Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào Cai. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 9, 2018

Cây cầu gỗ tại Sa Pa vô tình nổi tiếng khắp thế giới

Tấm ảnh chụp cây cầu gỗ ở Việt Nam trở thành một trong những sản phẩm trang trí bán chạy nhất của hãng nội thất Thụy Điển. 

Nếu từng đặt chân vào một cửa hàng Ikea ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn có nhiều khả năng sẽ thấy một bức ảnh chụp hình một cây cầu mờ ảo trong sương. Đây chính là tác phẩm do nhiếp ảnh gia Mỹ, Skip Nall, thực hiện trong chuyến du lịch Sa Pa năm 2006.

Tác phẩm mang tên 'Bridge Jungle Journey' (Cây cầu dẫn tới rừng xanh) có giá từ 139 USD, cho kích thước khoảng 1x1,3m. Ảnh: Skip Nall. 

Chia sẻ về bức ảnh để đời, Nall kể lại rằng mình nhận được một cuộc điện thoại vào năm 2009, từ một công ty hỏi mua bản quyền tác phẩm cho một mẫu in ấn. Khi ấy, Nall đang chuyển nhà đến Philippines và toàn bộ dữ liệu, tập tin... đều nằm trên một tàu chở hàng trên biển. Ông trả lời phía công ty rằng mình sẽ gọi lại khi ổn định tại nhà mới.

14 thg 6, 2018

Một vòng chợ phiên từ cao nguyên trắng

Những phiên chợ vùng cao ở Lào Cai luôn đậm đà bản sắc văn hoá đồng bào thiểu số. 

Thật không ngoa khi nói rằng chợ phiên vùng cao là “đặc sản” của vùng đất Lào Cai - “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. 

Mỗi phiên chợ đều có những nét riêng mang đặc trưng của từng vùng, nhưng đều là nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, thường diễn ra vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, một số ít diễn ra vào các ngày trong tuần.

13 thg 6, 2018

Mận Bắc Hà bạt ngàn thẫm đỏ giòn ngọt níu chân du khách

Những vườn mận Tam hoa của đồng bào dân tộc H'Mông được trồng bạt ngàn trên các sườn đồi và phủ kín những thung lũng kẹp giữa hai ngọn núi cao ngút ngàn. 

Cách thành phố Lào Cai 65km về hướng Đông Bắc, huyện Bắc Hà nằm trong khu vực đầu nguồn sông Chảy, thuộc vùng núi cao có khí hậu quanh năm mát mẻ. Mùa này đến với Bắc Hà, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vườn mận Tam Hoa và mua mận tại chợ phiên Bắc Hà.

"Vườn mận Tam hoa rộng hơn 3ha đang vào vụ thu hoạch, phục vụ khách du lịch đến tham quan và mua mận hái tại vườn" anh Lục Minh Công - chủ vườn mận tại thị trấn Bắc Hà chia sẻ 

3 thg 6, 2018

3 địa điểm ngắm lúa chín đẹp nhất Việt Nam

Không cầu kì hay phô trương, vẻ đẹp giản dị gần gũi của 3 địa điểm dưới đây thực sự để lại nhiều ấn tượng với mọi người.

Với nhiều người, mùa lúa chín là một thời điểm đẹp nhất trong năm

9 thg 5, 2018

Độc đáo lễ đặt tên của người Giáy, Lào Cai

Lễ đặt tên cho trẻ nhỏ là một phong tục đẹp vẫn được cộng đồng người Giáy gìn giữ đến ngày nay. Nghi lễ này góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho kho tàng văn hóa phong tục của dân tộc Giáy ở Lào Cai.

Cũng như cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, đồng bào Giáy ở Lào Cai có những nghi lễ vòng đời cho mỗi một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Điều đó, cho thấy đồng bào dân tộc cũng rất quý trọng con người, mỗi con người sinh ra đã có một vòng sinh tử nhất định.

Lễ đặt tên cho trẻ nhỏ người Giáy phải có sự tham gia chứng kiến của hai bên gia đình nội, ngoại. Lễ vật dâng cúng có thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, hương, hoa… Sau khi nấu nướng xong thức ăn và sắp xong lễ vật, nghi lễ đặt tên cho trẻ nhỏ bắt đầu.

Người Giáy ở Sapa. 

20 thg 4, 2018

Băng giá bao phủ Fansipan, đỗ quyên biến thành hoa tuyết

Nhiều du khách đến Fansipan ngỡ ngàng khi được ngắm hiện tượng băng giá giữa tháng 4, đúng mùa hoa đỗ quyên nở. 

