13 thg 5, 2016

Đọt khổ qua rừng

Canh khổ qua rừng

Từ đầu mùa mưa đến giờ, cứ vào mỗi sáng sớm ở chợ cũ Long Khánh xuất hiện hình ảnh khu chợ đọt khổ qua rừng với khoảng mười mấy người dân ở vùng ven thị xã hái đem ra bán. Trong khi mỗi bó rau muống chỉ khoảng 2.000 đồng thì một mớ đọt khổ qua rừng đã là 5.000 đồng (tính ra 1kg đến 15.000 đồng). Thế mà khoảng 9 giờ sáng là chợ đọt khổ qua rừng sạch cả hàng. Một số bà nội trợ ở Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ thương chồng con ăn uống không ngon miệng trong mùa hè nóng nực này đã cố đi chợ sớm để mua cho được một mớ đọt khổ qua rừng về nấu canh với tép hoặc tôm khô. Người ăn chưa quen, húp miếng canh nghe đắng nghét, nhưng kẻ đã ghiền món đọt khổ qua rừng thì mê cái vị đắng mà có cái hậu ngọt lừ. Chừng hai năm nay, nhiều quán ăn, nhà hàng đặc sản ở TX. Long Khánh ngày nào cũng có món canh đọt khổ qua rừng. Có quán còn đưa vào thực đơn một cách trang trọng món lẩu cá (cá chép, mè, diêu hồng...), tôm nấu khổ qua rừng. Nhiều cán bộ tỉnh về thị xã công tác, thế nào trong bữa ăn cũng được chiêu đãi món đặc sản hiếm nơi khác có này. Quán Cây Dừa ở Biên Hòa cũng đi tiên phong trong việc đưa món canh đọt khổ qua rừng vào thay đổi khẩu vị cho khách. Trung tá Trần Mạnh, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Mỹ, vốn là một thổ địa ở vùng rừng núi Xuân Lộc - Long Khánh - Cẩm Mỹ nói: "Chừng vài năm nay, đọt khổ qua rừng ở vùng này bỗng "lên ngôi" trong hàng rau sạch. Có lẽ do nhiều người suy diễn từ câu nói "thuốc đắng dã tật" nên truyền nhau là đọt khổ qua rừng ăn nên thuốc và khuếch đại nó lên là ăn khổ qua rừng trị được bệnh tiểu đường, huyết áp cao, xơ gan... nên xúm nhau ăn, đẩy giá lên cao. Trước đây, khi mới về lập huyện, tôi không nhìn thấy bóng dáng khổ qua rừng đâu cả, nhưng bây giờ thì ở Cẩm Mỹ này lềnh khênh, người ta còn đem về trồng thành luống dài ở ấp Nhân Nghĩa, xã Long Giáo. Khổ qua rừng này dễ sống lắm, đất khô cằn gì nó cũng đứng được. Đến mùa mưa thì đâm đọt xum xuê. Chừng một chục năm trước chỉ có vài bà con, hầu hết là người dân tộc Châu Ro bứt đọt khổ qua rừng ở xã ven Bảo Vinh đem ra chợ cũ Long Khánh bán. Nay có người rải hột trồng, tưới nước nên mùa khô cũng có đọt khổ qua rừng để cung cấp cho mấy nhà hàng, quán ăn có món này bán quanh năm".

Tàng ong ruồi rừng Sác

Từ lâu, ở những xã thuộc vùng ngập mặn của Đồng Nai như Phước An, Long Thọ, Phước Khánh, Đại Phước, Phú Đông... nổi tiếng với các loại cá, tôm, sò đặc sản. Thế nhưng ít ai ngờ trên vùng rừng đước bạt ngàn này còn có một đặc sản vô cùng hấp dẫn, đó là nhộng ong và mật ong rừng. Dân đi ăn ong ở vùng rừng Sác đều là nghiệp dư, còn nghề tay mặt của họ là đánh cá, bắt còng, ba khía, cua, ốc ... Nhưng kinh nghiệm "ăn ong rừng" của họ rất phong phú.

Tàng ong ruồi lấy từ rừng đước Nhơn Trạch.

Khám phá ngôi đền thờ 549 tuổi ở Nghệ An

Đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc) là ngôi đền cổ kính với lịch sử 549 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngôi đền vẫn giữ được nét uy nghi, tráng lệ với lối kiến trúc cổ kính đầy độc đáo.

Đền thờ Nguyễn Xí được vua Lê Thánh Tông cho xây dựng từ năm 1467 trên một khu đất cao nằm tách riêng với khu dân cư. Cổng Tam Quan của đền đồ sộ có hai cột đèn ngũ sắc to được chạm rồng phượng hoa văn rất tinh xảo. Đền được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ năm 1990 

Khám phá nhà cổ 300 năm tuổi ở Nghệ An

Nằm kề đê Tả Lam có những con xóm nhỏ của Hưng Lợi (Hưng Nguyên) như tách mình ra khỏi phố thị ồn ào náo nhiệt để giữ lại cho mình những dáng nét làng mạc quê kiểng từ xa xưa truyền lại. Những ngôi nhà cổ nép mình sau lũy tre là chốn đi về của biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Vùng ven đê Hưng Lợi có 2 xứ làng là Giang Thủy và Cự Thôn còn lưu giữ nhiều nét mộc mạc thôn quê. Dù trải qua bao thăng trầm và biến động thời gian cảnh sắc, nếp sinh hoạt nơi đây vẫn còn mang đậm bản sắc văn hóa được bảo tồn từ thời cha ông. Xứ Giang Thủy nay là địa phận của xóm 6, 7 còn vùng Cự Thôn nay là xóm 1, 2, 3 

12 thg 5, 2016

Tìm ăn nhái rán ở độ cao 2000m

Lần này tôi có dịp lên Háng Đồng, một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, là một trong những nóc nhà của tỉnh Sơn La với độ cao trên 2.000m để trải nghiệm về những món ăn nơi này. Mùa hạ mang đến món nhái rán trong những mâm cơm của người dân nơi đây. Tuy nhiên, để thưởng thức một bữa nhái rán không phải là điều đơn giản. 

