6 thg 3, 2019

Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi

Leo 80 bậc thang lên đỉnh ngọn đèn biển cao 36 m, du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của mũi Ba Làng An. 

Mũi Ba Làng An nằm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) được tạo thành bởi những vách đá trầm tích núi lửa hình cánh cung bên bờ biển. Phía dưới là những gò đá cao màu đen nhánh, nổi khi nước cạn và ngập khi thủy triều lên. 
Tên gọi Ba Làng An bắt nguồn từ tên ba ngôi làng gần mũi là Vân An, An Chuẩn, An Hải. Trong cuốn Nos richesses coloniales 1900-1905 (Sự giàu có thuộc địa của chúng ta), nơi đây được gọi là Batangan. Cách gọi này được lý giải là do đọc chệch âm Ba Làng An thành Batangan. Hiện cả hai tên đều được sử dụng. Ảnh: Tuấn Minh. 

Dê núi - đặc sản nhất định phải thử khi đến Ninh Bình

Ngoài tham quan khung cảnh kỳ vĩ của Tràng An hay Tam Cốc, bạn đừng quên thưởng thức đặc sản chỉ ăn tại Ninh Bình mới ngon. 

Thịt dê núi xuất hiện ở nhiều vùng miền Việt Nam, tuy nhiên Ninh Bình là nơi được nhiều thực khách đánh giá có món ăn chế biến từ dê ngon nhất. Dê núi ở đây từng lọt vào danh sách 50 món đặc sản Việt (được Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập năm 2012).

Những đàn dê được chăn thả bên sườn núi. Ảnh: Phong Vinh. 

Vị ngon đặc trưng của dê Ninh Bình là do cách chăn nuôi nơi đây. Người dân không nhốt dê trong chuồng trại như ở các vùng khác mà thả tự do trên núi. Con vật leo trèo trên vùng địa hình hiểm trở nên thịt săn chắc và ít mỡ.

Ngôi chùa 300 năm trên núi Bà Đen

Nằm ở lưng chừng ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam Bộ, ngôi chùa thu hút rất đông khách đến chiêm bái. 

Chùa Bà Đen là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở tỉnh Tây Ninh, nằm ở lưng chừng núi Bà Đen cao 986 m. Chùa đã tồn tại hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu nhỏ sau được xây dựng như ngày nay. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu. 

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Eileen, người Na Uy, cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tâm hồn tĩnh lặng khi bước vào ngôi đền ở Hưng Yên. 

Đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được hình thành ở nhiều nơi trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. Trong đó, hai điểm nổi tiếng nhất là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 

Điều đặc biệt của chùa Linh Sơn Đà Lạt

Không chỉ có kiến trúc và cảnh quan đẹp, chùa Linh Sơn ở Đà Lạt còn có lịch sử khá đặc biệt. Sự hình thành chùa gắn với một ý nguyện của bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại.

Nằm trên một ngọn đồi thấp bên đường Nguyễn Văn Trỗi, chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của thành phố Đà Lạt

Sự tích huyền bí ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam

Chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam - được xây bên một ngôi chùa cổ cùng tên, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh” huyền bí. 

Chùa Tam Chúc - ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam - được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Cattour.vn

Vừa cháo vừa bánh vừa canh

Tôi được bạn bè dắt đi ăn nhiều món ngon Quảng Trị, như bánh ướt Phương Lang, bánh lọc Mỹ Chánh, canh ám làng Lam, nhưng vẫn cứ thòm thèm món cháo bột Kẻ Diên.


Khi bàn về ẩm thực Việt Nam, GS. Tomita Kenje (Nhật Bản) có một nhận xét rất tinh tế, rằng: "Phong cách ăn của người Việt Nam đôi khi còn đậm tính dân tộc hơn cả ngôn ngữ".

Văn hóa ẩm thực là sự khởi nguồn của văn hóa loài người, vì con người muốn sống, trước hết phải ăn, và "phong cách ăn của người Việt Nam", trong đó có món cháo bánh canh, đúng như nhận xét của GS. Tomita Kenje.

Đồi Vọng Cảnh - thu trọn xứ Huế mộng mơ vào tầm mắt

Tọa lạc ở phía Nam TP. Huế, đồi Vọng Cảnh được xem như một công viên phục vụ các hoạt động đi dạo, thưởng ngoạn ngắm cảnh, nghỉ ngơi kết hợp các chuyến du lịch đường bộ và đường thủy dọc sông Hương cho người dân và du khách gần xa.

Nếu một lần đến ngắm và cảm nhận vẻ đẹp Huế mộng mơ ở đồi Vọng Cảnh, bạn chắc chắn sẽ in đậm mãi chẳng quên. Ảnh: PĐ. 

5 thg 3, 2019

Sản vật đậm chất quê ở Đất Mũi Cà Mau

Là tỉnh có diện tích phần đất nội đồng rộng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch hướng ra biển lớn, ấy vậy mà vùng đất Cà Mau từ xa xưa đã rất nổi tiếng với những loại “sản vật” đặc trưng. Những loại sản vật ấy được sinh ra từ chính thiên nhiên của miệt rừng U Minh hạ; từ chính những cánh đồng lúa, từ môi trường biển mặn dạt dào...

Cá lóc đồng nướng rơm nơi miệt vườn U Minh Hạ 

Ghềnh Bàng - viên ngọc hoang sơ giữa lòng Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Bãi đá Obama, khu du lịch Tiên Sa, Bãi Cát Vàng, đỉnh Bàn Cờ... luôn là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khai thác du lịch của các đơn vị lữ hành khi đưa khách tham quan Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn đó một "viên ngọc hoang sơ" chưa được khai thác đầy đủ tiềm năng du lịch, đó là ghềnh Bàng.

Một góc ghềnh Bàng nhìn từ trên cao. 

Hành trình đến với ghềnh Bàng thật sự không dễ dàng, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Bởi sau khi vượt quãng đường tầm 20km theo hướng từ trung tâm thành phố về đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà, du khách phải gửi xe máy và băng qua một con đường rừng dài 1km với nhiều dốc cao và cây cối um tùm. Nếu không chú ý kỹ đường đi hoặc chưa có kinh nghiệm đi rừng, sẽ rất dễ bị trượt ngã hoặc đi lạc trong cánh rừng này.