3 thg 11, 2010

Đồng Nai, mảnh đất rồng nằm

Hà Nội có Thăng Long, Quảng Ninh có Hạ Long, còn Đồng Nai có Long Ẩn...

Đồng Nai gắn liền với con sông cùng tên, đây là con sông lớn thứ nhì miền Nam (sau Cửu Long). Điều đặc biệt là đây là con sông lớn mà từ thượng nguồn đến hạ nguồn đều nằm trọn trong lãnh thổ Việt Nam. 

Sông Đồng Nai dài 586 km, khởi nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) và đổ ra biển ở Cần Giờ (TPHCM), đi qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM - nếu kể cả phụ lưu của sông Đồng Nai là sông Vàm Cỏ thì con sông này còn chảy qua Long An. (Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung quốc, còn sông Cửu Long cũng bắt nguồn từ Trung quốc, chảy qua Lào, Thái Lan, Myanmar, Camphuchia trước khi đổ ra biển ở Việt Nam).

Ngày xưa ấy, sông Đồng Nai có tên là Phước Long Giang (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức), nghĩa là con sông rồng mang phước đến cho vùng đất này.

Sông Đồng Nai và Bửu Long 

20 thg 10, 2010

Chùa Ông Tám

______
Ngọc Phát Riverside là một điểm thư giãn khá lý thú ở thành phố Biên Hòa, với quán cà phê, nhà hàng ven sông,...
Thế nhưng điều tôi muốn giới thiệu với các bạn ở đây không phải là Ngọc Phát, mà là một ngôi chùa mà bạn sẽ đi ngang qua trước khi đến Ngọc Phát Riverside.
Dân gian ở đây quen gọi là chùa Ông Tám, dù tên chính thức là chùa Đại Phước.


Cà phê dĩ vãng

Cà phê Tùng - Đà Lạt


Dịp ấy, cha con tôi đi Đà Lạt.

Tôi đọc ở đâu đó nói rằng quán cà phê Tùng ở khu Hòa Bình (Đà Lạt) là nơi Trịnh Công Sơn đã từng lui tới, và cũng là nơi ông đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Khánh Ly. Cậu con nhỏ của tôi - vốn say mê nhạc Trịnh và giọng ca Khánh Ly - không thể nào bỏ qua một địa điểm đầy ấn tượng như vậy. Thế là chúng tôi tìm đến cà phê Tùng, nơi của một thời.



 


19 thg 10, 2010

Thuyết luân hồi

Nhà Phật có thuyết luân hồi, cho rằng người ta khi chết đi sẽ được đầu thai sang kiếp sau. Kiếp trước người ta ăn ở thiện ác như thế nào, điều đó sẽ được báo ứng ở kiếp sau như thế ấy.

Chuyện Thủ Huồng có một tình tiết liên quan đến việc đầu thai.


Chuyện kể rằng vua Đạo Quang nhà Thanh bên Tàu khi sinh ra thì trong lòng 2 bàn tay một bên có chữ Thủ, một bên có chữ Huồng. Chữ Thủ thì là chữ Hán rồi, còn chữ Huồng là chữ Nôm. Hồi xưa chưa có Google, Yahoo gì ráo cho nên các đại quan nhà Thanh chả biết làm sao để search coi trên tay của thái tử nhà mình có chữ gì và ý nghĩa ra sao.

Đến khi Đạo Quang lên ngôi vua, ông bèn cử sứ thần sang Việt Nam để hỏi thăm coi có ai biết không. Thế rồi họ biết đó là chữ Thủ Huồng, và cũng biết rằng đó là tên của một người ở cù lao Phố, qua đời đã lâu, ông ta có xây một ngôi chùa tên Thủ Huồng tại nơi mình đã sinh sống.

Nhà Bè nước chảy chia hai

 
Cần Giờ

Từ Sài Gòn đi Cần Giờ, bạn phải qua một chuyến phà: phà Bình Khánh. Ở trên phà Bình Khánh bạn sẽ thấy dòng sông Nhà Bè chẻ làm hai nhánh, nhánh bên trái chảy về Nhơn Trạch - Đồng Nai, nhánh bên phải chảy về Cần Giờ - TPHCM. Trong lòng bạn lúc ấy sẽ nhớ đến câu ca quen thuộc:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về