30 thg 12, 2014

Khách nhà dài

Đến Tp. Buôn Mê Thuột du khách được thưởng thức một loại hình du lịch mới lạ của dân tộc Ê Đê ở buôn Kô Sia (phường Tân Lập) là thăm nhà dài và thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc được người dân nơi đây bảo tồn qua hàng nghìn năm.

Trước đây buôn Kô Sia là một buôn nhỏ của người Ê Đê với những nếp nhà dài êm đềm và là một trong bốn buôn cổ hình thành nên Tp. Buôn Mê Thuột ngày nay. Khi thành phố được mở rộng, buôn Kô Sia nay thuộc phường Tân Lập đã bị đô thị hóa và mất dần những nét văn hóa của người Ê Đê. Trước thực trạng đó, cách đây hơn 10 năm, già làng Ma Len tập hợp những người cao tuổi trong buôn lập nên đội cồng chiêng buôn Kô Sia nhằm truyền lại cho thế hệ trẻ ở buôn cách thức đánh cồng chiêng - nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên.

Nhớ lại thời kỳ đó, già làng Ma Len cho biết: “Người Ê Đê ở Buôn Kô Sia chúng tôi thèm nghe tiếng cồng chiêng như con suối thèm nước vào mùa Tây Nguyên khô khát. Từ khi chúng tôi mở lớp truyền dạy cồng chiêng cho giới trẻ, tiếng chiêng được vang lên mỗi tối ở nhà dài át đi tiếng loa đài ngoài phố lũ, làng như được giải cơn khát âm thanh của đại ngàn”.

Cây nêu trừ tà và mang những điều may mắn cho du khách đến thăm nhà dài Ê Đê.

Quýt Bắc Sơn, món quà quý xứ Lạng

Quýt trồng trên các thung lũng, sườn đồi của huyện Bắc Sơn từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng.

Du lịch lên Lạng Sơn vào mùa đông, ngoài việc ngắm cảnh, chiêm ngưỡng hiện tượng băng tuyết kỳ thú trên đỉnh Mẫu Sơn, nhâm nhi nhiều đặc sản riêng có như vịt, lợn quay, phở chua, bánh ngải…, bạn cũng sẽ được thưởng thức những trái quýt vàng ươm, mọng nước.

Quýt vàng Bắc Sơn được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông ở đây. Mùa quýt chín vào khoảng cuối tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau, cũng là thời điểm giáp Tết Âm lịch. Sản phẩm quýt Bắc Sơn chủ yếu bán cho các thương lái đi tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh, các vùng lân cận và chợ. 

Quýt Bắc Sơn mọc nhiều ở các xã Nhất Hòa, Nhất Tiến. Ảnh: Hải.DCH. 

Nơi lưu giữ quá khứ vàng son của người Chăm

Là nơi lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, bảo tàng điêu khắc Chăm là điểm du lịch được nhiều người ghé thăm khi tới Đà Nẵng.

Nằm ngay trung tâm thành phố, bảo tàng điêu khắc Chăm nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Pháp và Chăm. Ngay ở sân trước, ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách. 

29 thg 12, 2014

Săn mật giữa rừng Pù Huống

Trong chuyến công tác về huyện miền núi Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), tôi đã may mắn được theo chân nhóm thợ săn ong người bản địa. Rong ruổi suốt ngày khắp các ngọn núi, cánh rừng ở Pù Huống đã đem lại những trải nghiệm thú vị không thể nào quên về nghề săn "tinh hoa đại ngàn"...


Chúng tôi về xã Châu Hoàn, huyện miền núi Quỳ Châu đúng vào dịp mùa săn ong mật đang rầm rộ. Qua sự kết nối của một vài người quen, tôi đã được "bám đuôi" nhóm thợ săn ong gồm có 5 người ở bản Nật Trên. Được biết, đây là nhóm thợ săn ong đã có thâm niên hàng chục năm trong nghề.

Du lịch trải nghiệm: Mối lợi từ sự… tình cờ

Ngày càng có nhiều lữ khách khi đi du lịch, thích tìm cho mình những trải nghiệm riêng mà các hình thức tổ chức đại chúng không sẵn có. Và chính họ tự thiết kế các hành trình du lịch cho riêng mình, hoặc cho nhóm, tận dụng chính những kỹ năng sống của người bản địa để tham gia cùng họ trong công việc mưu sinh thường ngày. Từ đó nảy sinh những hình thức làm du lịch theo kiểu tự phát, không phát triển rầm rộ, không đại trà, nhưng mỗi hành trình đều mang những sắc thái riêng, hấp dẫn người trong cuộc.

Lênh đênh đầm phá

Đến Phá Tam Giang, muốn tham quan hệ thống nò sáo – cách đánh bắt truyền thống của người thủy diện (người sống trên nước), không dễ để tìm được một tuyến du lịch có tổ chức hợp lý. Thế nên, những lữ khách yêu thích khám phá thường tự tìm những ngư dân thuê đò, theo họ ra vùng đầm phá mênh mang để tiếp cận với cuộc sống trên sóng nước.

Anh Tốn, ngư dân ở làng Ngư Mỹ Thạnh ngay Phá Tam Giang, một mối quen của giới du lịch trải nghiệm, mỗi khi cần hỗ trợ là anh sẵn sàng lên đường, nguyên do bởi: “Thường ngày tui cũng đi quăng chài kiếm tôm cá thôi, nhưng có mấy chú ni kêu đi chung là tui đi liền, vừa vui vì có thêm bạn mới, thu nhập cũng khá so với một ngày đi lưới dù tui chỉ xin tiền dầu, còn lại công sức thì anh em muốn gửi lại bao nhiêu tùy hỉ”.

Anh Ba – ngư dân ở bãi Khem, Phú Quốc trong chuyến săn nhum cùng những vị khách phương xa

"Thượng đế" coi thường "cơm vua"

Nhu cầu lớn từ du khách đã làm ẩm thực cung đình của xứ Huế "biến tướng" thành giá trị của nghệ thuật gọt tỉa hoa lá trang trí thức ăn, che phủ sự bình dân, hay thành sân khấu của áo mão đóng giả vua và hoàng hậu; sản phẩm "Phiên chợ quê” ở Hội An biến thành hoạt cảnh sân khấu hóa trong nhà hàng. Nhiều sản phẩm du lịch khác bị sao chép, hạ giá thành, giảm chất lượng, trở thành sự nhố nhăng làm du khách thất vọng.


"Cơm vua" cho "Thượng đế”

Khoảng năm 2007, lần đầu tiên được thưởng thức "cơm vua", tôi không khỏi choáng ngợp trước bầu không khí vương giả được tạo nên xung quanh bàn ngự thiện. Căn bếp của bà Tôn Nữ Thị Hà, một trong số rất ít nghệ nhân thành danh về ẩm thực Huế, tham gia phục dựng những món ăn cung đình, không ồn ào như cảnh nhà hàng đông khách.