Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Thọ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Thọ. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 2, 2013

Cung đường Tây Bắc

Mỗi lần lên Tây Bắc là mỗi lần có cảm xúc khác nhau, đó là cảm nhận của nhiều người khi khám phá cung đường Tây Bắc qua những bản làng và địa danh du lịch nổi tiếng của 8 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình. 

Đoàn chúng tôi tham gia hành trình khám phá “Cung đường Tây Bắc” vào những ngày mùa thu tháng Tám trong tiết trời trong xanh, mát mẻ. Điểm khởi đầu của chuyến đi là tỉnh Hoà Bình. Ở Hòa Bình, đoàn đã đi thăm Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, bản Lác, động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc... 


Rời Hòa Bình, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với tỉnh Sơn La. Tại đây, mọi người được đắm mình trong không gian thảo nguyên xanh thơ mộng của huyện Mộc Châu, nơi có nông trường bò sữa nổi tiếng cả nước, và tham quan di tích lịch sử nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên đỉnh đồi Khau Cả để làm nơi giam cầm những nhà cách mạng Việt Nam và những người yêu nước khác. 



Đêm khai mạc chương trình Du lịch qua miền Tây Bắc - năm 2011. Ảnh: Trịnh Văn Bộ

6 thg 2, 2013

Viếng đền Hùng


Đường lên dền Hùng, Phú Thọ. Ảnh: Cúc Tần 

Được viếng đền Hùng, ít nhất một lần trong đời, là ước mơ của bất cứ người con dân Việt nào. Vì, đây là nơi thờ phượng 18 đời vua Hùng..., là nơi chốn thiêng liêng nhất của đất nước ta. 



Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Con đường từ lộ chính vào chân núi dẫn lên đền rợp mát bóng cổ thụ che phủ. Khu di tích đền Hùng là một tập hợp bốn ngôi đền nằm rải rác từ thấp lên cao trên núi Nghĩa Lĩnh. Nghĩa Lĩnh còn được gọi với các tên khác như núi Hy Cương, núi Hùng, người địa phương gọi là núi Cả. 


24 thg 1, 2013

Thịt lợn muối chua truyền thống xứ Mường


Ngày thường gia đình người Mường nào cũng có vài ống thịt chua, nhưng dùng phổ biến nhất vẫn là dịp có khách đến chơi nhà. Món ăn bình dị đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Mường (Thanh Sơn, Phú Thọ).


Thịt lợn muối chua, tinh hoa của ẩm thực xứ Mường - Ảnh: Thảo Nga

Ấn tượng ban đầu khi khách tới nhà là được người dân địa phương nơi đây bê ra một mâm thịt lợn muối chua và một rổ lá, khi ăn phải dùng tay cuộn lá với thịt. Khách phương xa tới chơi cũng không thật khó đoán ra được đây là món ăn truyền thống của người dân địa phương nơi đây.


Bánh tai Phú Thọ

Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn chỉ mất 2 giờ để tới thị xã Phú Thọ và có thể tham quan các phiên chợ quê, ngắm những bãi đá bên bờ sông Hồng và đặc biệt, thưởng thức món bánh tai nổi tiếng ở vùng quê này.


Bánh tai - Ảnh: CTV

Món bánh tai vốn là một thứ quà ăn sáng của người dân quê thị xã Phú Thọ. Vào sáng sớm đã có thể bắt gặp những gánh hàng của các bà các mẹ gánh ra chợ bán. Món bánh dân dã khá đắt hàng nên nếu chỉ đi muộn một chút thôi là bạn có thể bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức.

Món bánh tai xuất hiện ở Phú Thọ từ lâu, đầu tiên nó được gọi là bánh hòn tai, bánh nặn như hình con trai trai. Sau đó được gọi tắt là bánh tai vẫn kiểu dáng giống hình con trai nhưng dài hơn và nặn mỏng hơn cong cong tựa hình cái tai.


