17 thg 12, 2018

Làng nghề đúc đồng Chú Tượng: Xưa và nay

“Ngày trước, ở làng Chú Tượng, lúc mọi người còn đang say giấc ngủ, thì những gia đình làm nghề đúc đồng phải thức giấc để đốt lò chuẩn bị cho một ngày làm nghề. Cả làng sống bằng nghề đúc đồng nên lúc nào cũng nhộn nhịp...”, cụ ông Đỗ Thị (84 tuổi), ở thôn Chú Tượng, xã Đức Hiệp (Mộ Đức) kể.

Vang danh một thuở 


Cụ Đỗ Thị có thâm niên 60 năm gắn bó với nghề đúc đồng, bắt đầu câu chuyện với chúng tôi từ tên gọi của làng. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây có tên gọi là Chú Tượng. “Chú” nghĩa là “thợ”, “tượng” là “đúc”, tức là làng thợ đúc. Ngày trước, ở làng Chú Tượng hầu như nhà nào cũng làm nghề đúc đồng, với hàng trăm hộ gia đình làm nghề.

Không ai nhớ chính xác làng nghề đúc đồng Chú Tượng có từ khi nào, chỉ biết rằng cứ cha truyền con nối, đến nay đã rất lâu đời. Thuở trước, đây là làng nghề đúc đồng nổi tiếng không chỉ ở Quảng Ngãi. Không đơn giản để trở thành một người thợ đúc đồng lành nghề, mà phải “thẩm thấu” cái hồn của nghề từ khi còn là tấm bé.

Cụ Đỗ Thị giới thiệu sản phẩm bằng đồng do chính tay cụ làm ra. Ảnh: P.Lý 

Chiếc nỏ trong đời sống người M’nông

Nỏ là một dụng cụ truyền thống của người M’nông có từ lâu đời, dùng để săn bắn các loài thú rừng và là vũ khí thô sơ dùng để chiến đấu bảo vệ mọi người dân trong bon thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

Ngày nay, nỏ là dụng cụ thi đấu của một môn thể thao truyền thống không thể thiếu trong các cuộc thi và lễ hội truyền thống của người M’nông. Đây cũng là vật để trưng bày giới thiệu về văn hóa, tộc người trong các bảo tàng. 

Ảnh minh họa 

Nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi ở đình làng Quảng Ngãi

Đình làng ở Quảng Ngãi hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình di dân, lập làng của người Việt ở Đàng Ngoài vào vùng đất mới từ khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Trải qua nhiều thế kỷ, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng mang dấu ấn văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, đắp nổi của người xưa.

Dấu xưa trên... gỗ


Đình làng có chức năng thờ Thần Hoàng làng, các bậc Tiền Hiền, Hậu Hiền và làm nơi sinh hoạt, hội họp, tổ chức các hoạt động lễ hội của cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn nhiều đình làng cổ, mang đậm giá trị nghệ thuật kiến trúc như: Đình An Định (Nghĩa Hành), đình Bình Chương (Bình Sơn), đình Liên Chiểu (Đức Phổ); đình An Hải, đình An Vĩnh (Lý Sơn)...

Đình làng An Hải (Lý Sơn). ẢNH: TL 

Cận cảnh cuộc sống ở ngôi làng chưa từng biết đến điện lưới

Thôn Sinh Tàn (xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) hiện chưa có điện lưới quốc gia nhưng cuộc sống của người dân nơi đây luôn ấm áp những nụ cười.

Xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ gồm 3 thôn: thôn Sinh Tàn, thôn Sinh Trên, thôn Sinh Dưới. 3 thôn có hơn 1.000 nhân khẩu, hiện chưa có điện sinh hoạt. Ảnh: thôn Sinh Tàn.

Dã Quỳ nhuộm vàng đất trời Tây Bắc

Những ngày này trên khắp các sườn đồi, núi của Tây Bắc, loài hoa dại Dã Quỳ đang nở rộ, nhuộm một màu vàng rực như xóa bớt đi cái lạnh của mùa Đông.

