Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 6, 2019

Quán ăn đưa thực khách quay về quá khứ ở Cần Thơ

Địa chỉ ẩm thực ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ gây ấn tượng với du khách bởi căn nhà cổ và bữa cơm truyền thống của người Nam bộ.

Quán ăn Hồi Đó nằm trong một con hẻm trên đường Trần Bình Trọng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Không gian cho thực khách gồm căn nhà cổ và khoảng sân trước, trang trí với hơn 60 bức ảnh thu nhỏ về cuộc sống người Nam bộ xưa. Thực đơn phục vụ hơn 30 món ăn đậm chất miền Tây, theo kiểu mâm cơm gia đình. 

30 thg 5, 2019

Về miền Tây ăn bánh tằm ngũ sắc

Hơn 40 năm qua, ông Dương Hoàng Trung (68 tuổi, ngụ P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vẫn luôn giữ hồn những chiếc bánh quê. Đặc biệt, bánh tằm se ngũ sắc do ông làm ra có hương vị rất riêng và đẹp mắt.

Ông Dương Hoàng Trung với hơn 40 năm làm bánh dân gian. DUY TÂN 

Ông Trung kể, từ năm 1970, ông đã thường phụ mẹ làm bánh dân gian, dần dần đam mê rồi quyết tâm theo nghề. Đến khi lấy vợ là bà Trương Thị Chiều (năm nay 63 tuổi) có cùng sở thích, năng khiếu nên hai vợ chồng cùng nhau giữ nghề cho đến nay. 

16 thg 5, 2019

Trên dòng sông Hậu

Là một trong những chợ nổi lớn nhất và lâu đời nhất vùng Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng chính là điểm nhấn ấn tượng nhất đối với du khách khi xuôi dòng Hậu Giang khám phá đời sống người dân miền sông nước phương Nam.

Đến với Cần Thơ, du khách không thể bỏ qua hành trình du lịch khám phá dòng Hậu Giang vì từ lâu đây đã là một trải nghiệm nổi tiếng của vùng đất này. Chúng tôi lựa chọn chợ nổi Cái Răng là địa điểm khám phá đầu tiên cho hành trình xuôi dòng Hậu Giang. Từ 5 giờ sáng, chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên sông Hậu đưa chúng tôi đến chợ. Có điều đặc biệt là chợ nổi Cái Răng chỉ họp từ 5-7 giờ sáng hàng ngày. Các thương lái thu mua hoa quả từ các miệt vườn quanh vùng rồi về đây tập trung lại thành một khu chợ nhộn nhịp ngay trên mặt sông.

Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những gian hàng di động ngay trên sông Hậu. Tiến vào trung tâm khu chợ nổi du khách sẽ bắt gặp rất đông du khách nước ngoài cùng tới đây hòa mình vào cuộc sống văn hóa sông nước của người dân nơi đây. Nhưng trước khi đi mua sắm những loại hoa quả tươi ngon đầy ắp ghe thì du khách đừng quên thưởng thức những tô bún giò nóng hổi. 

Dòng sông Hậu chảy qua Tp. Cần Thơ với tổng chiều dài là 65 km, đã tạo cho vùng đất này một nét văn hóa đặc sắc vùng sông nước phương Nam. Ảnh: Tất Sơn

27 thg 4, 2019

Cá vồ đém

Khi anh Lâm văn Sơn dẫn tui vô bếp của Vườn trái cây Vàm Xáng để chọn món ăn, tui được hỏi: Ăn cá gì? Cá lóc hay cá vồ đém?

Tui hả họng, hỏi anh Sơn: Cá vồ đém là cá gì? Ảnh nói: Nó là một loại cá tra, hiếm và ngon hơn cá lóc. Chọn ăn vồ đém đi. Và ảnh chỉ cho tui coi một dĩa cá vồ đém đã làm sẵn như trong hình sau.


Tui hỏi: Sao kiu là vồ đémAnh Sơn trả lời là: Tại hai bên ngực nó có hai cái đémMấy bạn nhà bếp nghe vậy liền kêu lên: Dẫn ổng ra ngoài ao bắt con vồ đém còn sống lên coi thì mới biết chớ con này đã chặt khúc ra rồi sao thấy cái đém!

