5 thg 10, 2018

Đặc sản cốm Tú Lệ (Yên Bái)

Là đặc sản của dân tộc Thái ở Tú Lệ, Văn Chấn, Yên Bái, cốm Tú Lệ được làm từ giống gạo nếp Tan Lả có hạt to tròn, hương vị thơm dẻo đặc trưng.

Nằm dưới chân đèo Khau Phạ, ngay trước khi đặt chân đến "Cổng trời", huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cánh đồng lúa nếp Tú Lệ chính là nơi trồng được là cây lúa "trời cho", dẻo thơm ngon nhất vùng Tây Bắc

Cây đa con nai trên bán đảo Sơn Trà

Nằm khuất sâu trong một cánh rừng trên bán đảo Sơn Trà, cây đa con nai là một trong những điểm đến khá thú vị với những du khách thích mạo hiểm khi lên bán đảo.

Thác Tuyền Tung- hòn ngọc thô giữa đại ngàn xanh thẳm

Thác Tuyền Tung nằm lọt thỏm giữa đại ngàn xanh thẳm. Ngọn thác liên tục đổ từng đợt nước trắng xóa, tinh khiết về xuôi như đang thách thức sự bào mòn của thời gian…

Mang vẻ đẹp hoang sơ như người con gái Cor cư ngụ ở vùng núi xã Bình An, huyện Bình Sơn, thác Tuyền Tung ngự trị trên đỉnh Hòn Nhọn vẫn giữ được nguyên trạng mặc cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Để chinh phục con thác này, đòi hỏi sự bền bỉ và ý chí để trải qua một hành trình đầy chông gai, thách thức.

Con đường lội suối, băng rừng hơn 2km đến thác Tuyền Tung được bao phủ bởi một màu xanh mướt của ruộng lúa rẫy và núi rừng bạt ngàn 

Thưởng ngoạn lân Vĩnh Hòa

Với những du khách thích khám phá kiến trúc cổ xưa, hoặc muốn tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa dân gian, nếu ra Lý Sơn du lịch mà không đến lân Vĩnh Hòa, ở thôn Đông, xã An Vĩnh (Lý Sơn) thì sẽ có nhiều nuối tiếc. Bởi lẽ, đây là nơi thờ nữ thần Thiên Y A Na cùng nhiều vị thần khác, thể hiện sự dung hợp các loại hình tín ngưỡng dân gian và có kiến trúc khá độc đáo.

Gian thờ trong lân Vĩnh Hòa. 

Về Tịnh Khê nhớ thưởng thức bánh xèo

Ở xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) không chỉ nổi tiếng với bãi biển thơ mộng, mà còn có cả những hàng quán bánh xèo thơm lừng, nóng hổi với hương vị đặc trưng khó cưỡng.

Một người bạn phương xa về thăm Quảng Ngãi bảo: "Nghe nói bánh xèo Tịnh Khê rất ngon, lần này về Quảng Ngãi nhất định phải thưởng thức". Vậy là, từ trung tâm TP.Quảng Ngãi, chúng tôi trên chiếc xe máy, chạy bon bon trên tuyến đường Mỹ Khê- Trà Khúc, đi khoảng 20 phút là tới chợ Tịnh Khê, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Ngay đầu cổng chợ đã ngửi thấy mùi bánh xèo thơm lừng, như dẫn lối vào những hàng quán.

Hai dãy quán có khoảng chục người đúc bánh xèo, mỗi người hơn chục chiếc khuôn đúc. Các cô, các chị nhuần nhuyễn đổ bột, bỏ vài cọng giá, con tôm, lát thịt heo vào khuôn bánh, đợi khoảng 2 phút cho bánh chín, rồi vớt ra. Cứ thế, họ làm liên tục các thao tác, phải rành nghề mới đúc bánh nhanh đến vậy.

Những chiếc bánh xèo nóng hổi, hấp dẫn khách thập phương khi có dịp ghé về Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). 

3 thg 10, 2018

Đền thờ và lăng mộ

1.
Ai đến Rạch Giá hay Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang) đều thấy ngay đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được người dân tôn kính, ngưỡng vọng. Không phải một mà nhiều nơi có đền thờ ông. Không phải nhà nước nào bỏ tiền ra để xây đền thờ hay lăng mộ của ông, cũng chẳng có chỉ thị hay nghị quyết nào yêu cầu như thế cả, mà là người dân tôn kính ông tự lập nên. Chính quyền Pháp lúc ấy coi ông là giặc, là kẻ thù và sẵn sàng đàn áp, bắt bớ những người tôn thờ ông; triều đình Huế thì yếu hèn, nhu nhược cũng không dám hó hé điều gì.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá

Chiếc khố - trang phục truyền thống của người M’nông

Khố là một trong những trang phục cổ xưa của nam giới các dân tộc Tây Nguyên nói chung và nam giới người M’nông nói riêng. Là một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để che chắn, bao bọc và bảo hộ bộ phận dưới của người đàn ông, quấn quanh thắt lưng, thả hai mành buông dài trước và sau.