Hoa Dã Quỳ đang nở rộ trên khắp các triền đồi, núi của vùng cao Tây Bắc.

14 thg 12, 2018

Khám phá chùa Vạn Niên

Không tấp nập người khói hương mà khang trang sạch sẽ, chùa Vạn Niên giống như tên của nó mang dáng vẻ khiêm tốn và đã trường tồn cùng với Thăng Long lịch sử 1000 năm tuổi chùa tọa lạc tại đường Lạc Long Quân ở phía tây Hồ Tây- Hà Nội.

Chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ. Đời Lý năm Giáp Dần, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1014), Thạch Nhai tăng thống Tấu xin cho lập giới đàn ở đây để tập hợp tăng đồ thụ giới, được chiếu chuẩn y. Về sau có vị tăng ở Quảng Châu là Biện Tài đến tu trì, có sách đối lục lưu hành ở đời. Đáng lưu ý là nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp nhau trụ trì ở đây.

Những bức tường bằng gỗ lim với những họa tiết hoa văn tinh xảo ở cổng sau chùa Vạn Niên. 

Hoang sơ An Thới

Quần đảo An Thới (huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang) có vẻ đẹp hoang sơ với những bãi biển trong vắt và những rặng san hô đủ sắc màu đẹp nhất Việt Nam. 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng để du lịch Quần đảo An Thới. Từ trung tâm huyện đảo Phú Quốc, chúng tôi đi mất 2 giờ di chuyển bằng thuyền về hướng Đông Nam thì đến xã Hòn Thơm nơi được coi là trung tâm Quần đảo An Thới.

Quần đảo An Thới với cảnh thiên nhiên lãng mạn, trữ tình và thơ mộng, chúng tôi rong ruổi trên những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng và hòa vào cuộc sống của ngư dân trên đảo. Người dân ở đây hiền hòa, mến khách và sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản. Trên đảo rất khó để tìm nhà nghỉ hay khách sạn nhưng chúng tôi có thể dễ dàng đến xin lưu trú qua đêm tại nhà người dân.

Những rặng dừa cùng với nước biển xanh biếc tạo cho An Thới một vẻ đẹp làm say đắm du khách.

Hòn Sơn - điểm đến mới nổi trên vịnh Hà Tiên

Hòn Sơn là điểm du lịch hoang sơ với biển xanh, cát trắng cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Nằm trên vịnh Hà Tiên, giữa quần đảo Nam Du và đảo Hòn Tre thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, Hòn Sơn được nhiều du khách cho biết là một địa điểm du lịch lý tưởng cho các kì nghỉ dưỡng và chuyến đi du lịch

Chùa Kim Liên - bông sen vàng giữa lòng Hà Nội

Chùa Kim Liên là một trong 12 di tích đã được Bộ VHTT và DL công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia đợt đầu tiên ở Hà Nội năm 1962.

Cổng tam quan toát lên vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên, với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển

13 thg 12, 2018

Chùa Phước Kiển (chùa Lá Sen, Đồng Tháp)

Phước Kiển chỉ là một  ngôi chùa nhỏ ở miền quê, về mặt kiến trúc cũng như lịch sử không có gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên những năm gần đây ngôi chùa nhỏ này luôn nhộn nhịp khách du lịch viếng thăm, vì người ta phát hiện ra nơi đây có loài sen lá rất to, người lớn có thể đứng lên được. Và cũng do đó chùa có thêm tên mới: Chùa Lá Sen.


Cho đến trước năm 1992, đây vẫn chỉ là ngôi chùa bình dị, không mấy ai biết tới. Hòa thượng Thích Huệ Từ (trụ trì chùa Phước Kiển) kể lại: Năm 1992, sư phát hiện dưới ao xuất hiện loài sen lạ xen lẫn với đám bông súng. Thấy vậy, nhiều người hiếu kỳ đến xem. Họ không biết tên thật của loài sen này là gì nên nhìn vào hình dáng của lá mà gọi là sen vua, sen nia (lá to bằng cái nia)... Cái tên chùa Lá Sen cũng ra đời từ đó.