9 thg 6, 2014

Chùa Nguyên Hòa tỉnh Vĩnh Phúc

Di tích chùa Nguyên Hòa tọa lạc tại thôn Phượng Lâu xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố Vĩnh Yên 15km.

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào nước ta từ rất sớm (từ trước Công Nguyên) nhưng đến đời nhà Lý (thế kỷ XI) mới phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo.

Chùa Nguyên Hòa thuộc loại di tích nghệ thuật. Chùa được xây dựng từ rất lâu và đỡ trở thành một nơi sinh hoạt tôn giáo rất linh thiêng, nổi tiếng cả một vùng Bạch Hạc. 

Chùa được xây dựng làm nơi thờ Phật – Đây là giáo đường của Phật giáo. Từ khi chùa Nguyên Hòa được xây dựng luôn có các tín đồ, tăng, ni, phật tử đến tu hành, hiện nay trên bàn thờ Tổ của chùa còn có tượng và ảnh của các vị trụ trì chùa như nhà sư: Thích Đàm Thành, Thích Đàm Định; Thích Đàm Thứ; Thích Đàm Duyên; Thích Đàm Tuất…Hiện nay trụ trì chùa là nhà sư Thích Đàm Thu. 


Tổ đình Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Tp.HCM

Tổ đình Giác Lâm còn có các tên là Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Tp.Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam

Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988. 

Chính điện Tổ đình Giác Lâm, Q.Tân Bình (Tp.Hồ Chí Minh)

Chùa do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.

Khám phá làng văn hóa Bhơ Hôồng

Men theo đường ĐT 604, đến xã Sông Kôn (H.Đông Giang, Quảng Nam) băng qua cây cầu dây văng rất dễ thương, là bạn đã đặt chân đến làng văn hóa Bhơ Hôồng, nơi có rất nhiều điều để khám phá...

Làng du lịch Bhơ Hôồng - Ảnh: Bảo Nguyên 

Làng văn hóa Bhơ Hôồng nằm bên dòng sông vô cùng thơ mộng, tách bạch với phố thị ồn ào. Nơi đây được xem là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nét đẹp truyền thống, những người dân C’tu ở Bhơ Hôồng sinh sống và gìn giữ nét văn hóa độc đáo của mình. Họ cởi mở đón tiếp khách thập phương đến với nơi này như với những người bạn thân thiết. Người C’tu cũng chứng tỏ mình biết làm du lịch khi mà hầu hết người dân ở Bhơ Hôồng đều tham gia quảng bá văn hóa của mình đến với du khách.

8 thg 6, 2014

Chùa Ba Vàng - điểm du lịch văn hóa, tâm linh

Chùa Ba Vàng nằm ở phía tây TP Uông Bí, Quảng Ninh, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát.

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. 

Chùa Ba Vàng có tên chữ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là ánh sáng quý).

An Bàng, bãi biển đẹp ít được biết đến ở Hội An

Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại hơn một km.

Buổi sớm ở miền Trung, mới chỉ 5h sáng, mặt trời đã bắt đầu hửng sáng nơi chân trời. Trời chưa nắng lên nhưng đã sáng tỏ, làn gió mát lộng thổi từ sông Thu Bồn. Đó cũng là khoảng thời gian thú vị để đạp xe theo con đường nhỏ rợp bóng dừa từ Hội An ra biển.

Chỉ cách Hội An khoảng vài km, những guồng xe đạp lăn bánh qua những cánh đồng mướt xanh, qua cây cầu nhỏ bắc ngang sông, đến biển. Thay vì đi thẳng ra biển Cửa Đại, bạn hãy rẽ trái, men theo con đường nhỏ ven biển, chạy thêm khoảng một km nữa để đến với An Bàng. 

Biển An Bàng chạy vòng khoảng 4 km với những triền cát mịn. Ảnh: Sandy. 

Kiệt tác 'có một không hai' ở Việt Nam từ đá

Gành Đá Đĩa là những khối đá hình lục giác, hình tròn giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau; đây là kiệt tác thiên nhiên ban tặng có một không hai ở Việt Nam. Cạnh đó là xóm nhà bình yên với nét độc đáo ít ai “để ý”: hàng rào đá, chuồng đá và mộ đá…

Trước khi đến được gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, Phú Yên) phải vượt qua dốc cao thôn 6, ôm cua cánh chỏ.

Hai bên đường là xóm nhà Gành Đá Đĩa bình yên với những ngôi nhà “tạo dáng” bằng đá.

Đá xếp chồng lên nhau làm hàng rào ngăn cách lối đi, làm móng sân, bật thềm. Có nhiều gia đình “tài sản chung” của họ là…đá!

Ngôi nhà bà Nguyễn Thị Hồng và ông Trần Văn Thanh nhô lên cao cạnh đường ở lưng chừng dốc thôn 6. Hai ngôi nhà này có “tài sản chung” là hàng rào đá.

