Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 9, 2017

"Ngôi nhà Bá Kiến" hơn 100 năm tuổi ở "làng Vũ Đại"

Hơn 1 thế kỷ trôi qua, ngôi nhà của Bá Kiến, nhân vật có thật được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” không hề xuống cấp.

Nhà của Bá Kiến là ngôi nhà thời kiểu thôn quê Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ 20, xây trên một khu đất rộng chừng 900 m2 (tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nhà có mặt nhìn về hướng Đông Nam, theo đúng cách phong thủy của người Phương Đông Việt xưa

12 thg 7, 2017

Đi thăm làng cổ ở gần Sài Gòn

Nếu bạn thích ngắm nhìn, chụp ảnh những ngôi nhà cổ mà không có điều kiện đi xa, thì có một nơi chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 40 km thôi. Nơi đó, không chỉ có một mà rất nhiều nhà cổ, gọi là làng cổ luôn.

Nơi tui muốn nhắc tới là Làng cổ Phước Lộc Tho, ở Đức Hòa, Long An. Từ Sài Gòn, bạn đi theo đường Võ văn Kiệt về hướng Tân Tạo - Chợ Đệm rồi theo tỉnh lộ 10 tới ngã tư Đức Hòa, rẽ trái khoảng hơn 3 km là tới.

Cổng vào Làng cổ Phước Lộc Thọ 

17 thg 6, 2017

Cận cảnh nhà cổ bằng gỗ quý tròn 123 tuổi

Ngày 24.2, ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ - Nguyễn Văn Kiên tròn 123 năm tuổi ở Tây Ninh đã chính thức được UBND tỉnh Tây Ninh ký quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.


Ngôi nhà cổ 2 tầng bằng gỗ quý tại số 39, Phan Chu Trinh, KP.2, P.1 (TP.Tây Ninh) được xây dựng từ năm 1894. 

Theo tài liệu lưu giữ qua nhiều thế hệ, người khởi công xây dựng ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Kiên (còn gọi Nguyễn Tâm Kiên, 1854-1914), người miền Trung vào Nam bộ, từng giữ chức Đốc Phủ sứ - một chức quan lớn thời Pháp thuộc. 

30 thg 5, 2017

Độc đáo nhà thờ họ Đỗ hơn 300 năm tuổi

Nhà thờ họ Đỗ là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Trải qua thời gian, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc cùng tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, ban thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ từ xưa. 

Đình thứ 2 của làng
Theo ông Đỗ Quốc Hiến hậu duệ thứ 15 của họ Đỗ, người trông nom nhà thờ cho biết: “Nhà thờ họ Đỗ được xây dựng để thờ cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Cụ là 1 trong số rất ít người được phong Vương khi sống, khi mất được phong Thần. Khi còn sống, cụ đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương, đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần”. 

Cổng vào nhà thờ họ Đỗ với mái lợp ngói cổ và lối đi lát gạch cổ kính 

1 thg 3, 2017

Biệt thự Bảo Đại bên biển Đồ Sơn

Biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là một kiến trúc đẹp có vị trí đắc địa, với tầm nhìn bao quát về phía biển.

Biệt thự Bảo Đại – còn gọi là Lầu Bảo Đại ở Đồ Sơn là một trong những dinh thự của vua Bảo Đại ở nhiều miền trên đất nước, như Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột. Nhưng biệt thự Bảo Đại ở Đồ Sơn là dinh thự duy nhất ở miền Bắc. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử gắn liền với vị vua cuối cùng trong triều đại phong kiến ở Việt Nam.

12 thg 1, 2017

Cận cảnh những biệt thự Pháp sót lại ở 'Đà Lạt của miền Đông'

Trong quá trình khai thác cao su, người Pháp đã xây dựng một khu vui chơi nghỉ dưỡng ở vùng đất tựa như Đà Lạt thu nhỏ. Nhiều căn biệt thự đã được xây cất tại đây nhưng đến hiện nay đã nửa còn nửa mất.