Trang phục truyền thống của nam giới người M’nông 

Từ thời xa xưa, người M’nông đã biết chọn vỏ cây làm trang phục để che đậy, bảo hộ cơ thể, chống lại giá rét và đắp lên thân mình. Nguyên liệu làm trang phục từ những loại cây có sẵn trong rừng như cây bril, cây r’ban..., dùng vỏ để chế tác. Vỏ cây được bóc thành từng tấm, có kích thước tùy ý của từng cây, sau đó dùng đá cuội hoặc dùng bàn đập bằng gỗ, đập dập đem ngâm nước cho rã hết phần lõi, chỉ còn lại xơ mang phơi khô, sau đó tước thành sợi nhỏ đưa vào khung dệt.

Đậm đà canh cá lá giang

Mỗi lần về Sơn Tịnh thăm quê, tôi đều được mẹ nấu cho những món ăn mà mình thích. Dĩ nhiên, đó chỉ là đĩa rau lang luộc chấm mắm cơm, trái cà tím nướng dầm nước mắm hay bát canh cá nấu lá giang… Chỉ là những món ăn dân dã thôi mà đậm đà hương vị quê hương và ngọt ngon như yêu thương của mẹ…

Miền quê Sơn Tịnh của tôi cây lá giang mọc khá nhiều. Chỉ cần ra triền đồi, bìa rừng một lúc là đã có thể hái được một nồi canh. Tôi thích canh lá giang có lẽ vì ở quê lá giang dễ tìm, dễ nấu. Mà cũng bởi canh lá giang mẹ tôi nấu rất ngon…

Mẹ vẫn hay nói, canh lá giang nấu thịt bò thì ngon nhất. Nhưng mẹ con tôi lại thích lá giang nấu canh cá hơn. Nấu với cá cơm, cá nục, cá kình… cá nào cũng ngon, cũng dễ ăn. Mà canh lá giang nấu cá lại dân dã hơn, dễ mua, dễ nấu. Tuổi thơ khó nghèo tôi có biết đến thịt bò đâu. Sau này đi làm rồi, ăn nhiều món lạ, đắt tiền mà tôi vẫn cứ thích về quê ăn canh cá lá giang.

Nguyên liệu canh cá lá giang 

Mặn mòi vị biển trong cá nục hấp

Ai là người Quảng đã từng xa quê, chắc đều không “cầm” được lòng khi gặp những rế cá nục hấp được bày bán nơi “đất khách”. Đó là những con cá nục được đưa vào lò hấp ngay khi tàu đánh bắt vừa cập bến, nên dù được đưa đi muôn nơi, vẫn giữ được vẹn nguyên vị nồng nàn, mặn mòi của biển quê mình.

Cá nục hấp ăn kèm bánh tráng, rau muống hay cá nục kho, chiên, nấu canh là món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê nhà của người Quảng quê tôi. Thế nên, khi xa quê, nhiều người vẫn thường tìm đến các quán ăn xứ Quảng để thưởng thức món ăn giản dị, nhưng thơm ngon này, hoặc bình dân hơn, là tự ra chợ tìm mua những rế cá nục hấp xứ Quảng, để về nhà tự chế biến.

Sau khi hấp, cá nục được phơi nắng từ 5 - 6 giờ nên có thể bảo quản được lâu. 

Cẩm Thành, ai đã đặt tên?

Cẩm Thành là mỹ từ của thành cổ Quảng Ngãi, được xây dựng năm 1807, hoàn thành năm 1815, nơi đặt hành cung và bản doanh của bộ máy chính quyền hàng tỉnh lúc bấy giờ. Người xưa cho rằng địa cuộc nơi đây tụ hội khí thiêng, văn mạch của miền đất núi Ấn, sông Trà, nên Cẩm Thành trở thành địa danh văn hoá của Quảng Ngãi. Chính vì vậy, khi toà thành không còn nữa, mỹ từ Cẩm Thành vẫn tiếp tục tồn tại mang theo niềm tự hào của một vùng văn hoá địa linh, nhân kiệt.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, tháp nước tọa lạc ngay cạnh Viễn thông Quảng Ngãi trở thành nét xưa, chấm phá giữa nhịp sống hối hả ngày nay. Ảnh: TL