Hiện tượng băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan, Sa Pa, Lào Cai từ đêm qua và kéo dài đến sáng nay. Cây cỏ và nhiều công trình ở độ cao hơn 3.000 m sáng 7/4 vẫn bao phủ bởi lớp băng giá trong suốt. 

28 thg 3, 2018

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Mở đầu đại lễ cấp sắc là cầu trời đất, thỉnh Ngọc Hoàng. Sau đó các nghi thức trong lễ cấp sắc 12 đèn được tiến hành theo trình tự, các thầy sẽ đánh trống, chiêng, thổi tù và trong mỗi nghi lễ. 

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Theo quan niệm của người Dao đỏ, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành thầy cúng cao cấp, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

16 thg 3, 2018

Phiên chợ trong sương

Chợ phiên Y Tý có một điều khá độc đáo là người bán và người mua thường không hiểu ngôn ngữ của nhau, nên “phiên giao dịch” diễn ra theo các ký hiệu cho đến khi cả người mua và người bán đều nở nụ cười đồng ý hoặc những cái bắt tay thân thiện. 

Diễn ra vào sáng thứ Bảy hàng tuần, chợ phiên Y Tý là nơi hội tụ, trao đổi, mua bán sản vật của người dân các dân tộc Hà Nhì, Dao Đỏ, Ráy và Mông của huyện vùng cao Bát Xát (Lào Cai).

Chợ phiên nằm ở trung tâm xã Y Tý, họp từ sáng sớm, chợ đã nhộn nhịp khi sương mù còn đặc quánh núi rừng. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi tâm tình của những người bạn tâm giao, nơi hò hẹn của nam, nữ các bản làng tạo nên bức tranh văn hóa sinh động cho vùng sơn cước.


Một góc chợ vùng cao Y Tý.

15 thg 3, 2018

Nghề dệt truyền thống của phụ nữ Tày Nghĩa Ðô

Vùng đất Nghĩa Đô, Bảo Yên không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh nên thơ, nét văn hóa đặc sắc cùng nhiều món ăn truyền thống độc đáo mà còn bởi những sản phẩm thổ cẩm đầy màu sắc, trong đó có chăn len. 

Sự khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế của phụ nữ Tày Nghĩa Đô được thể hiện rõ nhất trong sản phẩm đặc sắc này.

Chẳng ai nhớ nghề dệt chăn thổ cẩm có từ bao giờ, chỉ biết từ nhỏ, mọi người đã thấy các bà, các mẹ ngày ngày cần mẫn bên khung cửi. Việc dệt chăn của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn nên chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Trước đây, sản phẩm làm ra không mang tính hàng hóa, chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình. Do đó, công việc dệt vải thường được phụ nữ Tày thực hiện sau khi đã làm xong việc đồng áng, hoặc tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi vào buổi trưa hay ban đêm. 


Phụ nữ Tày Nghĩa Đô giữ nghề dệt chăn truyền thống. 

6 thg 3, 2018

Quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan: Đường lên cõi Phật mây bay

'Quá trình thi công công trình kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan có thể gọi là một kỳ công'- Giáo sư, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nói.

Du xuân tại quần thể tâm linh trên đỉnh Fansipan - Ảnh: S.G

Đền đáp những kỳ công ấy là những kiệt tác giữa mây ngàn gió núi, để người Việt có thêm một điểm đến linh thiêng chiêm bái cầu an.

18 thg 2, 2018

Huyền bí tập tục người Dao đỏ

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát (Lào Cai) lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cuội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.

Đám cưới theo phong tục truyền thống
 
Người vùng Tây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước, người Dao ăn theo lửa” để chỉ đặc tính của các tộc người này là: Người Mông thường sinh sống trên những ngọn núi mây mù, người Thái thường sinh sống ở gần nguồn nước sông, suối, người Dao có nhiều tập tục tín ngưỡng liên quan đến lửa như Lễ cấp sắc, lễ nhày lửa...
Tình cờ gặp ông thầy cúng Chảo Duồn Liềm nổi tiếng trong vùng Bát Xát, nghe chuyện ông sắp làm chủ lễ cưới theo phong tục truyền thống cho đôi nam nữ ở thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường), chúng tôi theo chân ông đến gia đình ông Chảo Phù Sài ở thôn Tùng Chỉn I khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi).