Đây là căn biệt thự được nhiều người biết đến nhất với biệt hiệu "căn nhà ma" 

Trung tâm Văn hóa Suối tre (nằm ở xã Suối Tre, Thị xã Long Khánh Đồng Nai) được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Đông”, do nơi đây từng là nơi nghỉ dưỡng, làm việc của người Pháp với những căn biệt thự trên các ngọn đồi nhấp nhô bên dòng suối trong xanh. Cùng với đó là những con đường uốn lượn bao bọc hàng ngàn cây xanh phủ bóng mát. 

27 thg 12, 2016

Những kiến trúc cổ xinh đẹp ở Cần Đước

Cách thị xã Tân An (Long An) chừng 30 cây số, huyện Cần Đước từ lâu được biết đến nhờ đặc sản gạo Nàng Thơm thơm ngon. Với dân du lịch thích khám phá, Cần Đước là điểm “phải đến” vì huyện còn nhiều tòa nhà cổ mang phong cách đặc trưng cho kiến trúc Nam bộ thời cuối thế kỷ XIX như đình Vạn Phước, chùa Phước Lâm, nhà Trăm Cột của ông Hội đồng Trần Văn Hoa…

Là nơi có phong cảnh pha trộn giữa vẻ đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long với nét duyên miền Đông Nam bộ, Cần Đước phù hợp cho những chuyến ngoạn cảnh đổi gió đi về trong ngày. Từ Tân An, chúng tôi theo quốc lộ 1 và tỉnh lộ 826 đến thị trấn Cần Đước rồi đi thêm 1,5km về phía nam là tới chùa Phước Lâm, ấp Xóm Chùa, xã Tân Lân.

Cổng vào chùa Phước Lâm rực rỡ với giàn hoa giấy đỏ

25 thg 9, 2016

Làng biệt thự cổ trên quê lúa Phú Xuyên

Dọc theo quốc lộ 1A đến phố Guột rồi rẽ vào xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), đi thêm khoảng 2km là đến làng cổ Cựu trứ danh. 


Nằm bên bờ con sông Nhuệ, làng Cựu đã có từ lâu đời (trên 500 năm), gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử đất nước. Làng Cựu vốn là một làng thuần nông, nhưng thời Pháp thuộc nhiều gia đình buôn bán được nên mách cách làm ăn cho nhau, người làng giàu lên nhanh chóng và gần như nhà nào cũng xây được "biệt thự" để ở. Nhưng dần dần nhiều hộ gia đình bỏ đi nơi khác làm ăn để lại ngôi nhà vắng chủ, nhiều ngôi nhà xuống cấp mà không được tu sửa nên hỏng. Hiện nay làng Cựu có gần 30 ngôi biệt thự vẫn còn nguyên vẹn và có người ở.

24 thg 8, 2016

Nhà thờ cổ dòng họ khoa bảng Nguyễn Tường ở Hội An

Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường là sự giao hoà của lịch sử, văn hoá và kiến trúc ở phố cổ Hội An.

Ngôi nhà thờ cổ này có một dáng dấp bên ngoài đơn giản và khiêm nhường. Nhà thờ cổ tộc Nguyễn Tường, được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820)

14 thg 7, 2016

Nhà cổ Vương Hồng Sển: di sản thoi thóp giữa Sài Gòn

Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương). 

Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN 

Ngôi nhà cổ của cụ Vương tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750 m2

Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952).

Nhà cổ di sản Vân Đường phủ ở Sài Gòn

20 năm sau khi học giả Vương Hồng Sển mất, căn nhà cổ vẫn mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian. 

Căn nhà tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật (phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM) vốn là tư gia của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ, gồm Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai). Đây là ngôi nhà cổ có 5 gian, 2 chái, ngang 15 m, sâu 20 m, tọa lạc trên diện tích 750 m2

13 thg 5, 2016

Khám phá nhà cổ 300 năm tuổi ở Nghệ An

Nằm kề đê Tả Lam có những con xóm nhỏ của Hưng Lợi (Hưng Nguyên) như tách mình ra khỏi phố thị ồn ào náo nhiệt để giữ lại cho mình những dáng nét làng mạc quê kiểng từ xa xưa truyền lại. Những ngôi nhà cổ nép mình sau lũy tre là chốn đi về của biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Vùng ven đê Hưng Lợi có 2 xứ làng là Giang Thủy và Cự Thôn còn lưu giữ nhiều nét mộc mạc thôn quê. Dù trải qua bao thăng trầm và biến động thời gian cảnh sắc, nếp sinh hoạt nơi đây vẫn còn mang đậm bản sắc văn hóa được bảo tồn từ thời cha ông. Xứ Giang Thủy nay là địa phận của xóm 6, 7 còn vùng Cự Thôn nay là xóm 1, 2, 3 

25 thg 2, 2016

Dinh tỉnh trưởng Gò Công: Khi người đẹp đã trên trăm tuổi

Gò Công bây giờ là thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng xưa kia đây từng là một tỉnh (từ 1900 đến 1913, 1924 đến 1956 và 1963 đến 1976). Trước năm 1900, Gò Công được người Pháp đặt là hạt tham biện (gần tương đương với tỉnh sau này). Trong thời gian đó, người Pháp cho xây dựng dinh Chánh tham biện Gò Công năm 1885. Khi hạt đổi thành tỉnh, đây trở thành dinh tỉnh trưởng. Không kể Sài Gòn thì đây là dinh thự đồ sộ đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Nam kỳ. 

Dinh tỉnh trưởng Gò Công có quy mô một trệt, một lầu với diện tích sử dụng 1.400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng, cảnh quan nên thơ.

Mặt trước dinh tỉnh trưởng Gò Công

23 thg 2, 2016

Ngôi nhà của vợ anh hùng Trương Định

Bà Trần thị Sanh là vợ thứ của anh hùng dân tộc Trương Định. Sinh trưởng trong một gia đình danh giá và giàu có bậc nhất ở Gò Công, thật kính phục bà đã chấp nhận gian nan nguy hiểm kết duyên cùng một con người quyết tâm hy sinh cho Tổ quốc trong thời buổi loạn lạc. Cũng chính bà đã hỗ trợ rất nhiều về vật chất cho nghĩa quân của Bình Tây đại nguyên soái để chiến đấu chống giặc Pháp.

Ngôi nhà nơi bà sinh sống được xây dựng năm 1860, là ngôi nhà sang trọng nhất Gò Công thuở ấy. Năm 1864, Trương Định tuẫn tiết, bà vào chùa quy y, nhường ngôi nhà lại cho con gái riêng là Dương thị Hương và rể là tri huyện Trường Bình. Sau này, vợ chồng tri huyện Trường Bình qua đời, để lại cơ ngơi cho con gái là Huỳnh thị Diệu và chồng là đốc phủ Nguyễn văn Hải. Từ ấy ngôi nhà được gọi là nhà đốc phủ Hải.


20 thg 2, 2016

Nhà Đốc phủ Hải: Phim trường sống động, công trình kiến trúc độc đáo

Nhà “Đốc phủ Hải” không chỉ là nơi thu hút các bậc trí thức, học giả; cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến cơ sở; học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du khảo… còn là nơi lý tưởng cho giới điện ảnh tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, cuộc sống người dân vùng Nam bộ.

NHƯ MỘT PHIM TRƯỜNG

Có lẽ hiếm có nơi nào ở Tiền Giang được nhiều nhà làm phim trong nước, các đài truyền hình quan tâm, chọn bối cảnh để quay phim như Nhà Đốc phủ Hải. Đó là không gian dễ tái hiện lại thời điểm lịch sử, cuộc sống của người dân Nam bộ ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Toàn cảnh nhà Đốc phủ Hải.

10 thg 2, 2016

Ngôi nhà nhiều cột nhất Nam bộ

Nội thất bên trong ngôi nhà trăm cột 

Được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997, ngôi nhà của bà Trần Thị Ngỏ ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước (Long An) có thể xem là ngôi nhà có nhiều cột nhất ở Nam bộ. 

