6 thg 9, 2013

Huyền ảo động Đông Trong

Rời cầu cảng Vân Đồn từ 5-7 phút đi thuyền là đến đảo Đông Trong. Men theo đường đá lên cửa động phía đông, du khách đã được thỏa tầm mắt ngắm phong cảnh hùng vĩ của vịnh Bái Tử Long. Trong động với không gian hoành tráng, vòm hang cao, rộng, các mặt thành vách trong động đẹp huyền ảo bởi các thạch nhũ buông xuống tạo thành nhiều hình ảnh kỳ thú. Trong động, du khách được ngắm các di vật khảo cổ của người tiền sử.

Ngắm Vịnh Bái Tử Long từ cửa động. 

Vân Hải linh từ - Điểm du lịch tâm linh của Vân Đồn

Nằm thuận lợi trên tuyến đường tham quan du lịch, đền thờ vua Lý Anh Tông (Vân Đồn) không chỉ có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn mà còn mang vẻ đẹp cảnh quan "sơn thuỷ hữu tình", là tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tâm linh của huyện Vân Đồn. 

Toạ lạc tại núi Cái Rồng, gần khu cầu cảng Cái Rồng (thuộc thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn), đền thờ vua Lý Anh Tông (hay Vân Hải linh từ) là di tích - danh thắng thờ vị hoàng đế Lý Anh Tông, có công khai sinh ra trang Vân Đồn TK XII. Vân Hải linh từ có từ lâu, được xây dựng từ năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 (năm 1172).

Theo sử sách, Hoàng đế Lý Anh Tông (sinh tháng 4 -1136) là con trai trưởng của vua Lý Thần Tông. Ngay từ trẻ ông đã đến thăm Vân Đồn, vi hành thị sát tình hình, đời sống người dân. Khi vua đến dân mượn núi rồng mẹ để lập đài đón tiếp. Và chính ông là người lập ra thương cảng Vân Đồn nổi tiếng năm 1149, phát huy thế mạnh giao thương, phát triển vùng biển đảo trù phú, sầm uất trong một thời gian dài. Tương truyền, khi vua rời Vân Đồn, dân đã giữ nguyên nơi vua ngự tiếp dân làm kỷ niệm, tưởng nhớ công ơn của vua. Lý Anh Tông là một trong những vị vua nhà Lý được truyền tụng là rất linh thiêng. Chuyện kể về trường hợp xuất hiện đám mây lạ "Bát đế vân du" nổi tiếng tại Đền Đô, Bắc Ninh cách đây khoảng hơn 10 năm là vào đúng ngày giỗ kỵ của ông là một ví dụ. Ngày nay đền cũng thu hút đông đảo người dân địa phương, khách thập phương tới chiêm bái. Với những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn đó, đền thờ vua Lý Anh Tông cùng với động Đông Trong đã được UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2007 (theo quyết định 4426/QĐ-UBND).

Nem nướng Chợ Lầu

Thời gian cứ xa dần, những người bạn thân của tôi phải xa xứ bươn chãi làm ăn; có đứa đang học, có đứa đang đi làm, vì những điều kiện khác nhau, ít có dịp để ngồi lại chén thù, chén tạc trao đổi, chuyện trò hàn huyên tâm sự. Do điều kiện kinh tế phát triển, nên trên mỗi bàn tiệc hôm nay không thiếu gì những món cao lương mỹ vị mà nơi nào cũng có như giò heo hầm măng, gà tiềm thuốc Bắc, heo quay… Nhưng có ai đó đang ngồi nâng ly chợt xuýt xoa: “Có mùi nem nướng đâu đây”, vậy là nhiều người hưởng ứng: “Mua thêm vài xâu nem nướng với mấy cuốn chả nữa cho lạ miệng”; bàn tiệc trở nên rôm rả hơn, ấm cúng hơn.

Xưa lữ khách dừng chân ngay ngã ba Chợ Lầu - Sông Mao thoáng nghe mùi nem nướng của gánh hàng chả bên đường thơm lừng cũng chậm bước ghé vào thử xem món gì mà quyến lòng thực khách đến vậy.


Ginrong laya - Bánh củ gừng Chăm

Ginrong, tiếng Chăm có nghĩa là “càng”; laya: gừng. Bánh Ginrong laya nghĩa nôm na là bánh gừng có dáng nửa như “càng” cua, nửa như củ “gừng”. Đây thuộc loại bánh mang đậm truyền thống Chăm. Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và cả cộng đồng người Chăm ở Campuchia, đến mùa lễ hội thế nào bà con Chăm cũng làm bánh Ginrong laya.


Bánh Ginrong laya còn gắn với các truyền thuyết “hòn vọng phu” mang đặc trưng Chăm. Người chồng lên thuyền đi chinh chiến xa mãi không trở về; người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Mỗi chiều, người chinh phụ làm bánh Ginrong laya đi xuống bãi biển ném xuống nhờ loài cá gửi đi cho chồng với lời nhắn nhủ mong chóng trở về sum họp. Lâu ngày chày tháng, bánh Ginrong laya hóa thành san hô trùng trùng dưới đáy biển Cà Ná với nhiều hình thù đẹp, lạ và bắt mắt.

Mắm chua cá cơm – món ngon quê nhà

Nói đến Phan Thiết là người ta sẽ nghĩ ngay đến nước mắm. Nhưng ngoài nước mắm còn có một món đặc sản đặc sắc và rất ngon đó là món “mắm chua cá cơm”. Hàng năm ở quê tôi vào khoảng từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch là mùa cá cơm xuất hiện. Có nhiều loại cá cơm như: cá cơm sọc tiêu, cơm bạc, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và cơm sọc tiêu, vừa dày, vừa chắc vừa ngon và ngọt thịt, khi muối nước mắm cho nhiều nước và nước mắm thơm hơn các loại cá cơm khác .

