22 thg 11, 2018

Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt

Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) còn được gọi là gốm Đạo, bởi những hoa văn tinh xảo trên các sản phẩm đều mang đậm giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.

Đây là một dòng gốm rất phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII và đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, theo giới chuyên môn đánh giá gốm Chu Đậu “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. 

Nghệ nhân Nguyễn Đức Tài đang say sưa sáng tác . 

Đường phố mang tên Việt ở Đà Nẵng trước năm 1955

Đỗ Hữu Vị được người Pháp cho in hình trên con tem phát hành khắp Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1955, Đà Nẵng chỉ có 45 đường phố được đặt tên, trong đó có đến 40 đường mang tên bằng tiếng Pháp và chỉ 5 đường mang tên Việt thuần túy gồm 2 địa danh là Đò Xu, Quảng Nam và 3 nhân danh là Đồng Khánh, Đỗ Hữu Vị, Gia Long.

Đường Đò Xu sau năm 1955 đổi thành đường Võ Tánh, sau năm 1975 đổi thành đường Núi Thành. Sở dĩ đặt tên này (Đò Xu) là do trên tuyến đường có bến đò Xu đưa khách từ mạn bắc (nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) sang mạn nam (nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sông Cẩm Lệ và ngược lại. Tương truyền, ngày đó người qua lại đò này chỉ trả tiền bằng tiền xu.

Sơn Chà hay Sơn Trà

Một chiếc xe đò chạy tuyến Sơn Chà - Đà Nẵng trước năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Về địa danh Sơn Trà đã có nhiều bàn luận với nhiều cứ liệu và luận giải khác nhau.

Bàn về địa danh này, tại trang 19 tập tài liệu “Văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà”, do Phòng Văn hóa và Thông tin quận lưu hành nội bộ năm 2008, cho rằng Sơn Chà bắt nguồn từ một dụng cụ bắt cá của ngư dân địa phương: “Từ thế kỷ XV về trước, Sơn Trà là hải đảo, bốn bề nước bao bọc, giống như cái chà của ngư dân làm, thả gần bờ dụ cá vào để bắt, nên dân địa phương thường gọi là Sơn Chà”. Tài liệu này cũng giải thích cả địa danh Sơn Trà: “Bởi núi có gần như hầu hết cây mọc thấp “tức trà” và cũng có nhiều rừng cây trà núi mọc um tùm rậm rạp, nên gọi là Sơn Trà”.

Rừng xã Hiếu - vẻ đẹp nguyên sơ mê đắm du khách

Xã Hiếu là một trong những xã của huyện Kon Plông dường như còn nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc hữu nguyên sinh của Đông Trường Sơn. Khi mùa mưa đi qua, trời hửng nắng, du khách nào có mặt nơi đây những ngày tháng 10 sẽ chìm đắm trong sắc màu xanh trong của chồi non, màu vàng ươm của những bông hoa hoang dại.

Đến bây giờ, dẫu rất nhiều lần về xã Hiếu, song mỗi lần về với nơi đây, trong tôi đều trào dâng những cảm xúc mới lạ, đắm say trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Bởi, cảnh núi rừng của vùng đất xã Hiếu đã tạo nên bức tranh tuyệt đẹp; nắng trời, sắc mây ở mỗi thời điểm trong ngày góp phần phối nên những gam màu mới, ngập tràn cảm xúc của núi non hùng vĩ, rừng cây hoang sơ, những con suối len lỏi chảy miên man giữa núi rừng.

Và, có lẽ ai đến với xã Hiếu cũng đều trào dâng cảm xúc như tôi.

Ruộng thiết đạc, nét văn hóa nông nghiệp làng Ba La xưa

Tự bao đời vùng đất phía đông TP. Quảng Ngãi có câu ca dao “Ba La chạy thẳng Cù Mông/ Chạy quanh chạy quất cũng đồng Ba La”. Cù Mông trong câu ca dao có thể là thành Cù Mông (Cẩm Thành), có thể là làng Chánh Mông (Chánh Lộ) lúc chưa phân chia thành nhiều phường như ngày nay. 

Điều này khẳng định khu vực phía đông và nam làng Ba La (xã Nghĩa Dõng) ruộng đất bạt ngàn. Lúc ấy, dân cư của làng tập trung đông đúc ở phía bắc dọc sông Trà, còn phía nam người ở thưa thớt.

Đời sống xưa dựa hẳn vào cây lúa, văn minh lúa nước của cư dân đồng bằng vùng Ba La rất phát triển. Ruộng giữ vai trò hàng đầu trong canh tác nông nghiệp, nhất là ruộng cấy được hai vụ. Nguồn thủy lợi khởi đầu từ sông Giăng (Nghĩa Hành) chảy qua Điền Trang, La Châu (Nghĩa Trung, Tư Nghĩa) rồi mới đổ về tưới cho đồng ruộng Ba La.