Bên chén rượu, thầy cúng Chảo Duồn Liềm khề khà cho biết: “Người Dao chúng tôi quan niệm, cô dâu Tẩn Mẩy khi về nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp. Vì vậy, lễ cưới này bắt buộc phải có lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ đón dâu vào nhà”.

Đoàn đón dâu nhà trai cúi chào cô dâu và nhà gái. 

7 thg 2, 2018

“Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” - nhất định phải đến

Cảm xúc thật khó diễn tả khi đặt chân lên mỏm đất nhìn rõ ngã ba sông - nơi sông Hồng chảy vào đất Việt. 

Điểm sông Hồng chảy vào đất Việt - nơi, theo nhiều bạn trẻ, “nhất định phải đến”

Thật lạ, ở chỗ hòa vào nhau ấy, dường như sông lại hiền hòa, làm người ta muốn hay không cũng phải sống chậm lại, ngẫm nghĩ và cảm nhận về cuộc sống của người dân vùng biên, của những chiến sĩ biên phòng.

Điểm hẹn của chúng tôi là thôn Lũng Pô I, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đường từ thành phố Lào Cai đến xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) ngoằn ngoèo và có những đoạn vẫn là đường đất khiến xe lắc lư, khiến người cầm lái, dù là ôtô hay xe máy cũng phải cứng tay hơn. Cung đường này khá đẹp khi đi thẳng hướng Bản Vược - Trịnh Tường bởi chạy dọc sông Hồng. Nhìn bên kia là Trung Quốc. Những người bạn trẻ chúng tôi gặp trên đường đã đi ôtô từ Hà Nội lên Lào Cai rồi thuê xe máy đến Lũng Pô. Đích mà cả chúng tôi và các bạn trẻ đến là Cột cờ Lũng Pô (thôn Lũng Pô I, huyện Bát Xát). 

27 thg 1, 2018

Rong chơi ở Tà Phìn

1. Ra khỏi Sa Pa trên con đường hướng về thành phố Lào Cai chừng hơn 6 km thì có một con đường rẽ bên trái. Không có bảng hướng dẫn, chỉ có thể tìm đường bằng cách hỏi miệng với cô chủ tiệm bán tạp hóa ở ngã ba: “Cô ơi, có phải đây là con đường đi Tà Phìn”. Cô chủ tiệm gật đầu. Con đường theo sự chỉ dẫn của cô chủ tiệm tạp hóa là một con đường có đủ loại ổ gà, ổ trâu, ổ… voi. Đi một đoạn thì gặp một trạm thu phí nho nhỏ ven đường, cô nhân viên ăn nói ngọt ngào: “Dạ, mỗi đầu người bốn chục ngàn ạ!”. Tiền trao tay rồi qua cổng, không có vé, chẳng biên nhận.

Phải ghìm chặt tay lái để lạng lách trên những con dốc, bên dưới ruộng lúa vào mùa lúa chín với màu vàng quyến rũ, nhưng muốn nhìn ngắm thì chỉ có cách duy nhất là dừng xe, có chỗ hố sâu, tay lái suýt chao té xuống…



Kỳ thú Mường Hum

Mường Hum thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là một vùng đất hoang sơ, thơ mộng, nơi sinh sống của người dân tộc Mông, Hoa, Giáy, Dao, Hà Nhì… Tiết trời Mường Hum quanh năm mát mẻ, vì vậy cây cỏ quanh năm tươi tốt. Mường Hum thu hút du khách tìm đến thường vào mùa xuân và mùa thu. Mùa này, Mường Hum đẹp như một bức tranh thiên nhiên quyến rũ. 

Những triền núi chập chùng, nhấp nhô uốn lượn với những vạt rừng xanh thẳm. Phía dưới là những thửa ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm một cách khéo léo cho đồi núi. Vào thời gian thu hoạch, ruộng bậc thang Mường Hum rực vàng lúa chín. Đứng trên những mỏm đá, phóng tầm mắt ra xa, du khách không khỏi trầm trồ với hình ảnh những sóng lúa đang lượn trên đồng. 


Ruộng bậc thang như những đường viền tô điểm vẻ đẹp cho những triền núi Mường Hum.

Lưu giữ hương vị lạp sườn Mường Khương

Nhờ có công nghệ bảo quản tốt, người ta có thể làm lạp sườn quanh năm. Nhưng với những người làm lạp sườn ở Mường Khương (Lào Cai), tháng 10 âm lịch là thời điểm làm ra món lạp sườn ngon và đúng vị nhất. 

Bí kíp chế biến món lạp sườn ngon


Từ lâu món lạp sườn gác bếp hay hun khói đã trở thành món ăn truyền thống, sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, Xuân về ở Mường Khương. Không ai nhớ rõ nguồn gốc của món lạp sườn này. Nhưng theo các cụ cao niên thì có lẽ món lạp sườn bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn. 

Lạp sườn được hong khói. 

25 thg 12, 2017

Những món ăn độc đáo Tây Bắc

Ở vùng cao Tây Bắc có rất nhiều món đặc sản nổi tiếng được du khách tìm thưởng thức. Tuy nhiên, có những đặc sản Lào Cai tuy ít đâu có được nhưng lại khiến thực khách lần đầu nhìn thấy phải phát khiếp. Đó là món con tằm gai ăn lá sắn rang khô với lá chanh, món măng đắng chấm mẻ chua, món trứng kiến đen đồ xôi nếp...

Món tằm gai rang giòn 

Từ khá lâu rồi, vùng Lào Cai – Cam Đường đã xuất hiện món rang mặn cả con tằm ăn lá sắn, thay cho việc chờ giống tằm này biến thành nhộng như tằm ăn lá dâu mới chế biến thành món ăn ngon.

Tằm này là giống của Ấn Độ và du nhập vào vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước. Do dễ nuôi và năng suất cao nên thời đó, ở vùng thấp tỉnh Lào Cai phát triển mạnh phong trào nuôi tằm ăn lá sắn để cải thiện bữa ăn cho các gia đình. 

Tằm ăn lá sắn. 

21 thg 12, 2017

Thong dong dạo bước chợ phiên phố núi Sa Pa

Phiên chợ ở trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) tuy có dáng dấp của chợ phố thị nhưng vẫn không mất đi sắc màu vùng cao. Điều đó hiện rõ ở những dãy chợ với sự góp mặt của đồng bào vùng cao trên những bản làng ở Sa Pa và những mặt hàng không thể thiếu được mỗi khi đồng bào xuống núi.

Rau đậu Hà Lan là đặc sản không thể thiếu ở phiên chợ Sa Pa. 

Dọc hành lang bên ngoài chợ là cả một dãy dài những mặt hàng chủ yếu là nông sản của đồng bào vùng cao. Tại đây, người Mông, Dao, Giáy mang đủ các thứ hàng xuống chợ.

8 thg 11, 2017

Cuộc sống vắt vẻo trên đỉnh mờ sương ở bản Mông Lùng Ác

Con người nơi đây đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để giành lại sự sống từ bao đời nay.

Bản Mông Lùng Ác xã Vĩnh Yên (Bảo Yên- Lào Cai) nằm vắt vẻo lưng chừng trời. Từ trung tâm xã, phải qua chặng đường dốc núi gần 20 km uốn lượn mới lên được bản. Ảnh: Cây sắn đang lan tỏa màu xanh tốt trên đất đá cằn cỗi Lùng Ác, đây là nguồn lương thực giúp cho đồng bào sử dụng trong những lúc giáp hạt và chăn nuôi.

3 thg 11, 2017

Về Dền Sáng thăm làng nghề chạm bạc truyền thống

Ðến Dền Sáng (Bát Xát), du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sơ, mà còn được tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao qua nghề chạm bạc truyền thống.

Nằm yên bình bên dòng suối Tình, giờ đây, làng nghề chạm bạc truyền thống Nậm Dạng, xã Dền Sáng được du khách biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.

Du khách thích thú với nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Dền Sáng. 

23 thg 10, 2017

Choáng váng Sa Pa

Sa Pa đang thay đổi từng ngày, điều đó là cần thiết nhưng đó là một sự thay đổi méo mó và "ăn" vào môi trường thật đáng ngại.

Những tổ hợp khách sạn mọc lên giữa trung tâm thị trấn Sa Pa, tiếng ồn cũng như rác thải xây dựng là điểm trừ với du lịch Sa Pa lúc này - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Lần đầu tiên tôi đến Sa Pa vào năm 2012, chỉ mới 6 năm thôi nhưng Sa Pa bây giờ khác quá. Đi tìm sự tĩnh mịch, sạch sẽ và lãng mạn đã là chuyện của ngày xưa.

Sa Pa giờ đây là một đại công trường lớn, với vật liệu xây dựng ngổn ngang, với những quả đồi bị băm nát để làm nơi nghỉ dưỡng và những đứa trẻ người địa phương "bu" lấy những vị khách du lịch nước ngoài và không đoái hoài tới sự khó chịu của họ.