Gắp một miếng giòn rụm từ thịt đến xương, béo ngậy, thơm phức với vị mằn mặn vừa miệng do được nêm gia vị rất khéo 

Muốn ăn thì lăn vào bếp 

Nhái không bán sẵn ở trong xã hay chợ dưới thị trấn. Muốn ăn bạn phải “đặt hàng” trước món này một ngày để chủ nhà đi bắt rồi chế biến vào ngày hôm sau. Anh Lò Văn Giới, người bản địa ở đây vui vẻ chấp nhận đề nghị của tôi và thậm chí còn dẫn tôi đi bắt nhái cùng anh. Bình thường, người ta thường soi nhái vào buổi tối, thời điểm đám nhái cơm, nhái bén lò mò ra khỏi hang để tìm mồi. 

Con đường hoa mười giờ rực rỡ dài 3 km ở Nam Định

Những con đường bê tông trở nên lãng mạn với các luống hoa đủ sắc màu bên ruộng lúa xanh mướt.

Những ngày đầu hè, có dịp tới thăm xóm 5 (xã Hải Quang, Hải Hậu, Nam Định), bạn sẽ thấy thích thú với con đường bê tông trồng hoa hai bên. 

Kỳ bí đôi rồng đá mất đầu ở di sản thành nhà Hồ

Đã trải qua bao nhiêu thế hệ, song đến nay người dân Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) vẫn chưa thể lý giải được vì sao hai con rồng đá trong thành nhà Hồ lại mất đầu. Xung quanh đôi rồng đá này có rất nhiều câu chuyện huyền bí mà đến nay vẫn chưa có lời giải “ai chặt đầu đôi rồng đá”?.

‘Trảm’ đầu rồng vì làm cháy nhà?

Từ cổng phía Nam, đi sang cổng phía Bắc của thành nhà Hồ, chúng tôi rất dễ dàng nhận ra đôi rồng bằng đá nằm song song ở hai bên đường ngay trung tâm của tòa Thành. Khi hỏi về đôi rồng đá có từ bao giờ, mất đầu từ khi nào thì người dân địa phương chẳng ai biết. Kể cả người già nhất làng như ông Trịnh Văn Hiềng (95 tuổi), làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến cũng chỉ biết và được nghe những câu chuyện truyền miệng của ông cha để lại. 

Những chuyện ít biết quanh di sản thế giới thành nhà Hồ

Công trình thành nhà Hồ đã tồn tại hơn 600 năm nay, tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Năm 2011, thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, những câu chuyện kỳ bí quanh tòa Thành thì đến nay vẫn ít ai biết đến, những câu chuyện đó vẫn còn là bí ẩn với các nhà khoa học.

Xây thành trong 3 tháng

Từ trung tâm TP Thanh Hóa ngược phía Tây lên vùng đất Vĩnh Lộc chừng 70km, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một tòa Thành uy nghi được xây dựng bằng những khối đá to lớn cách đây hơn 600 năm trước.

Theo sử sách, mùa xuân, tháng Giêng 1397 Hồ Quý Ly sai thượng thư bộ Lại kiêm Thái Sử Lệnh Đỗ Tỉnh về xem xét đo đạc động An Tôn (thành nhà Hồ ngày nay) để đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, mở đường phố, dựng đàn Xã Tắc có ý muốn dời kinh đô về đó. 

Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới

Xem cây đa trăm tuổi trổ hoa ở Nghệ An

Những ai đã từng đặt chân đến bản Khe Rạn (xã Bồng Khê, huyện Con Cuông) sẽ không khỏi trầm trồ, thú vị trước cây đa to lớn gần như ôm trọn một góc bản. Một ngạc nhiên không kém, là vào tháng 5 đến tháng 7 hằng năm, cây lại ra hoa, kết trái mang lại cảnh tượng đẹp đến nao lòng.

Theo lời kể của ông Vi Công Chương, Bí thư Chi bộ Bản Khe Rạn thì từ ngày đầu lập làng, khi hộ dân đầu tiên khai hoang mở ấp ở đây thì cây đa đã đứng sừng sững nơi đây rồi. Kích thước của cây lúc đó đã to lớn không kém bây giờ. 

Bản nhạc mưa...

Thành phố ướt mưa. Cơn mưa rào đầu hạ, nên mọi thứ có vẻ mới mẻ, lạ lẫm. Tháng Năm đến rất nhanh, ồn ào bồng bột nhưng cũng dịu mềm biết mấy. Trong nắng đã cảm thấy hơi oi nồng, khiến người ta nghĩ tới những đợt gió Lào…

Mưa rào đầu hạ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Duy Hưng 

Nhưng trong những ngày đầu tháng Năm, thời tiết vẫn còn dịu dàng lắm. Và khi cơn mưa rào đầu tiên trút xuống thành phố, người ta thấy thích thú như thể một điều gì mới mẻ đang đến, như được tưới tắm trong làn không khí thanh khiết. Trong vườn hoa tam giác, đoạn đường Quang Trung, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, mưa dạt theo chiều gió, khiến những bụi cây nghiêng ngả, cỏ thì long lanh hẳn bởi nước mưa đọng trên cái màu xanh biếc.