ngày hè

Đêm chỉ còn nghe tiếng côn trùng và tiếng cá quẩy ngoài xa. Những vì sao rụng về phía trời để lại chút hào quang dưới đáy hồ đầy thi vị. Thi thoảng xuất hiện chiếc thuyền đánh cá của cư dân sống quanh lòng hồ. Một điểm sáng mơ hồ như nhìn những chiếc thuyền đánh cá ngoài biển khơi. Cái gì biển có là lòng hồ này có, kể cả những câu chuyện đầy huyền thoại mà ông Lợi đã kể cho nghe về lòng hồ này.

Tham quan lòng hồ Rào Quán là lựa chọn của các bạn trẻ. Ảnh: Kiều Duẩn 

Để trốn cái nắng và nóng như… “đứng trước họng của máy sấy”, du khách thường về biển Cửa Việt, Cửa Tùng… để “giải nhiệt”. Nhưng có một chốn bình yên hơn mà du khách gần đây thường chọn. Đó là tham quan, cắm trại ở lòng hồ Rào Quán (Thủy điện Rào Quán, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Khám phá Hang Mũi Trâu

Nhìn từ xa, các sườn núi của hang Mũi Trâu thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) như con trâu ngụp đầu xuống uống nước. Sóng biển đục dũa khá ngoạn mục, hang nối hang, vòm hang rộng, cửa hang mở hướng ra biển và cửa sông.

Vẻ đẹp hang sơ của hang Mũi Trâu thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). 

Lôi cuốn ngay từ cái nhìn đầu tiên với khoảng cách xa xa, mờ mờ bởi không gian địa lý. Thế nhưng, khi khoảng cách ấy dần được rút ngắn, tận mắt chiêm ngưỡng quả thật một sự lôi cuốn kỳ lạ. Du khách sẽ phải trầm trồ với vẻ đẹp kỳ diệu toát lên từ miệng hang với vòm hang rộng được sóng biển mài giũa qua từng năm tháng.

Phiên chợ bán những sản vật độc đáo ở miền núi Đakrông

Chợ chủ yếu bán các sản vật do người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trồng hoặc hái lượm ở rừng. Đến chợ, tuyệt nhiên người bán không nói thách và người mua không trả giá. Phiên chợ này nằm trong khuôn khổ lễ hội Văn hóa - thể thao, du lịch các dân tộc huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) lần thứ 2 năm 2019 (diễn ra từ 18-19.5.2019)

Đọt cây mây rừng, một sản vật của núi rừng Đakrông được nhiều du khách chọn mua tại phiên chợ vùng cao. Ảnh: Hưng Thơ.

Khỉ làm rối du lịch sinh thái Cần Giờ

Lâu lắm chúng tôi mới trở lại Cần Giờ. Đường đi rộng hơn, thênh thang hơn, đẹp hơn. Hút hồn nhất là dòng sông nước mặn trải dài mênh mang nắng giữa hai bờ đước chắc khoẻ xanh rì. Hành trình trước tiên của chuyến đi thực tế, tất nhiên là ghé thăm bọn khỉ. 

Khỉ thân thiện với người 

Bao nhiêu năm rồi, bọn khỉ vẫn vậy. Vẫn an yên sống giữa ngàn đước êm đềm mênh mang nước mặn. Con cháu chúng bạt ngàn trên những ngàn cây nội cỏ. Chúng đu lúc lỉu trên ngọn cây cao vời vợi, mắt trong veo xanh lè. Hỏi bầy đàn trên đảo bao nhiêu con. Anh Hùng, nhân viên của đảo bảo, ước hơn ngàn con. Ừ, ngàn con.

Lễ hội cầu an của người Ba Na

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Ba Na (nhánh Rơ Ngao). Đây là một trong những lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng đồng làng, nhằm cầu mong cho dân làng ấm no, hạnh phúc...

Lễ hội cầu an, theo tiếng Ba Na (nhánh Rơ Ngao) gọi là Puh hơ drĭ. Ở đây từ “puh” nghĩa là “xua đuổi”, “hơ drĭ” mang ý nghĩa là “mọi tà ma”, “dịch bệnh”, “sự dơ bẩn”, “cầu mong bình an"… Puh hơ drĭ là xua đuổi mọi tà ma, dịch bệnh, điều xấu ra khỏi dân làng để cầu mong cho dân làng quanh năm được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc, đoàn kết một lòng…

Ông A Thút (62 tuổi) - Nghệ nhân ưu tú, Đội trưởng đội nghệ thuật cồng chiêng làng Đăk Wơk (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) cho biết: Lễ hội cầu an được tổ chức sau khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy. Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Yàng những lễ vật hiến sinh cho phù hợp, có thể là con trâu hay con bò, heo, dê, gà.

Trước khi tổ chức Lễ hội cầu an, dân làng tiến hành phát dọn đường đi sạch sẽ, sửa sang nhà rông, bến nước, dọn vệ sinh sạch sẽ trong thôn làng, đóng góp của cải vật chất để sắm vật hiến sinh cúng Yàng, chế tác các đạo cụ như mặt nạ người và trang phục con thú dữ, hình nộm của con chim phượng hoàng…

20 thg 5, 2019

Tre xanh xanh tự bao giờ

Tôi đến Làng tre Phú An 2 lần, cách nhau đúng 10 năm. Lần thứ nhất vào tháng 8/2008, khi khu du lịch sinh thái làng tre Phú An mới chính thức mở cửa và phục vụ du khách được 4 tháng. Lần thứ hai vào ngày cuối cùng của năm 2018.

Lý do thôi thúc tôi đến Làng tre Phú An lần đầu là bởi câu chuyện có phần như... cổ tích của người lập ra nó: Tiến sĩ Diệp thị Mỹ Hạnh. Đáng tiếc là cả 2 lần đến đây tôi đều không có dịp gặp người phụ nữ đáng kính này.



Vàng ươm, giòn rụm với bánh căn Đà Nẵng

Trong vô vàn các món ăn dân dã của miền Trung, bánh căn luôn là món ăn hấp dẫn đủ để "gây nghiện" cho người dân địa phương và cả những ai khi đến Đà Nẵng. Cũng là những chiếc bánh nhỏ được làm từ bột gạo, có hình tròn, song, so với bánh cùng loại ở Nha Trang và Đà Lạt thì bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. 

Bánh căn Đà Nẵng với màu vàng ươm và độ giòn đặc trưng. 

Ngày trước, ở Đà Nẵng, phải đến mùa lạnh, người ta mới bán bánh căn vì món ăn này khá nóng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhằm phục vụ nhu cầu của thực khách, đa phần các quán bánh căn ở Đà Nẵng bán quanh năm và thường bán vào chiều tối.

Thơm ngon món cá nục hấp

Mùa hè đến, cứ cuối tuần mẹ tôi lại gọi điện thoại vào lúc sáng sớm: “Về quê không con?”. Lần nào về quê, mẹ và tôi cũng mua vài ký cá nục mang về, để chế biến món cá nục hấp.

Quê tôi là một xã nằm sát biển, từ thành phố chỉ mất khoảng 20 phút xe máy là về đến. Mùa này là mùa cá nục, những chú cá nục bé thuôn thuôn to cỡ 2 ngón tay, hoặc cá nục bông với những đốm trắng ở vùng bụng to tròn tươi cong, lấp lánh ánh xanh được chất đầy trong giỏ đan, xếp hàng trên cảng chờ người đến mang đi khắp các chợ trong tỉnh. Là những người đầu tiên chọn mua những giỏ cá còn mặn nồng mùi biển thì không còn gì thích bằng.

Món cá nục hấp.