Vào mùa này còn được gọi là mùa muối mắm, ngoại trừ những cơ sở gần biển chuyên muối nước mắm để bán quanh năm, đa số những người dân quê làm nông nghiệp ở khá xa biển cũng có thói quen mỗi năm đến mùa cá cũng muối mỗi nhà từ 1 đến 2 tạ cá để dành ăn cả năm, nhất là vào tháng tám, theo con nước, cá con nào cũng đều béo mập nên nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất. Phan Thiết ngoài đặc sản nước mắm nhỉ, cá cơm còn được chế biến thành nhiều món ngon như cá cơm kho tiêu, cá cơm kho sả ớt, cá cơm tẩm bột chiên giòn, khô cá cơm…, nhưng giá trị độc đáo và ngon hơn cả vẫn là món mắm cá cơm muối chua. Năm nào vào mùa cá ngoài muối nước mắm mẹ tôi còn tranh thủ làm thêm món cá cơm muối chua cho cả nhà thưởng thức, hoặc làm quà biếu cho bà con, bạn bè và người thân ở xa, lại có thể cất dành ăn được thời gian khá lâu. Mắm cá cơm cũng là món đặc sản dân dã của những người dân lao động, một món ăn “đưa cơm” vô cùng tuyệt diệu trong mùa mưa bão, mùa đông gió lạnh, hoặc thay đổi khẩu vị trong những ngày tết cổ truyền với bánh thịt mỡ dưa hành quá  ngán ngẩm. 


Hũ mắm cá cơm 

Trà đặc sản Shan Tuyết trên đỉnh Suối Giàng

Hình ảnh quen thuộc ở Thái Nguyên, Mộc Châu là đồi chè trải rộng một màu xanh biếc, cao lưng chừng bụng. Còn khi lên Suối Giàng, Yên Bái, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh rừng chè cổ thụ cao lớn, thân rộng cả vòng tay, phủ lớp địa y trắng mốc.

Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ trà đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. 

Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400 m có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Ảnh: yenbai.gov.vn 

Làng Gà 'canh' cửa ngõ vào Đà Lạt

Với bức tượng gà 9 cựa nặng kỷ lục, những ngôi nhà vắt vẻo trên cây cùng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làng K’Long đang dần trở thành một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá cao nguyên Lâm Đồng.

Làng K’Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km. Từ lâu nơi đây nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa cao 3,2 m, nặng kỷ lục 8 tấn ở giữa làng. Bởi vậy, làng còn được gọi với cái tên trìu mến là làng Gà Dorahoa.

Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy. Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới. 

Tượng Gà trống 9 cựa nặng 8 tấn là biểu tượng của làng K’Long. Ảnh: baolamdong 

5 thg 9, 2013

Hủ tiếu chiên giòn - "hàng độc" đất Tây Đô

Mới 7g30 mà dưới sông tàu ghe chở khách du lịch đã cập bến hàng năm bảy chiếc, trên bờ khách đông nghẹt, đa số là khách nước ngoài. Chị Hồng Thắm cùng gia đình đến từ TP.HCM nói: "Nghe nói ở đây có món hủ tiếu chiên giòn tuyệt lắm nên tụi tôi ghé ăn thử".

Miếng hủ tiếu chiên giòn - Ảnh: Hoài Vũ

Mấy năm gần đây, nhiều nhà vườn ở miền Tây đã kết hợp loại hình kinh tế vườn với du lịch sinh thái và du lịch ẩm thực giúp nhà vườn ngày càng thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước. Vườn du lịch Sáu Hoài ở khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cũng vậy.

4 thg 9, 2013

Từ Tà Cú đến Trà Cú

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.

Tượng Phật núi Tà Cú. Ảnh: Wikipedia

Công trình tượng Phật nằm trên núi Tà Cú do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chỉ đạo thi công. Điêu khắc gia Trương Đình Ý tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Ông làm giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định một thời gian rồi bỗng từ bỏ phố thị, xuống tóc, khoác áo già lam lên núi Tà Cú để làm công quả xây tượng Phật.

Từ Sa Vĩ địa đầu đến Lan Hạ biển đảo

Hành trình của chúng tôi có điểm xuất phát tại Sa Vĩ – Trà Cổ – Móng Cái, rồi vượt sóng ra đảo tiền tiêu Cô Tô trước khi kết thúc chuyến đi tại vịnh Lan Hạ trong quần đảo Cát Bà. Đi rồi mới thấy những cảnh đẹp trong vịnh Bắc bộ quả là chuỗi ngọc quý chưa được nhiều người biết tới.

Bãi bồi Sa Vĩ nằm ở phía đông bắc bán đảo Trà Cổ là một vị trí lý tưởng để ngắm nhìn cột mốc 1.378 phân định biên giới Việt – Trung ngay tại cửa sông Bắc Luân. Bức tranh vùng biên ải vào buổi sáng mùa hè thật thoáng đãng và tĩnh lặng, thoáng mùi tanh của tôm cá từ những chiếc thuyền nằm rải rác trên bờ sông.

Phía xa xa thấp thoáng vài người phụ nữ đang cần mẫn đào cát bắt sá sùng. Khách phương xa muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử có thể đến viếng đình Trà Cổ, công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ được xây dựng cách đây hơn 600 năm, như là một minh chứng rằng vùng đất này từ xa xưa đã có người dân Việt bám biển, bám đất trấn giữ.

Ghềnh đá ở Cô Tô