23 thg 4, 2019

Quán cà phê cho khách ngồi dưới hồ cá ở Cần Thơ

Bàn được đặt dưới hồ nước để khách vừa uống nước vừa ngắm hoặc cho đàn cá koi, cá trê màu hồng ăn.

Quán cà phê ngắm cá nằm trong khu dân cư 586, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Quán có diện tích gần 400 m2, phần lớn là không gian mặt nước. 

21 thg 2, 2019

Những uẩn khúc của loài cá vồ cờ

Con cá có nhiều uẩn khúc ở miền Tây là con cá vồ. Đó là nói cá vồ con vài ký đổ lại, không nằm trong Sách đỏ. Người khen ngon. Kẻ chê thịt lạt. Lại nhiều truyền thuyết, nhiều hàm oan.

Cá vồ mùa nước về nướng cũng đủ béo, thịt cá không bở lắm.

Thường dân miền Tây khen cá vồ ngon. Con cá nặng chừng ba đến năm ký ăn rất đã. Nhất là cá vồ bắt dưới sông Vàm Nao. Chỉ riêng mình Ba Cát, tay sát cá có cỡ trên sông Trường Tiền, ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, chê: “Thịt cá dồ ăn lạt nhách!”.

9 thg 2, 2019

Xe điện đưa khách tham quan thành phố Cần Thơ

Với tuyến tham quan nội ô bằng xe điện, du khách không chỉ được ngắm cảnh mà còn có thể dừng chân mua sắm, trải nghiệm ẩm thực địa phương. 

Mô hình xe điện phục vụ du lịch đã không còn xa lạ với du khách khi đến tham quan ở các thành phố trong cả nước. Tại Cần Thơ, dịch vụ này không chỉ đưa du khách ngắm cảnh phố phường, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Bến Ninh Kiều, nhất là lúc về đêm lấp lánh ánh đèn, mà còn có thể dừng chân mua sắm, thưởng thức các món ăn vặt ở khu chợ đêm Trần Phú...

Du lịch bằng xe điện ở nội ô quận Ninh Kiều, khách sẽ đi qua đường Nguyễn Trãi, nơi được gọi là thiên đường mua sắm ở Cần Thơ. Ở đây bán đầy đủ mặt hàng như quần áo, dây nịt, đồng hồ, túi xách, giày dép thời trang, giày thể thể thao... Giá các mặt hàng từ trung bình đến cao tùy theo thương hiệu. Du khách có thể dừng chân tại tuyến đường này để chọn quà cho mình hoặc bạn bè, người thân.

17 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông khởi lập từ thế kỷ 13. Sau nhiều năm tháng, thiền phái này bị quên lãng. Từ năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ là người đã gầy dựng lại Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Ngài đã cho xây dựng nhiều thiền viện Trúc Lâm trên khắp cả nước (và cả ở nước ngoài), trong đó được biết đến nhiều nhất là Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (tức Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, 1993), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh, 2002), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc, 2005)... Thế nhưng mãi đến năm 2012 vẫn chưa hề có ngôi thiền viện Trúc Lâm nào ở miền Tây Nam bộ (trong khi sinh quán của ngài Thích Thanh Từ là ở Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam bộ).

Để thỏa ước mong của Phật tử nơi đây về một nơi tu tập, ngôi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công năm 2012 tại Tiền Giang, và khánh thành ngày 22/11/2015. Gần như đồng thời, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khởi công tại Cần Thơ ngày 16/7/2013, khánh thành ngày 17/5/2014. Kế đến là Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh, khởi công năm 2014, khánh thành ngày 31/1/2016.

Ngôi chánh điện
.

29 thg 11, 2018

Chùa Hội Linh - Một di tích lịch sử văn hóa Quốc gia

Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai năm Đinh Mùi – 1907, theo dòng Thiền Tông Lâm Tế. Chùa do một gia đình phật tử - ông Phạm Văn Bường (pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám (pháp danh Thông Ngọc) cúng dường đất cho Hòa thượng Thích Khánh Hưng, thế danh Quý Thanh Hương đứng ra trông coi xây cất. 


Chùa Hội Linh. 

13 thg 10, 2018

Bánh xèo củ hũ dừa bình dân tại Cần Thơ

Nằm trên con đường Cái Sơn - Hàng Bàng, vừa nhỏ lại vừa xa trung tâm thành phố Cần Thơ nhưng quán bánh xèo ở đây không bao giờ ngơi khách ra vào.