Độc đáo nhà trăm cột 


Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Huế, ngôi nhà trăm cột (68 cột chính và 52 cột phụ) được ông Trần Văn Hoa khởi công xây dựng từ năm 1898 với tổng diện tích 
822 m2, theo kiểu nhà rường, mái lợp ngói âm dương, nền móng được bao kè bằng đá xanh lục giác, đến năm 1904 thì hoàn thành. Đầu thập niên 1970, mặt tiền ngôi nhà được sửa lại theo kiểu tân thời, ốp gạch mosaic, nhưng các vì kèo xuyên qua phần gạch xây mới vẫn giữ được nét chạm trổ độc đáo. 

Bộ kèo hiếm có nhà ông Phủ Cần

Mặt trước ngôi nhà xưa của Phủ Cần - Ảnh: Hoàng Phương 

Tại Vĩnh Long còn khá nhiều ngôi nhà xưa được cất vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong đó, nhà của ông Phủ Cần nổi tiếng vì có bộ kèo chạm trổ tinh vi. 

Nhà của ông Phủ Cần (còn gọi là Huyện Cần) tọa lạc tại số 98 Nguyễn Chí Thanh, P.5, TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Ngôi nhà này cũng cất theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái. Kèo, cột bằng gỗ căm xe, đòn tay, rui mè bằng gỗ thao lao. Nguyên thủy đây là ngôi nhà của một vị cai đội đồn điền Vũng Liêm xây cất vào khoảng năm 1863. Đến đời ông huyện Phan Khắc Cần được trùng tu lại. Bộ giàn trò và các công trình mỹ thuật được thuê thợ gốc từ Quảng Nam vào thực hiện.

9 thg 2, 2016

Ngôi nhà 3 thế kỷ

Một góc ngôi nhà 3 thế kỷ - Ảnh: Hoàng Phương 

Nghe nói ở Cái Bè (Tiền Giang) có ngôi nhà xưa 155 tuổi, chúng tôi tìm đến nơi nhưng vừa tới cửa thì chủ nhà nói: 'Lâu lắm rồi nhà tôi không tiếp khách, kể cả khách Nhật và sinh viên tới tham quan, vì đã 2 lần bị mất trộm'. 

Nằm cạnh con rạch Nước Trong rợp bóng cây xanh thuộc ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, H.Cái Bè, ngôi nhà xưa của ông Trần Quang Mẫn tọa lạc giữa khu vườn rộng 
15.800 m2.

Ngôi nhà 56 cột hơn 100 tuổi

Nội thất độc đáo trong ngôi nhà - Ảnh: Hoàng Phương 

Nằm lọt thỏm dưới chân cầu Ông Văn (ấp Bình An, xã Đăng Hưng Phước, H.Chợ Gạo, Tiền Giang), nhìn bề ngoài ngôi nhà không có vẻ gì cổ kính nhưng vào trong mới thấy nội thất đậm nét của ngôi nhà Việt xưa. 

Theo lời ông Lâm Đăng Phát, ngôi nhà này có từ thời ông sơ của ông. Đến đời ông cố là Lâm Văn Tuyên xây dựng lại. Bấy giờ, ông Tuyên là cai tổng nên ngày tân gia có nhiều quan khách tặng hoành phi, liễn đối. Căn cứ vào đôi liễn đối ghi năm 1911, có thể đoán đây là năm ngôi nhà được đưa vào sử dụng. Hiện nay, ông Phát là người quản lý, gìn giữ ngôi nhà. 

7 thg 2, 2016

Nhà gỗ Vĩnh Long lên phim

Ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến - Ảnh: Hoàng Phương 

Ở khu du lịch sinh thái - nhà xưa H.Long Hồ, ngôi nhà của ông Huỳnh Kim Tiến là công trình được thực hiện công phu đạt đến độ hoàn chỉnh về kết cấu và có quy mô khá lớn trong số nhà gỗ xưa ở Vĩnh Long. 

Nằm bên cạnh rạch Ông Me thuộc ấp Phước Ngươn A (xã Phước Hậu, H.Long Hồ, Vĩnh Long), ngôi nhà của ông Tiến tọa lạc giữa khu vườn rộng hơn 1,2 ha.