8 thg 12, 2018

Ngắm dinh thự cổ cực hoành tráng bên bờ sông Hương

Bên cạnh các công trình gắn với vương triều Nguyễn, Cố đô Huế còn một di sản kiến trúc đặc sắc khác. Đó là “Khu phố Tây” chạy dọc bờ Nam sông Hương nay là phố Lê Lợi, nơi tập trung nhiều dinh thự cổ tuổi đời trên dưới một thế kỷ.

Một trong những khu dinh thự cổ đẹp nhất của khu phố Tây ở Huế xưa là Tòa Công chánh, nay là trụ sở của Bảo tàng Văn hóa Huế (số 23-25 Lê Lợi)

Bản “tuyên ngôn độc lập” thời Nguyễn

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016. Đây là một kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của Huế, Việt Nam mà của cả nhân loại.

Bản “tuyên ngôn độc lập” của thời Nguyễn trong điện Thái Hòa. Ảnh: H.V.M 

Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế tài hoa của triều Nguyễn, bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến thời Khải Định (1916-1925).

6 thg 12, 2018

Mùa điên điển trổ bông

Mỗi năm cứ vào dạo thu, khi gió chướng non hiu hiu mặt nước, điên điển lại trổ lứa đầu mùa. Rồi cứ thế, sắc vàng của điên điển bắt đầu lan ra. Dịp này nếu về miền Tây, ngồi xuồng men theo con nước xuôi dòng, lòng sẽ không khỏi bồi hồi trước những bạt ngàn sắc vàng của bông điên điển.

Tô điểm cho cảnh sắc miền sông nước
Mùa điên điển rộ nở cũng là mùa con nước lên đòng, cá linh thi nhau bơi lội, trên khắp ngõ ngách ruộng đồng sắc vàng của điên điển đang tô điểm cho cảnh sắc nên thơ của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Có người ví hoa điên điển cứ như một dấu cảm thán, gieo vào lòng người những hoài nhớ về một vùng đất nên thơ. Riêng với tôi, sắc vàng của điên điển đằm thắm và nhu mì như phong thái của những người phụ nữ miền sông nước để những ai từng một lần ghé đến, lòng cứ bâng khuâng hoài nhớ trên từng bước chân.

Sắc vàng của điên điển đằm thắm và nhu mì như phong thái của phụ nữ miền sông nước. 

“Chợ ma” mùa nước nổi

Chợ cá Tha La (ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) từ lâu đã nổi tiếng với du khách gần xa. Chợ hoạt động quanh năm, sôi động và nhộn nhịp nhất là vào mùa nước nổi. Đây là khu chợ nhỏ, do người dân tự mở, hoạt động chủ yếu về đêm nên còn được người dân gọi vui là: “chợ ma”, “chợ âm phủ”... 

“Đom đóm” trong đêm
Mỗi khi mùa lũ về, chợ cá Tha La tấp nập, nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Chợ bắt đầu hoạt động khoảng 4 giờ và kéo dài đến 7-8 giờ sáng, các mặt hàng ở đây chủ yếu là các loại thủy sản, được ngư dân đánh bắt chủ yếu ở các vùng ngập nước như: Thới Sơn, Nhơn Hưng (Tịnh Biên). Ông Lê Văn Minh, 75 tuổi (ngụ ấp Cây Trâm, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) cho biết, chợ cá bắt đầu hoạt động từ khi nào không ai nhớ rõ. Trước đây, chợ nhóm họp trên cầu Tha La. Từ 2 giờ sáng đã bắt đầu hoạt động, không khí mua, bán ở chợ diễn ra sôi động, nhộn nhịp nhất từ lúc 4 giờ và kéo dài đến 6, 7 giờ sáng là chợ tan. Ngư dân sau 1 đêm giăng câu, thả lưới mang cá, tôm ra chợ bán. Đoạn đường khoảng 50m từ dưới chân cầu lúc nào cũng đông nghẹt người. “Trước đây, phía đầu cầu bên này chỉ có 2 trụ đèn đường. Do ánh sáng không đủ nên ngư dân và bạn hàng đến đây thường dùng đèn pin để rọi cá. Nhìn từ xa giống như đom đóm bay trong đêm. Nhà báo, phóng viên thấy vậy đến chụp ảnh, quay phim ngày càng nhiều. Cái tên “chợ ma” cũng từ đó mà ra, cái tên này nghe cũng thú vị và rất phù hợp với chợ này” - ông Minh cười. 