Bánh xèo miền Tây không khó tìm ở Cần Thơ, nhưng để kiếm một quán bánh xèo “đúng chất” với giá cả phải chăng, du khách không thể bỏ qua quán Bảy Tới, một địa chỉ ăn uống nổi tiếng nằm trên đường Cái Sơn - Hàng Bàng.

Ấn tượng đầu tiên của du khách về quán là dãy bếp dựng sát tường ngay gần cửa vào. Thông thường, các quán ăn thường đặt bếp ở sau nhà, khuất tầm mắt thực khách. Ở đây, hàng bếp than củi với những khuôn đúc vỏ bánh được bày ra trước mắt cho thực khách trong lúc chờ đợi có thể quan sát sự khéo léo của người đầu bếp.

15 thg 8, 2018

Hủ tiếu pizza Cần Thơ

Các lò hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ có đã lâu rồi, tập trung nhiều ở Cái Răng, bên rạch Rau Răm, trong đó nơi được nhiều du khách biết đến nhất là lò Pizza hủ tiếu Sáu Hoài.


Ban đầu thì nơi đây cũng là lò hủ tiếu như những nơi khác thôi (không có chữ pizza). Chủ cơ sở là ông Huỳnh Hữu Hoài, 61 tuổi, cho biết là gia đình ông bắt đầu làm hủ tiếu từ năm 1976, đến nay được hơn 40 năm. Cơ duyên mở ra khi người con trai lớn của ông là Huỳnh Hữu Diệp lên TPHCM vừa học đại học vừa học nấu bếp ban đêm, khi về quê đã vận dụng kiến thức chế biến các món ăn mới lạ từ hủ tiếu. Món hủ tiếu giòn được khách nước ngoài thích thú đặt tên là “Pizza” hủ tiếu. Chính món ăn lạ này đã thu hút du khách đến để thưởng thức. Vốn tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh, anh Huỳnh Hữu Diệp nhanh chóng biến lò hủ tiếu của gia đình mình thành một điểm du lịch đa dạng (từ năm 2013): vừa là du lịch ẩm thực (được ăn các món hủ tiếu đặc biệt), vừa là tham quan làng nghề (được trực tiếp tham gia vài công đoạn trong quy trình sản xuất sợi hủ tiếu), vừa là du lịch sinh thái (tham quan vườn cây ăn trái bên sông nước hữu tình), lại là điểm mua sắm quà lưu niệm nữa.

9 thg 8, 2018

Bộ đỉnh đồng hơn 15 năm lưu lạc

Nói đến lễ hội Kỳ Yên ở miền Tây Nam bộ có lẽ chẳng nơi nào tổ chức long trọng quy mô như ở đình Bình Thủy.

Bộ đỉnh quý giá, cao gần 1 thước 

Đây là ngôi đình độc đáo không chỉ về kiến trúc nghệ thuật mà còn chứa đựng nhiều giai thoại xung quanh việc tín ngưỡng thờ cúng.

2 thg 6, 2018

Đặc sản bánh hỏi nem nướng ở Cần Thơ

Thực khách có thể ăn bằng cách dùng tay cuộn bánh hỏi với nem nướng, kèm rau sống, dưa leo, khế, củ kiệu hoặc ăn chung vào một chiếc bát. 

Vào mỗi buổi chiều, các quán ăn ven đường ở quanh bến Ninh Kiều lại tấp nập thực khách. Đi bộ vài phút từ bến, dọc theo các con phố, bạn có thể khám phá cả thế giới ẩm thực của xứ "gạo trắng nước trong" này. Một trong những món ăn được thực khách yêu thích nhất ở đây là bánh hỏi nem nướng.

Quán Thanh Vân là địa chỉ bán bánh hỏi nem nướng nổi tiếng nhất xứ Tây Đô. Ảnh: Cổng TTĐT Cần Thơ. 

13 thg 5, 2018

Làng bánh tráng 200 tuổi hốt bạc mùa Tết

Cứ vào khoảng tháng 11 âm lịch hằng năm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) có từ 200 năm nay lại rộn ràng chuẩn bị mùa bánh Tết. 

