18 thg 6, 2018

Kỳ lân Chợ Lớn (bài 4): Nghĩa đường nhí

Lang thang nơi đầu đường xó chợ, không chốn nương thân là hoàn cảnh của hầu hết thành viên trong đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường.

Hai anh em Gia Phát (9 tuổi) và Gia Phúc (6 tuổi) luyện tập dưới chân cầu Chà Và (Q.8)

Trong giới lân sư rồng ở TP.HCM, Long Nhi Đường (P.13, Q.8) được xem là đoàn lân của những đứa trẻ. Ở đó, các thành viên có độ tuổi từ 6 - 17 cùng túm tụm bảo bọc nhau, ngày ngày miệt mài luyện các kỹ năng để hành nghề.

Kỳ lân Chợ Lớn (bài 3): Ông Địa tái thế

Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người.

Ông Địa Châu Minh Quang (hàng ngồi, thứ hai từ trái sang) cùng giới võ lâm Chợ Lớn. ẢNH: T.L

Các lò lân vùng Chợ Lớn khi trình diễn luôn có ông Địa song hành, đùa giỡn cùng lân, dẫn dắt lân phá trận, làm nhân vật kết nối giữa lân và khán giả... Ông Địa giữ một vai trò quan trọng, nhưng rất hiếm người chịu nhận vai.

Trong thế giới kỳ lân, ông Địa được ví như Bồ tát, thuần phục con lân từ một linh thú dữ tợn, trở nên hiền lành, gần gũi với con người. Lân - Địa song hành cùng các bài múa kinh điển như Lân hí Địa với mong ước đem lại đoàn viên, tài lộc và hạnh phúc.

Kỳ lân Chợ Lớn (bài 2): Lân phá trận

Màn kết của buổi diễn sẽ là 'trận pháp' mà đội lân phải hóa giải. Phá trận thành công mới nhận được quà thưởng, đồng thời lò lân ấy càng tăng uy tín trong nghề.

Bước nhảy của lân khi lên mai hoa thung. NGUYỄN ĐÌNH

Múa lân Chợ Lớn có hai dòng: hiện đại và truyền thống. Lân hiện đại nay nở rộ, có tiền là có thể mở đoàn, khi đi diễn thường tự bày “trận pháp” và tự hóa giải. Lân truyền thống, vẫn còn kỷ luật, khuôn phép riêng trong việc chọn vận động viên, bài múa, các chiêu thức tuyệt kỹ, đều là sự đào luyện công phu.

Kỳ lân Chợ Lớn (bài 1): Ngũ bang 'tranh hùng'

Thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu...

Lò lân Thanh Liên Đường năm 1961 với một đầu lân, một ông Địa. ẢNH: T.L

“Nơi nào có người Hoa là có múa lân”. Câu nói quen thuộc trong cộng đồng người Hoa cùng loại hình nghệ thuật múa lân hẳn không xa lạ trong đời sống văn hóa Việt. Nhưng thế giới kỳ lân thực vẫn tồn tại nhiều bí ẩn với những luật lệ, huyền thoại, cùng những bài diễn vang danh khắp năm châu. Khám phá nghệ thuật múa lân của cộng đồng người Hoa Chợ Lớn (TP.HCM) là câu chuyện thú vị mà Thanh Niên chia sẻ đến độc giả…

Đội lân tóc dài U.90 độc nhất vô nhị ở miền Tây

Trong trang phục áo bà ba đen, nón tai bèo, các cụ bà tay cầm đầu lân, chân nhún nhảy theo từng nhịp trống không khác gì đội lân chuyên nghiệp. 

Đội lân nữ U90 được xem là độc nhất vô nhị ở tỉnh Bến Tre. Bảo Ngân 

Đây là đội lân nữ có tuổi đời cao nhất và cũng là duy nhất ở ấp Hòa Thạnh, xã Lương Hoà, H.Giồng Trôm, Bến Tre. Đội được thành lập tận những năm 1954 từ các nữ du kích ấp. Các chị em đa phần là lính “dưới trướng” của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Lực lượng tham gia đội lân chính vẫn là các chị em tham gia kháng chiến, trong đó có nhiều mẹ Việt Nam Anh hùng, vợ liệt sĩ, thương binh. Tuy nhiên, sau nhiều năm, đội lân giải tán và đã được tái lập vào năm 1981... 

Cây cầu bàn tay khổng lồ ở Đà Nẵng

Thoạt nhìn, cây cầu vàng với bàn tay khổng lồ nằm giữa mây trời như một điểm du lịch ở nước ngoài.

