Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2019

Những điều chưa biết về lăng mộ Hoàng gia

Ông Phan Văn Dũng, người đang trông coi lăng mộ Hoàng gia nói với chúng tôi: “Lăng này xây dựng năm 1927. Đã có nhiều du khách đến đây tham quan lầm tưởng đây là nơi thờ tự bà Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ ruột của vua Tự Đức), nhưng thực tế đây là lăng mộ thờ ông Phạm Đăng Hưng (cha ruột bà Từ Dũ, tức ông ngoại vua Tự Đức). Tôi nghĩ, các cơ quan truyền thông, văn hóa, lịch sử cần giải thích rõ vấn đề này để tránh sự nhầm lẫn”. 

Bên ngoài lăng mộ. 

Huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, sau đó chia tách thành 4 đơn vị hành chính là: TX. Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Lăng mộ Hoàng gia nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công.

15 thg 8, 2019

Lăng Ông, kiến trúc Huế ở Sài Gòn

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ. 


Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM), Lăng Ông còn có tên gọi dân gian là Lăng Ông Bà Chiểu, là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa. Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.

Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”.

6 thg 6, 2019

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Từ khi UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách xã hội hóa việc xây dựng nghĩa trang, ông Nguyễn Thế Đồng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thép Đồng Tiến đã mạnh dạn xin cấp đất (quyết định cấp đất từ 25.3.2015) và bắt đầu xây dựng dự án Sơn trang vĩnh hằng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỉ đồng.

3 thg 4, 2019

Lăng mộ bằng đá của cha Nam Phương hoàng hậu ở Đà Lạt

Lăng mộ ông Nguyễn Hữu Hào được xây dựng trong bốn năm với vật liệu chủ yếu là đá xanh, tọa lạc trên ngọn đồi giữa rừng thông. 

Ông Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, là một đại điền chủ giàu có, quê ở Tiền Giang. Sau khi lấy vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đưa bố mẹ lên Đà Lạt sinh sống cho đến ngày tạ thế. Năm 1937, bà xây lăng mộ cho cha trên một ngọn đồi ở Đà Lạt. 

28 thg 3, 2019

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

Tương truyền rằng, ngày xưa ông Nguyễn Văn Đôn, ngụ tại rạch Mù U sinh sống bằng nghề đóng đáy, vào một hôm đi cuốn đáy như mọi ngày, ông phát hiện đáy của ông dính một con cá Ông (cá voi) rất lớn, đã lụy (nghĩa là đã chết). Ông Đôn đã mang cá Ông về chôn cất đàng hoàng và để tang cho cá Ông. Sau một thời gian, ông Đôn lấy cốt cá Ông lên và lập lăng thờ tại rạch Mù U, nay thuộc huyện Cù Lao Dung.

13 thg 3, 2019

Lăng mộ cổ của các võ tướng nổi tiếng sử Việt

Nguyễn Tri Phương, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu... là các võ tướng nổi tiếng sử Việt. Tên của các ông đã được đặt cho nhiều đường phố ở Việt Nam. Cùng khám phá nơi an nghỉ của các danh tướng này.

1. Nơi an nghỉ của cha con võ tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.

12 thg 3, 2019

Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn

Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.

1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa

Huyền bí lăng mộ võ tướng nuốt chửng mắt mình khi đánh giặc

Quận công Võ Tá Sắt là một vĩ võ tướng trứ danh ở đất Hà Tĩnh. Xung quanh sự nghiệp của ông có một giai thoại rất kỳ lạ.

Toàn cảnh lăng mộ Quận công Võ Tá Sắt ở xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo sử sách, Quận công Võ Tá Sắt tên thật là Võ Tá Kế (húy là Khanh) con thứ 4 của Tăng Lộc Hầu, năm 14 tuổi học tại Quốc Tử Giám

8 thg 1, 2019

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

10 thg 9, 2018

Lăng mộ Vua Mèo

Mộ Vua Mèo Vương Chí Sình có dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”. Đây là dòng chữ trên thanh gươm Bác Hồ tặng cho Vua Mèo.

Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo nổi tiếng ở cao nguyên đá Đồng Văn có một ngôi mộ được xây cất bằng đá theo lối cổ của người H'Mông trong vùng

16 thg 8, 2018

Những điều độc nhất vô nhị của lăng mộ vua Thiệu Trị

Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô nhị.

Nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lăng Thiệu Trị (Xương Lăng) là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị (1807 - 1847) - vị vua thứ ba triều đại nhà Nguyễn. Toàn bộ công trình được thiết kế thành hai trục: Trục lăng nằm bên phải và trục tẩm (khu vực điện thờ) nằm bên trái.

15 thg 8, 2018

Lăng mộ Hoàng gia

Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng.

Cổng vào Lăng Hoàng gia Đền thờ ông Phạm Đăng Hưng

Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thị xã khoảng 2km.

Vào cuối thế kỷ thứ XVI ông Phạm Đăng Long (cha ông Phạm Đăng Hưng) theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích. Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui. nên quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.

14 thg 8, 2018

Điều đặc biệt ở lăng mộ vị đại quan chết oanh liệt vì đất nước

Cái chết của Hoàng Hối Khanh vừa là một bi kịch cá nhân, vừa là bi kịch của cả một vương triều. Lăng mộ Hoàng Hối Khanh được nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1845 như một sự tri ân những công lao của ông.

Nằm ở thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lăng mộ Hoàng Hối Khanh là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử khá đặc biệt thời nhà Hồ.