Đến Thuận Hưng những ngày giáp Tết này, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp ngỡ ngàng của hàng ngàn vỉ bánh tráng xếp thành từng hàng dài như tấm lụa trắng uốn lượn theo các tuyến đường, mùi bánh tráng tỏa hương thơm ngát.

Kiếm bạc triệu mỗi ngày 


Ngay từ sáng sớm nhiều mẻ bánh đã được ra lò. Nhịp sống lao động nơi đây vô cùng nhộn nhịp, ai cũng tất bật với công việc của mình, người tráng, người lấy bánh, người phơi bánh. Các ống khói đốt lò tráng bánh tỏa ra từ nhiều căn nhà.

3 thg 4, 2018

Bánh lọt nước cốt dừa Cần Thơ

Có những món ăn tưởng chừng rất “quê” đã trở thành món “độc” và khó tìm ở nơi phố thị. Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt như vậy… Một ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly bánh lọt nước cốt dừa thì còn gì ngon bằng.

Bánh lọt là món ăn thích hợp vào những ngày nằng nóng

Trong ký ức tuổi thơ của tôi, có 2 loại bánh lọt mà mẹ vẫn hay làm, bánh lọt mặn thường ăn cùng nước lèo có tôm – thịt giống như bánh canh, còn bánh lọt ngọt thì ăn cùng nước đường và nước cốt dừa. Đất Cần Thơ nổi tiếng có bánh lọt lá cẩm với màu tím lấy từ lá cẩm nhưng xanh lá dứa thì thông dụng hơn.

2 thg 3, 2018

Độc đáo lễ hội tống tà ma ở miền Tây

Chiều 1.3, tại miếu Bà Xóm Chài ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, diễn ra lễ hội tống phong (tống ôn, tống gió hay tống tà ma).

Lễ hội tống phong (còn gọi là tống ôn, tống gió hay tống tà ma…) là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời ở vùng nông thôn Nam bộ 

1 thg 3, 2018

Khám phá, trải nghiệm Cồn Sơn ngày Tết

Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ.

Cồn Sơn là một vùng đất cù lao nhỏ khoảng 70 ha thuộc địa phận thành phố Cần Thơ, với diện tích tương đối nhỏ với chưa đầy 100 hộ dân sinh sống.

12 thg 1, 2018

Vịt nấu chao - món ăn nhất định phải thử khi đến Cần Thơ

Vịt nấu chao ngọt, thịt thơm mềm với hương vị độc đáo là món ăn nhất định bạn phải thử khi đến vùng sông nước Cần Thơ.

Vịt nấu chao - một loại đậu phụ lên men là món ăn đặc trưng của miền Tây sông nước và đặc biệt là món ngon trứ danh ở Cần Thơ. Rất nhiều quán ăn kinh doanh món vịt nấu chao này với rất nhiều kiểu nấu riêng biệt và công thức gia vị gần như hoàn hảo.

Du khách đến Cần Thơ cũng rất thích thú với món ăn này, chỉ cần một lần gọi món vịt nấu chao dạng lẩu, ngửi qua mùi hương và nếm thử một chút vị thì sẽ thấy vô cùng hấp dẫn. 

Vịt nấu chao là món ăn nổi tiếng ở Cần Thơ. Ảnh: Foody 

24 thg 12, 2017

Quán mì gốc Hoa lâu năm nhất ở Cần Thơ

Du khách ghé Cần Thơ thường tìm đến thưởng thức tô mì chú Lường với nước lèo trong veo, ngọt vị xương hầm mà không nhiều dầu mỡ. 

Chủ đầu tiên của quán mì là chú Lường, người gốc Hoa. Theo lời người nhà, chú mở quán từ hơn 50 năm trước. Tuy đã dời sang địa chỉ mới hơn 10 năm, quán mì vẫn được nhiều khách tìm đến, đặc biệt là người dân Cần Thơ.


Không gian khang trang nằm trên mặt tiền đường Lý Thường Kiệt, phường Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Ảnh: Phong Vinh. 

Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ

Chùa Ông được người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng từ hơn 120 năm trước, nay là điểm đến hút du khách tham quan ở Cần Thơ. 

Ngôi chùa nổi bật trên đường Hai Bà Trưng (quận Ninh Kiều) bởi dáng dấp của kiến trúc và màu sắc sặc sỡ đặc trưng của người Hoa. Chùa Ông được xây dựng từ năm 1894 trên diện tích 532 mét vuông với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán.