9 thg 7, 2013

Tìm vẻ đẹp vùng Bảy Núi ở Tri Tôn

Từ lâu, vùng Bảy Núi, An Giang với phong cảnh miền bán sơn địa và những nét văn hóa đặc trưng của người Khmer đã nằm trong giấc mơ khám phá của nhiều khách phương xa. Một lần đến với thị trấn Tri Tôn, du khách sẽ được thưởng thức phần nào những điều thú vị đó.

Khởi hành từ Châu Đốc, con đường đến huyện Tri Tôn thật đẹp với những cây thốt nốt mọc rải rác giữa đồng lúa xanh mướt hay có khi đứng thẳng hàng trên một bờ đê.

Đoạn băng ngang núi Phụng Hoàng để vào thị trấn, đường uốn khúc giữa một bên là những vườn xoài bạt ngàn rợp bóng mát, một bên là những cánh đồng thấp trồng đầy các loại rau màu.

Thị trấn Tri Tôn khá sầm uất. Điểm xuyết giữa đường phố mới được xây dựng là nét cổ kính mà rực rỡ của những ngôi chùa Khmer hoặc những mái đình đã nhuốm màu thời gian.

Chính điện chùa Xà Tỏn

Đến Phú Yên đừng quên món bánh hỏi lòng heo

Nếu có dịp đến Phú Yên, du khách đừng quên thưởng thức món bánh hỏi lòng heo, một món ăn rất mộc mạc, dân dã của người dân vùng này; nó không chỉ lạ miệng đối với du khách từ phương xa đến mà ngon tuyệt và trở thành nỗi nhớ của người Phú Yên xa xứ. 

Bánh hỏi, lòng heo và cháo lòng ở quán Hòa Đa. Ảnh: Tường Vi 

Trên đường từ Tuy Hòa đi ra gành Đá Đĩa, chúng tôi dừng chân ghé vào quán Hòa Đa thuộc xã An Mỹ huyện Tuy An, khách ra vào quán khá đông và họ thường đi theo nhóm vài người, phần lớn là nam giới. Đó là một quán nhỏ nằm ngay bên đường nhưng khuất sau lùm cây nhưng thực khách khá đông và có vẻ đã quen thuộc với quán.


Cuối tuần ở La Gi

Những bãi cát dài hoang hoải, mềm mại dài lê thê uốn lượn như cái eo thon của người con gái Chăm e ấp sau tấm khăn choàng dường như càng tôn thêm vẻ đẹp bí ẩn của vùng đất duyên hải nhiều truyền thuyết này. Nhưng, La Gi (Bình Thuận) không chỉ có biển mà còn có núi, có rừng, có sông... cùng những đồi cát mênh mông gắn liền nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc đã sinh sống hàng ngàn năm nơi đây. 

Biển La Gi, xa xa là hải đăng Kê Gà.

Đặc biệt, những tuyến đường đã kéo La Gi xích lại gần những thành phố trung tâm khiến cho bạn có thể dễ dàng đến với nó vào mỗi dịp cuối tuần, như một chốn nghỉ ngơi lý tưởng sau những ngày dài làm việc mệt mỏi. 

Ngất ngây đặc sản Phan Thiết

Cách Sài Gòn không quá xa, Phan Thiết là điểm đến lý thú cho những người muốn thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng. 

Đến đây, không chỉ có những khu resort gần thiên nhiên mà còn rất nhiều món ngon – lạ chờ bạn khám phá.

Răng mực

Trước đây, răng mực là đồ phế phẩm, người ta thường bỏ đi vì “chẳng có gì” nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của con người, giờ đây, nó lại trở thành đặc sản, thành một trong những món ngon Phan Thiết. Chỉ từ một loại nguyên liệu nhưng nó làm thành nhiều món ăn chơi ngon miệng.

Răng lớn để luộc, răng vừa thì ướp rồi xiên vào que để nướng hoặc xào lăn, loại nhỏ nhất cho vào nồi bột đã đầy đủ gia vị cho món chiên nước mắm, xào bơ tỏi…

Đặc sản Quảng Bình níu hồn lữ khách

Quảng Bình mang trong mình những bài hùng ca của một thời anh dũng nay bình yên và giản dị với những phong cảnh tuyệt vời và các món ăn ngon đặc sản, khó quên. 

Quảng Bình, không chỉ là dải đất miền Trung nổi tiếng với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thế giới, bờ biển đẹp cùng những câu chuyện lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó còn là tên một vùng đất chứa trong mình nhiều đặc sản mang hương vị đặc trưng khiến cho người đến đây cứ lưu luyến mãi chẳng quay về.

Cháo canh

Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo.

8 thg 7, 2013

Đến Mỹ Tho ăn hủ tiếu Mỹ Tho

Phở là món ăn thuần Việt. Hủ tiếu là món ăn xuất phát từ người Hoa, bởi vì ngay chữ hủ tiếu đã là tiếng Tàu rồi. Nói đến hủ tiếu, người ta liên tưởng ngay đến hủ tiếu Mỹ Tho, nơi nổi tiếng là hủ tiếu ngon nhất nước!

Người ta cho rằng hủ tiếu theo chân Dương Ngạn Địch và tùy tùng đến Mỹ Tho từ năm 1679, như vậy tới nay tuổi đời của hủ tiếu Mỹ Tho đã 335 năm rồi. Trong một phần ba thiên niên kỷ ấy món ăn này đã qua bao nhiêu chế biến để đến giờ này hiện diện ở đây như một món ăn thuần túy Việt Nam.

Hủ tiếu Mỹ Tho hiện giờ không chỉ có ở Mỹ Tho, mà có ở khắp nơi, ở Sài Gòn có đầy, ở Biên Hòa cũng có - chỉ có điều... không chắc có đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc hay không!


Mít Nài - một địa danh sắp mất?!

Một địa danh hình thành tự nhiên từ cuộc sống người dân luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương và gắn bó với tình cảm cộng đồng cư dân nơi ấy. Thậm chí, chính những nơi có địa danh nổi tiếng trở thành điểm đến của du khách trong và cả ngoài nước; hay nói cách khác, đó chính là những sản phảm du lịch có giá trị tinh thần, tình cảm hơn hẳn những khu giải trí, nhà hàng, khách sạn...

Một bên bờ rạch Cái Khế đã được làm kè xong. Bên trái là chợ Mít Nài, đường Huỳnh Thúc Kháng nơi đang được giải tỏa mặt bằng để thi công bờ kè. 

Câu chuyện nguồn gốc các địa danh còn góp phần vào kho tàng chuyện kể cho khách du lịch phương xa về cái hồn của văn hóa bản địa và có tác dụng giáo dục tình cảm quê hương cho lớp hậu sinh.


Hổ Quyền xứ Huế

Không phải ai thăm xứ Huế cũng từng đặt chân đến Hổ Quyền, có lẽ họ cho rằng đó chỉ là phế tích nhỏ, không hoành tráng như các lăng tẩm, thành quách quen thuộc. Thật đáng tiếc, vì Hổ Quyền từng là đấu trường voi-hổ của nhà Nguyễn, duy nhất không chỉ so với các vương triều châu Á mà có thể là duy nhất trên thế giới.

Theo đường Bùi Thị Xuân bờ Nam sông Hương, ngược lên phường Đúc, qua đến phường Thủy Biều, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km, hỏi lối vào Hổ Quyền người dân sẽ chỉ một con ngõ nhỏ. Sau bao thăng trầm gần 200 năm, giờ đây nhà cửa làng xóm chen kín đến tận sát một bức tường thành xây gạch uốn vòng nhuốm màu thời gian. Thoạt nhìn chỉ thấy giống như một đoạn tường hoàng thành nhưng thấp hơn nhiều (cao chừng 5m). Tường xây rất chắc chắn, từng quãng ngay dưới đường gờ chỉ đắp nổi là những miệng ống xả nước mưa hình đầu hổ, trên cùng là dãy tường hoa trang trí giản dị. Khi dạo bước một vòng theo chân tường, du khách mới thực sự cảm nhận quy mô và ý đồ tổng thể của việc xây dựng một đấu trường hình tròn. Được biết, đấu trường này vua Minh Mạng cho xây dựng năm 1830, là nơi nuôi nhốt hổ và sân đấu voi - hổ, có khán đài cho vua quan nhà Nguyễn dự khán trên mặt thành cao và an toàn. 

Bậc cấp lên khán đài 

Non thiêng Yên Tử

Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am, tháp, hàng ngàn di vật cổ quí giá và rừng cây cổ thụ nằm giữa một vùng đồi núi điệp trùng của vòng cung Đông Bắc, cách Hà Nội hơn 100 cây số. 

Hơn 700 năm trước, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi, về tu tại Yên Sơn, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, sáng lập ra phái “Thiền Trúc Lâm”. Từ đó, Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo Việt Nam. 

Đường lên Yên Tử 

Nhà cộng đồng Suối Rè

Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm tính sinh thái, công trình Nhà cộng đồng thôn Suối Rè ở xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được xây dựng bằng những vật liệu sẵn có từ thiên nhiên như tranh, tre, nứa, lá... đã xuất sắc giành Giải thưởng Green Good Design 2012 của Mỹ, Giải International Architecture Awards (IAA) của Mỹ và lọt vào Top 7 Giải thưởng Ecowan của Tổ chức World Architecture News.

Nhà cộng đồng Suối Rè nằm lưng chừng quả đồi thôn Suối Rè, được xây dựng bằng vật liệu đất, tranh, tre, nứa, lá... và nhân công sẵn có ở địa phương. Nhà hai tầng liên thông, mỗi tầng rộng 
90m2. Nhìn từ chân đồi lên, nhà lợp lá cọ trông tựa cây nấm hình chữ nhật úp xuống lưng đồi. Công trình do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, kiến trúc sư Nguyễn Duy Thanh và Công ty 1+1>2 thiết kế, xây dựng.

Theo kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sự gia tăng cách biệt giữa thành thị với nông thôn do quá trình bùng nổ đô thị và phát triển kinh tế khiến mối liên hệ cộng đồng ngày càng lỏng lẻo và có nguy cơ tan rã. Tại các thôn bản vùng núi, trung du, những không gian sinh hoạt cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức không bản sắc. Chính vì vậy, nhóm kiến trúc sư đã thiết kế, xây dựng nên mô hình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè với ý tưởng sẽ khắc phục những vấn đề trên nhằm đem lại một mô hình kiến trúc mới phù hợp cho môi trường sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi trong thời buổi hiện đại.

Ngôi nhà nằm lưng chừng một quả đồi nhỏ và ẩn mình dưới tán cây xanh.