Các hoạt động diễn ra vào ban đêm nên bạn hàng phải dùng đèn pin để rọi 

Cà na – Món quà mùa lũ

Về miền Tây vào mùa nước nổi mà không thưởng thức có món ăn được làm từ cà na quả là thiếu sót. Loại trái dân dã vốn chỉ là món quà vặt ở vùng nông thôn ngày nào nay đã trở thành đặc sản ai cũng muốn được thưởng thức …


Ở vùng quê Hiệp Xương, thuộc cù lao Phú Tân, cà na nhiều đến nỗi… trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và đi vào thơ ca: “Hiệp Xương là xứ cà na”, hay “Hiệp Xương là xứ quê mùa – Đi thăm cháu nội một vùa cà na”. 

Săn chuột đồng mùa lũ

Hàng năm, cứ đến mùa nước nổi, khi các cánh đồng đã phủ một màu trắng xóa là thời điểm các hoạt động mưu sinh diễn ra hết sức sôi nổi và nhộn nhịp. Ngoài giăng lưới, đặt lờ, đặt lọp... người dân còn có thêm thu nhập từ nghề săn bắt chuột đồng.

Đủ cách bắt chuột
Những năm gần đây, nghề săn chuột đồng trong mùa nước nổi dần trở thành “nghề tay trái” của nhiều lao động, từ đó giúp tăng thêm thu nhập trong lúc rảnh rỗi. Nghề bắt chuột tuy có thể làm quanh năm nhưng sôi nổi nhất là vào mùa lũ.

Mùa nước nổi, các cánh đồng đều bị ngập nước, chuột không còn nơi để trú ẩn, thường dồn lên các gò cao để sinh sống. Do vậy, việc săn bắt rất dễ dàng với số lượng nhiều hơn.

Theo ông Ngô Văn Linh (ngụ xã An Phú, Tịnh Biên), có nhiều cách để bắt chuột, như: dùng chĩa đâm, nạng thun bắn những con đang ẩn nấp trên cây.

Hay phổ biến nhất là đào hang, đổ nước, xông khói bắt những con chuột đang ở trong hang ở các gò đất cao... Tuy nhiên, cách săn chuột độc đáo nhất là giậm cù. 

Chuột đồng trở thành một trong những đặc sản miền quê 

3 thg 12, 2018

Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Nguyễn Trung Trực không sinh trưởng ở Kiên Giang, ông vốn gốc ở Phù Cát, Bình Định, rồi sau đó sống ở Bến Lức, Long An, sau đó nữa là Đầm Dơi, Cà Mau. Thế nhưng tên tuổi của ông gắn liền với Kiên Giang bởi hai sự kiện lớn:
  • Trận đánh đồn Kiên Giang và chiếm giữ được 5 ngày liền, được Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong câu Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
  • Ông rút quân ra Phú Quốc, sau đó chịu nộp mạng để cứu nhân dân và nghĩa binh, để rồi bị Pháp xử tử tại Rạch Giá.
Vì vậy, người dân Kiên Giang yêu kính ông, tôn làm thần. Ở Kiên Giang hiện nay còn đến 9 ngôi đền thờ ông, trong đó ngôi đền thờ đầu tiên và lớn nhất hiện nằm tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Đền thờ Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Người miền Tây lên đỉnh núi Cấm săn loài ốc kỳ lạ 'tan' vào đá núi

Trên núi Cấm có loài ốc kỳ lạ, mùa mưa chúng từ lòng đất trồi lên, vào mùa nắng chúng như cơn gió, ‘tan’ vào đá núi. Bao đời nay, người dân sơn cước không rõ chúng là ốc gì nên gọi là ốc đá hay ốc núi. 

Ốc đá được tìm thấy dưới lớp lá khô. THANH DŨNG 

Thành cổ hơn 1.000 năm mang dấu ấn ba thời kỳ ở Bình Định

Thành Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử gắn với ba thời kỳ: Vương quốc Chămpa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn. Thành tọa lạc trên địa phận thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Thành được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1982.

Chùa Thiên Mụ - Bức tranh tuyệt đẹp xứ Huế

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích, thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa, chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Một góc chùa Thiên Mụ. Ảnh: PĐ.