Trong mấy ngày qua, rất nhiều bạn trẻ đã đến đây và “check in” lưu giữ những bức ảnh cho riêng mình và bạn bè- Ảnh: Lê Huy Tuấn

Giá trị văn hóa của người S’Tiêng mãi lưu truyền

Hàng bao đời nay, đồng bào S’Tiêng sinh sống ở phía Nam dãy Trường Sơn đã gắn với những bản sắc văn hoá đậm đà trong đời sống vật chất - tinh thần. Cộng đồng S’Tiêng luôn trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình và truyền lại cho con cháu qua nhiều thế hệ bằng ngôn ngữ, chữ viết và cả những lễ hội dân gian.

Ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước là nơi tập trung người S’Tiêng đông nhất với gần 100.000 người, chiếm 95% tổng số người S’Tiêng trên cả nước. Cũng như các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mỗi buôn làng người S’Tiêng đều có một già làng đứng đầu quản lý - là người giàu kinh nghiệm sống, am hiểu về tập tục, lối sống, có uy tín với dân làng.

Người S’Tiêng gắn kết nhau chặt chẽ với nhau bằng những đặc tính của dân tộc mình qua đời sống hàng ngày, mối quan hệ ứng xử trong gia đình, xã hội… Họ có chữ viết và ngôn ngữ nên sự lưu giữ, kế thừa là khá dễ dàng bên cạnh một hệ thống các giá trị văn hóa từ sự giáo dục của gia đình, dòng tộc và xã hội. Trong gia đình, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, được giáo dục, định hướng ngay từ nhỏ để có nhận thức nguồn cội, biết yêu quê hương, đất nước. Điều này phản ánh rõ nét qua các làn điệu dân ca, luôn chất chứa những tình cảm trong từng lời ăn tiếng nói.

Triển lãm chuyên đề “Văn hóa dân tộc S’Tiêng” phản ánh sự đa dạng, phong phú và giàu bản sắc trong văn hóa của cộng đồng dân tộc S’Tiêng.

Độc đáo rừng lá phong và ngôi nhà 132 mái ở Đà Lạt

Sau nhiều năm âm thầm chuẩn bị, Công ty TNHH Vĩnh Xuân (Đà Lạt) chính thức 'trình làng' khu rừng cây lá phong và ngôi nhà 132 mái độc đáo.

Chưa đến mùa thu nên rừng cây lá phong chỉ toàn một màu xanh của lá. Ảnh: Gia Bình 

Nằm ở cuối đường Đặng Thái Thân (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), khu du lịch (KDL) Lá Phong Đà Lạt được xây dựng trên diện tích rộng hơn 4,8 ha. Nơi đây gây ấn tượng với người xem bằng những mảng xanh mướt mắt cùng những công trình kiến trúc độc đáo.

16 thg 6, 2018

Những 'ninja' săn sá sùng ở Vân Đồn

Ở xã đảo Minh Châu, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, mỗi ngày có hàng trăm chị em phụ nữ vác mai đi săn sá sùng. Loại đặc sản quý hiếm này đã nuôi sống biết bao gia đình ở nơi được mệnh danh là "đảo ngọc" này.

Từ sáng sớm, phụ nữ Minh Châu tập trung về các khu vực bãi triều quanh đảo bắt đầu một ngày săn sá sùng - Ảnh: HÀ THANH

Mặt trời bắt đầu nhô lên khỏi mặt biển, từng tốp chị em phụ nữ ở xã đảo Minh Châu rủ nhau vác mai đi săn sá sùng.

Tứ quái Đà Lạt

Có nhiều du khách khi đến Đà Lạt thường hỏi tôi rằng " Khí hậu nơi đây thất thường khi một ngày có đến bốn mùa, sáng xuân, trưa hạ, chiều thu, tối đông. Khí hậu thất thường như thế liệu tính cách con người Đà Lạt có thất thường không ?" Tôi bối rối nhưng chợt nhớ rằng, đúng là Đà Lạt có những con người thất thường, nhưng chính cái thất thường ấy đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà không nơi nào có được.

Khi nghệ thuật thăng hoa cần một chút khác người, một chút điên, vì chỉ khi ấy họ mới làm nên những tác phẩm mà người thường khó thể hình dung.

Nếu nói về tứ quái Đà Lạt, người đầu tiên tôi muốn nói đến đó chính là Phước khùng MPK. Không ồn ào và hào nhoáng, nhiếp ảnh gia MPK (Phước Khùng) vẫn ngày ngày lặng lẽ rong ruổi khắp phố phường để “săn” những khoảnh khắc của Đà Lạt qua ống kính điêu luyện của mình.

Phước Khùng MPK hàng ngày rong ruỗi trên những con đường để săn tìm cái đẹp Đà Lạt. Ảnh Thụy Trương Ngọc