9 thg 8, 2018

Tín ngưỡng Lăng Ông Thống chế Điều bát

Từ quốc lộ 54 rẽ vào hướng Trà Ôn có con đường mang tên Thống chế Điều bát. Nằm cạnh con đường này có Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát tọa lạc trên mảnh vườn cây cao bóng mát, xung quanh có tường rào bao bọc rộng đến 8ha. 

Hai cổng chính vào Lăng Tiền quân Thống chế Điều bát. Ảnh: Hoàng Phương 

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát có 2 cổng chính ra vào, thuộc ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. 

1 thg 8, 2018

Lăng mộ 400 năm của người mở đất Phú Yên

Cùng khám phá lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh, người đã có công lớn trong công cuộc khẩn hoang, củng cố vùng đất biên viễn phía Nam của Đại Việt, tiền thân của tỉnh Phú Yên ngày nay.

Nằm ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, lăng mộ danh nhân Lương Văn Chánh là nơi an nghỉ của người có công đầu mở mang vùng đất Phú Yên từ cuối thế kỷ 16 đền đầu thế kỷ 17

16 thg 6, 2018

Hoang tàn mộ phần phi tần bạc mệnh

Từng là phi tần của vua Thành Thái nhưng một người con của làng Hội Kỳ (xã Hải Chánh, H.Hải Lăng, Quảng Trị) là bà Dương Thị Ngọt đã chết một cách đầy bí ẩn. Ngày nay, ngôi mộ của bà vẫn còn đó, nhưng hoang phế đến mức tội nghiệp như chính cuộc đời của giai nhân này…

Mộ bà Dương Thị Ngọt xuống cấp nghiêm trọng. ẢNH: NGUYỄN PHÚC 

12 thg 6, 2018

Tìm hiểu về truyền thuyết ngôi mộ công chúa Mỹ Thanh

1. Bí ẩn về ngôi mộ đá ong và truyền thuyết 

Trên tuyến lộ Nam Sông Hậu đi từ TP. Cần Thơ đến tỉnh Bạc Liêu, khi đi qua cầu Mỹ Thanh 2, thuộc địa bàn giáp ranh huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu, nhiều người đều nhắc đến ngôi mộ đá ong, được truyền tụng là ngôi mộ của công chúa Mỹ Thanh. Ngôi mộ này nằm trên địa bàn xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu), khi qua cầu Mỹ Thanh 2 được khoảng gần 1km, đến ngã ba khu vực chợ ấp Huỳnh Kỳ, rẽ phải đi khoảng 2km là đến ngôi mộ này. 


Đoàn khảo sát do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thể làm Trưởng đoàn đến tham quan ngôi mộ vào tháng 4/2016 

Nằm trơ trọi trên mảnh đất nhỏ, chung quanh là những ngôi nhà tol, lá của người dân, ngôi mộ đá ong đã bị mất phần đá ong phủ bề mặt khá nhiều, chỉ còn lại một ít ở phần đầu và phía chân mộ. Mọi người vẫn chưa biết dưới ngôi mộ đá ong là hài cốt của ai; nhưng chuyện kể về công chúa Mỹ Thanh và các vị đi theo, ai cũng có nghe và kể lại từ thế hệ này cho thế hệ khác khoảng 200 năm nay. Nhiều năm nay, ngôi mộ đá ong vẫn được nhiều người đến chiêm bái, thắp nhang và cầu nguyện. Sự linh thiêng của ngôi mộ thể hiện qua số người đến viếng ngày càng nhiều và số đá ong được người thành kính “thỉnh” về thờ trong nhà cũng không ít. Vì vậy, ngôi mộ đá ong ngày càng mất đi những miếng đá ong, dù chính quyền địa phương nghiêm cấm việc bốc, cạy lấy những miếng đá ong này.

28 thg 5, 2018

Tang chứng rùng rợn tội ác Khmer Đỏ ở Việt Nam

Không khỏi thắt lòng khi chứng kiến hài cốt hàng trăm trẻ em Việt bị Khmer Đỏ sát hại...

Từ ngày 18 - 30/4/1978, 3.157 dân thường (trong tổng số 16.000 dân) ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bị quân Khmer Đỏ sát hại dã man. Từ năm 1979, một nhà mồ đã được dựng lên ở mảnh đất đau thương này để tưởng nhớ những người đã khuất.

8 thg 5, 2018

Viếng mộ Kim Đồng

Thế hệ của tui không thân quen lắm với tên Kim Đồng, vì năm 1975 đã học cấp 3. Thế nhưng các em tui và những lớp trẻ sau này đều rất quen biết và gần gũi với tên này. Ở Long Khánh có trường Kim Đồng, đó chính là ngôi trường tiểu học mà tui đã theo học ngày xưa. Dĩ nhiên hồi đó nó không phải mang tên Kim Đồng, mà là Trường Nam Tiểu học Tỉnh lỵ Long Khánh.

Dẫu vậy, trên đường ra Cao Bằng tui cũng dừng chân ở Khu Di tích Kim Đồng, nơi ấy có mộ của Kim Đồng và mẹ anh.

Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Khu di tích gồm có mộ và tượng Kim Đồng sát ngay chân rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh cây nghiến xanh biếc, luôn tỏa bóng mát.

14 thg 1, 2018

Vị trí đặc biệt của ngôi mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng

Ngôi mộ của cụ Huỳnh Thúc Kháng hướng ra một khoảng không gian rộng mở, bao quát toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi với dòng sông Trà Khúc vắt ngang...

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) là nhà yêu nước lỗi lạc của Việt Nam trong giai đoạn thực Pháp đô hộ. Sau khi mất, cụ được an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn (xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), ngọn núi được coi là biểu tượng của đất Quảng Ngãi.