Cánh đồng Ba La, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hôm nay. ẢNH: BÙI THANH TRUNG 

Kiến trúc cổ còn lưu giữ tại những điểm đến tâm linh ở Cửa Lò

Không chỉ có biển xanh cát trắng nắng vàng, Cửa Lò còn có những điểm du lịch văn hóa, tâm linh với những câu chuyện lịch sử và những nét văn hóa, kiến trúc cổ đang được lưu giữ. 

Đền Vạn Lộc là nơi thờ tự Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi (năm 1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí và là người có công chiêu dân lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc. Ảnh: Thành Cường 

Nhịp sống bình dị giữa lòng hồ Hủa Na

Với diện tích trên 23 km2, hồ thủy điện Hủa Na (Quế Phong - Nghệ An) tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật thanh bình và ở đó cuộc sống con người trôi đi cũng thật giản dị. 

Hồ thủy điện Hủa Na bắt đầu hình thành từ quá trình tích nước của một nhà máy thủy điện trên thượng nguồn sông Chu từ năm 2012. Được biết, hiện tại hồ thủy điện rộng hơn 2.300 ha. Ảnh Hữu Vi 

21 thg 11, 2018

Ấn tượng Kon Jơ Ri

Trong hành trình khám phá vẻ đẹp trên dòng sông Đăk Bla, ngoài những trải nghiệm khi xuôi ngược dòng sông này trên thuyền độc mộc của người Ba Na, du khách còn được cảm nhận nhiều ấn tượng khi thăm những ngôi làng của đồng bào dân tộc thiểu số còn đậm nét xưa; cùng thưởng thức rượu cần, điệu múa xoang truyền thống, nghe những âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã... Trong đó, ngôi làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa) nằm bên cầu treo Kon Klor - cây cầu treo đẹp và dài nhất Tây Nguyên, là điểm đến ấn tượng với du khách...

Yên bình Kon Jơ Ri


Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở lại làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum).

Nằm nép mình bên dòng sông Đăk Bla, từ lâu Kon Jơ Ri đã thu hút du khách thập phương bởi vẻ đẹp của cảnh vật, thiên nhiên và con người nơi đây. Đến với Kon Jơ Ri, du khách được đắm mình trong sự yên bình của cảnh vật thiên nhiên mà quên đi những xô bồ của cuộc sống thường ngày, được tham gia trải nghiệm cuộc sống của người Ba Na với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, cùng lối sống hiền hậu và hiếu khách của người dân nơi đây.

Những hiện vật cổ độc nhất vô nhị

Ở Quảng Ngãi, người xưa đã để lại những di sản văn hóa đặc sắc mà không nơi nào có được. Tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, trong số rất nhiều hiện vật có giá trị được lưu giữ và trưng bày, có hai hiện vật mang tầm giá trị nghệ thuật tiêu biểu, xứng đáng là bảo vật quốc gia, đó là bộ sưu tập bình gốm Long Thạnh và tượng tu sĩ Chămpa.

Di sản của người Sa Huỳnh cổ 


Bộ sưu tập bình gốm hình lọ hoa Long Thạnh gồm có 18 hiện vật. Đây là di sản văn hóa của người Sa Huỳnh cổ, được tìm thấy trong cuộc khai quật di tích khảo cổ Long Thạnh thuộc xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) do Viện Khảo cổ học thực hiện năm 1978 và trong cuộc đào thám sát năm 1994 của cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những bình gốm hình lọ hoa này có niên đại cách nay khoảng trên dưới 3.000 năm.



Điểm khảo cổ học Suối Chình - Lý Sơn: Những khám phá mới

Địa điểm khảo cổ Suối Chình, thuộc xã An Hải, huyện Lý Sơn đã có hai cuộc khai quật vào năm 2000 và 2005 do Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hoá-Thông tin Quảng Ngãi thực hiện. Năm 2018, Bộ VH-TT&DL tiếp tục cấp phép thăm dò khảo cổ Suối Chình cho Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi thực hiện, nhằm thăm dò khai quật và bảo tồn địa điểm khảo cổ Suối Chình, gắn với Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Suối Chình là dòng suối nước ngọt bắt nguồn từ chân núi Thới Lới chảy ra biển. Xưa kia, suối có nước thường xuyên, có rất nhiều cá chình, nên dân gian gọi là suối Chình. Bên cạnh suối, ở về phía Đông là di chỉ cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Người Sa Huỳnh đã biết chọn phía nam chân núi Thới Lới và gần với nguồn suối nước ngọt để sinh sống, họ khai thác thủy sản dồi dào từ biển và nguồn rau, củ, quả từ núi.

Bản đồ các điểm thăm dò khảo cổ Suối Chình (Lý Sơn).