Đêm xem hội “Linh tinh tình phộc”


Những người từng thất vọng về những lễ hội biến tướng và bị thương mại hóa hẳn sẽ sung sướng tìm lại sự hồn nhiên của dân gian trong đêm hội Tứ Xã (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) vào ngày 11 tháng giêng.


Chữ thầy trả thầy - diễn trò thầy đồ dạy chữ - Ảnh: Thuận Thắng

Hội làng Tứ Xã còn gọi là lễ hội Trò Trám, nhưng trong dân gian được gọi bằng cái tên rất phồn thực: Linh tinh tình phộc.

Lần theo kho báu giữa rừng Xuân Sơn

Rừng Xuân Sơn là quê hương của gà chín cựa, là đất sống của chuối cô đơn, có cánh rừng chò chỉ đẹp nhất nhì Tây Bắc, có hệ thống hang động đá vôi đầy bí ẩn… Những lý do đó đã hấp dẫn tôi tìm về cánh rừng Xuân Sơn để khám phá những nét độc đáo ấy.


Bản Cỏi của người Dao, người Mường

Với diện tích hơn 15.000 ha, Xuân Sơn là rừng quốc gia hiếm hoi có rừng nguyên sinh tồn tại trên rặng núi đá vôi, nằm ở đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn trên địa phận tỉnh Phú Thọ. Được thiên nhiên ban tặng cho một địa thế độc đáo, có thể gọi Xuân Sơn như một kho báu giữa trời. Là một điểm đến đầy hấp dẫn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết, lịch sử, những giống loài động thực vật quý hiếm cùng đời sống văn hoá đặc sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa.


Giếng Ngọc ở đền vua Hùng



Cổng vào đền Giếng, khu di tích đền Hùng ở Phú Thọ. Ảnh: Khuê Việt Trường

Đến đền thờ quốc tổ Hùng Vương ở Phú Thọ, sau khi thoát khỏi những người bu quanh mời khách đổi tiền lẻ, chúng tôi mới theo con đường có vài trăm bậc thang dẫn lên đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Tôi tò mò, muốn mau chóng tới đền Giếng để soi mặt mình trong giếng Ngọc như nhiều người vẫn bảo là khi soi mặt mình vào đó sẽ gặp rất nhiều may mắn.

Cũng như ở các điểm du lịch hành hương nổi tiếng khác ở miền Bắc, du khách đến đây được chào mời đổi tiền lẻ để bỏ vào rất nhiều nơi... cúng, cầu tài, cầu lộc cho mình. Bạn chỉ cần bỏ ra một tờ giấy bạc 100 ngàn đồng để đổi lấy 80 ngàn đồng, nhưng là một xấp dày cộp những tờ bạc mệnh giá 200 đồng hoặc 500 đồng, loại tiền thật nhưng không còn giá trị trong đời thực nữa. 




Ao Châu huyền ảo



Hồ Ao Châu 99 lạch nước, thơ mộng đến huyền ảo, danh thắng hiếm lạ trên vùng cao huyện Hạ Hòa, Phú Thọ, có sức thu hút ngày càng đông du khách, nhất là vào mùa hè oi nóng.

Ao Châu mênh mông như một vụng biển lạc vào miền cao giữa bốn bề núi biếc, với gương nước 280ha điểm xuyết 20 hòn đảo và bán đảo như chuỗi ngọc xanh mướt rừng già, tạo thành 99 lạch nước thông nhau như thể một bàn cờ tiên tạo hóa vẽ bằng nước biếc.

Giữa các lạch nước quanh co uốn lượn rải rác cơ man là đảo nhỏ khiến cảnh trí càng đa dạng. Trên con thuyền nhẹ trôi êm giữa trời mây non nước, khách ngợp mình trong hơi gió mát, cảm thấy tâm hồn như trải ra man mác với gương hồ, an tĩnh và thư thái như hơi gió nhẹ.