Khám phá danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Thông báo kết luận sau chuyến khảo sát danh lam thắng cảnh Mũi Đôi - Hòn Đầu tại Bán đảo Hòn Gốm trên vịnh Vân Phong (thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất phương án dựng bia, cột mốc ghi rõ tên và ý nghĩa của danh thắng cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của Tổ quốc. Đồng thời, xây dựng kế hoạch giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng và giá trị của địa điểm du lịch hấp dẫn này, cũng như công tác quản lý, bảo vệ danh thắng cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu trong lĩnh vực về biển đảo… Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch xây dựng, tổ chức tour tham quan, dã ngoại phù hợp đối với danh lam thắng cảnh Mũi Đôi - Hòn Đầu.

Mũi Đôi – Hòn Đầu là điểm cực Đông trên đất liền, là 1 trong 4 điểm cực đất liền Việt Nam, gồm: Điểm cực Bắc (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang); điểm cực Nam (mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau); điểm cực Tây (A Pa Chải - Tá Miếu, xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) và điểm cực Đông ở Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

3 thg 6, 2014

Đường về Đông Giang

Từ gần một năm nay, trên bản đồ du lịch Quảng Nam của du khách và các doanh nghiệp lữ hành xuất hiện cái tên quen thuộc: Đông Giang! 

Mới và lạ

Xuất hiện chưa đầy 2 phút ngắn ngủi trong đoạn phim giới thiệu du lịch cộng đồng Việt Nam của tổ chức Liên hiệp quốc, 2 làng Bhơ Hôồng (Sông Kôn) và Đhrôồng (Tà Lu) đã nổi tiếng thế giới. Dù đưa vào hoạt động chưa lâu nhưng mô hình du lịch này bước đầu đã phát huy hiệu quả với việc đón hơn 500 lượt khách đến tham quan lưu trú, mang lại doanh thu cho làng gần 200 triệu đồng. Tuy vậy, du lịch Đông Giang không chỉ có Bhơ Hôồng và Đhrôồng mà còn sở hữu nhiều điểm đến độc đáo được du khách quan tâm như moong (nhà dài) của già làng Y Kông (xã Ba), một bảo tàng sống động lưu trữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu; là thác Adinh (P’Rao), thác Tơbhế (A Ting) hoang vu giữa rừng già với hơn chục thác nhỏ kéo dài nối tiếp nhau hàng trăm mét; đó còn là Hang Gợp (xã Ma Cooih), là lòng hồ thủy điện A Vương bốn mùa trong xanh…. Đặc biệt, không thể không nhắc đến rừng nguyên sinh Tây Tiên Bà Nà (xã Tư) nơi vẫn còn bảo lưu tốt không khí trong lành cùng thảm thực vật phong phú và nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm, được đánh giá có tiềm năng không hề thua kém khu du lịch Bà Nà Núi Chúa (Đà Nẵng) kề bên. 

Hồ thủy điện A Vương đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. 

Đến Hà Giang đi chợ phiên Lũng Phìn

Chợ phiên Lũng Phìn ở Hà Giang không chỉ là nơi trao đổi mua bán những sản vật vùng cao, mà còn là phiên chợ tình giao duyên của trai thanh gái tú.

Từ thị trấn Mèo Vạc đi thêm khoảng 15 km, trên trục lộ 4C thuộc cung đường đi Đồng Văn – Mèo Vạc – Yên Minh, vào các ngày Thân và ngày Dần, bạn sẽ bắt gặp chợ phiên Lũng Phìn tại xã Lũng Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Đây là ngày hội lớn của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trên miền Cao nguyên đá và là một trong những phiên chợ lùi độc đáo ở cực Bắc Việt Nam. Sở dĩ còn gọi là chợ lùi vì cứ đều đặn 6 ngày một phiên, tuần này họp ngày Dần thì tuần sau họp ngày Thân. Chợ phiên họp trong ngày, từ khoảng 4 - 5h sáng cho đến 3 - 4h chiều thì tan. 

Khắp nẻo đường quanh co lưng chừng núi, người dân tộc váy áo rực rỡ đổ về chợ phiên vui như đi trẩy hội. 

Đến thăm ruộng muối Diêm Điền của Thái Bình

Trong hành trình tới vùng biển Thái Bình, không ít du khách tìm đến làng nghề truyền thống Diêm Điền, nơi những hạt muối trắng mặn mòi của biển khơi ra đời.

Cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, thị trấn Diêm Điền thuộc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một trong 3 khu dự trữ sinh quyển lớn nhất của vùng châu thổ sông Hồng. Theo nghĩa Hán Việt, diêm là muối, điền là ruộng, nghĩa gốc của từ Diêm Điền có nghĩa là ruộng muối. Tên làng đã nói lên nghề của nhân dân nơi đây, đó là làm muối và đi biển.

Biển Diêm Điền với nồng độ mặn của nước biển đạt chuẩn để làm ra những hạt muối trắng. Làng nghề truyền thống làm muối biển ở đây đã có từ rất lâu đời. Nghề làm muối kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Đặc biệt vào tháng 4 và tháng 6 khi có những ngọn gió nồm thổi về, và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất. 

Thường xuyên tưới nước có độ mặn cao giúp lượng muối kết tinh tăng thêm độ dày. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn