Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hà Tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 3, 2020

Chuyện ở làng chài đá Kỳ Xuân

Tôi vẫn thường gọi làng chài Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là làng chài đá theo cách riêng của mình. Mỗi lần ngắm những con thuyền cá neo mình bên những bãi đá lô nhô nơi làng chài này, tôi lại nghĩ đến sự kiên gan và tình yêu biển của những ngư dân nơi đây.

Vẻ đẹp của làng chài Kỳ Xuân. Ảnh tư liệu

Có lẽ không bãi biển làng chài nào lại có nhiều ghềnh đá như ở Kỳ Xuân. Suốt chiều dài 13 km bờ biển lô nhô đá tảng ấy là 6/8 thôn làm nghề đánh bắt. Không biết ai đã đem những tảng đá ấy dựng ngay bờ biển để nơi đây thành vùng biển độc đáo nhất của Hà Tĩnh. Những tảng đá sừng sững như muốn che chở cho dân làng chài qua những phong ba của đại dương xanh thẳm, đồng thời cũng là tiếng lòng của lớp lớp ngư dân bao đời kiên định một tình yêu với biển.

An Nhiên - yên bình một miền quê

Không sinh ra và lớn lên nhưng cơ duyên đưa tôi về sinh sống ở nơi này. Và mỗi sáng mỗi chiều, khi tiếng chuông nguyện nhà thờ vang lên hòa cùng nhịp sống tươi trẻ của các làng nông thôn mới kiểu mẫu, trong dư âm tiếng sóng sông Hộ Độ, tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp của một miền quê khởi phát từ sông nước đang ngày một rạng rỡ, thanh tân.

Nhất cận thị, nhì cận giang


Nói về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Nhiên - Hạ Hoàng mà tên gọi hành chính là xã Thạch Hạ, xưa thuộc Thạch Hà, nay thuộc TP Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Sông Hàn nhiều lần nhắc đi nhắc lại thế mạnh của một vùng sông nước “nhất cận thị, nhì cận giang”.

Bến đò Hạ Vàng nơi ghi dấu lịch sử hình thành xã Thạch Hạ

1 thg 3, 2020

“Làng sứa lá dung” miền biển Hà Tĩnh rộn ràng vào mùa

Sau Tết Nguyên đán, “làng sứa lá dung” với hơn cả trăm hộ tại xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt, chế biến những con sứa trắng nõn thành những miếng sứa vàng ươm, thơm phức. Người dân làng biển như rộn ràng hơn bởi “lộc biển” đầu mùa mang lại nguồn thu nhập khá.

Tạm gác những chuyến xa khơi, gia đình chị Lê Thị Thủy (SN 1970, thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) chuyển sang đánh bắt ven bờ “săn” sứa biển

30 thg 12, 2019

Mê mẩn hoàng hôn lãng mạn miền sơn cước Hà Tĩnh

Chiều Đông. Những tia nắng hiếm hoi trong ngày khuất dần sau những dãy núi tạo ra một khoảng không ấm áp trên bầu trời. Lang thang miền sơn cước Hương Sơn - Hà Tĩnh ngắm hoàng hôn sẽ mang lại cho bạn nhiều cảm giác lạ mà thú vị.

Những đám mây màu vàng vần vũ trên bầu trời khi chiều dần buông.

10 thg 12, 2019

Đông về ăn cọ hấp - đặc sản của tuổi thơ ở vùng quê Hà Tĩnh

Quả cọ có ở nhiều nơi, trải dài khắp ở các vùng quê Hà Tĩnh thế nhưng mang đậm vị béo vẫn là cọ ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Món cọ hấp cũng từ đó mà ra đời, mang lại những dư vị khó quên cho bất kỳ ai thưởng thức.

Chẳng biết từ bao giờ, cây cọ (còn gọi là cây tro) đã có mặt trên nhiều miền quê Hà Tĩnh. Trước đây, gần như nhà nào cũng đều trồng cọ trong vườn, chủ yếu để lấy lá - nhiều thì bán, ít thì để dùng lợp một số công trình trong gia đình. Ngày nay, dù lá cọ không còn được dùng nhiều như trước, nhưng nhiều gia đình vẫn lưu giữ lại cây cọ làm bóng mát, cảnh quan như một nét hồn quê...

9 thg 12, 2019

Đẹp ngỡ ngàng những bức tường hoa tigôn trên đường làng Hà Tĩnh

Ngỡ ngàng, xao xuyến là những xúc cảm của mỗi vị khách khi một lần được rảo bước dọc trên tuyến đường thôn Thông Tự, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Trong sắc nắng dịu nhẹ đầu đông, những giàn hoa ti gôn khoe sắc rực hồng trên nền xanh cây lá khiến không gian càng thêm yên bình, lãng mạn.

Mong muốn làm nên điều đặc biệt riêng có cho con đường thôn, 3 năm trước, ngoài chọn những giống cây phổ biến như chiều tím, chuỗi ngọc.... để làm hàng rào xanh, người dân thôn Thông Tự còn chọn giống cây tigôn để “khoác” bức tường hoa dọc những tuyến đường.

24 thg 11, 2019

Về Hà Tĩnh, “say” trong bát nước chè xanh nghĩa tình

Chẳng biết tự bao giờ, tập tục cả xóm quây quần uống nước chè xanh vào mỗi sớm mai, vào những buổi trưa hè hay đêm đông lạnh giá được hình thành đi vào trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân Hà Tĩnh.

Đậm đà bát nước chè xanh. Ảnh internet

Khi chú gà trống đậu trên cành, phô cái mào đỏ kiêu hãnh ngẩng cao cất tiếng gáy, cũng là lúc người phụ nữ trong gia đình nhanh chân đi om ấm nước chè xanh. Ấm chè xanh giản đơn nhưng là tâm huyết, tấm lòng hiếu khách của chủ. Công đoạn nấu nước chè được chuẩn bị rất cẩn thận, kỹ càng. Chè phải tươi, cành nhỏ, lá dày.

10 thg 11, 2019

Bánh mật xứ Cẩm... ăn một lần nhớ mãi

Đó là câu nói của những vị khách khi được thưởng thức món bánh mật độc đáo này. Nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, thơm ngon, bánh mật miền biển Nhượng (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu của những con người nơi đây.

Bánh mật xứ Cẩm được làm bằng bột của gạo nếp quê. Gạo nếp sau khi ngâm nước khoảng 2 giờ, vo sạch, xay nhuyễn rồi đem vào nhồi.

Trở về tuổi thơ với món bỏng gạo “vừa thổi vừa ăn” ở Hà Tĩnh

Bỏng gạo là thức quà dân dã ít khi bán sẵn ở các chợ của Hà Tĩnh nên nếu ai muốn ăn thường phải mang nguyên liệu đến cơ sở xay xát gạo trong làng để “nổ”. Vào mùa đông, cái món “vừa thổi vừa ăn” này lại gợi nhớ về một thời muốn lắm nhưng không dễ gì có được...

Nguyên liệu để nổ bỏng chính là gạo và đường - những thứ sẵn có trong bất cứ gia đình nông thôn nào. Nhưng để có những ống bỏng ngon, nhiều mùi vị hấp dẫn thì phải trộn hỗn hợp nhiều thứ lại với nhau. Ngoài gạo và đường nhiều người còn thêm chút ngô, lạc, đậu xanh, mì gói. Hay thậm chí bỏ thêm một vài lá chanh thái nhỏ.

5 thg 11, 2019

Thăm xứ sở trầm hương nổi tiếng nhất Hà Tĩnh

Người dân xã Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh) thực sự “đổi đời” nhờ trồng cây dó trầm. Từ cây dó trầm, họ đã năng động, sáng tạo chế tác ra những sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Theo chân anh Pham Văn Vinh (Giám đốc HTX Hương trầm, vòng trầm và TMDV Thành Vinh) tìm chọn mua cây dó trầm trong làng về để chế tác ra những sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm, chúng tôi đến khu vườn với hàng trăm cây dó trầm có độ tuổi từ 7 – 20 năm tuổi của một ông lão năm nay cũng đã gần 90 tuổi.

Đặc sắc lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở thị xã Hồng Lĩnh

Chiều 3/11, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh và UBND thị xã Hồng Lĩnh long trọng tổ chức lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười; tổng kết, trao thưởng Liên hoan thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Hà Tĩnh mở rộng năm 2019.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương

28 thg 9, 2019

Cà muối - Đậm đà tình quê Hà Tĩnh

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng với cà muối giòn và mặn. Từ cách muối cà truyền thống, ngày nay, người Hà Tĩnh còn có những “biến tấu” rất độc đáo, làm phong phú món ăn đậm đà hương vị quê nhà này...

Món cà muối rất dễ làm nên hầu như người nào cũng biết muối cà. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn ngày nay, cà muối cũng đã trở thành hàng hoá. Tại thành phố Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác đã xuất hiện nhiều hàng cà nổi tiếng. Chị Hương - người kế thừa cơ sở cà muối bà Vinh ở đường Xuân Diệu cho biết: “Cà nguyên liệu được nhập từ Đà Nẵng - là loại cà giòn, ngon. Ngoài món cà truyền thống, cơ sở của gia đình tôi còn có các món cà muối nước mắm, cà dầm tương. Mỗi loại có cách làm khác nhau và có hương vị khác nhau”.

18 thg 9, 2019

Mắm cáy Trung Lương

Chẳng biết tự lúc nào, người làng Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề làm mắm cáy. Chỉ biết rằng, từ nhiều đời nay, trên mâm cơm của người dân ở đây hiếm khi thiếu vắng bát nước chấm cáy đặc trưng…

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà. Lúc rảnh rỗi, bà con ra ven bờ sông để bắt cáy. Khi bắt bằng tay tận hang, cũng có phải dùng “mẹo” bằng mồi đơm để bắt được nhiều. Chẳng thế mà trước đây, dù ít hay nhiều, bà con đều có ít lon mắm cáy để trong nhà làm “của để dành”. Trước thì để cải thiện bữa ăn, nay lại là món ngon để thiết đãi khách có dịp về quê.

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà.

Nửa đêm theo nông dân Đức Thọ ra bờ sông La bắt cáy

Vào khoảng 2-3h sáng, khi thủy triều sông La xuống thấp, là lúc người dân thôn Vĩnh Đại, xã Đức Vĩnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) ra bờ sông săn bắt cáy. Săn cáy không chỉ kiếm thêm thu nhập, mà còn góp phần lưu giữ một nghề truyền thống của người dân ven sông La.

Khi thủy triều trên sông La xuống kiệt cũng là lúc người dân thôn Vĩnh Đại đi đặt bẫy bắt cáy

Có dịp được cùng chị Lữ Thị Hồng Trinh (thôn Vĩnh Đại) ra bãi bồi ven sông La để bắt cáy, chúng tôi mới cảm nhận được cái nghề hết sức thú vị này.

Bánh vo - vị ngon khó quên của người Hà Tĩnh

Mấy ai về mảnh đất Hà Tĩnh mà khi ra đi không nhớ miếng kẹo cu đơ, bánh đa vừng, bưởi Phúc Trạch hay mực nhảy Vũng Áng. Người dân Cẩm Xuyên cũng vậy, dù có đi đâu xa, làm gì cũng nhớ mãi hương vị dân dã như chứa đựng cả một bầu trời tuổi thơ của món quà quê mang tên bánh vo.

Bánh vo là thức quà xuất hiện từ rất lâu đời ở khắp các vùng quê ở huyện Cẩm Xuyên. Món bánh được làm từ bột gạo trắng dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với nhiều người dân nơi đây. Gạo phải được ngâm từ đêm hôm trước rồi xay mịn, sau đó quấy liên tục để bột dẻo, quánh, mịn.

Về Kỳ Anh coi chừng “nghiện” bánh đa chợ Cầu!

Bánh đa chợ Cầu ở xã Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ lâu đã nức tiếng bởi vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm làng nghề truyền thống. Kể cả những cụ cao niên cũng không ai nhớ rõ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ tỉ mẫn làm nên những chiếc bánh đa vừng thơm ngon.

Được truyền nghề qua nhiều thế hệ, đến nay, ở Kỳ Châu còn có khoảng hơn 20 hộ duy trì và phát triển nghề làm bánh đa. Để có sản phẩm bánh đa ngon, người làm nghề thường sử dụng gạo có độ dẻo ít (thường dùng gạo Khang Dân 18) để tráng bánh.

29 thg 8, 2019

Bánh ong - hương vị Tết ngọt ngào, dân dã của người dân Hà Tĩnh

Bánh ong (còn gọi là bánh chè lam) thường xuất hiện trên bàn thờ gia tiên hay bên cạnh khay bánh mứt ngày Tết tại nhiều vùng quê Hà Tĩnh. Món ăn dân dã mang hương vị của ruộng đồng nhưng có sức mạnh ghê gớm, làm khơi gợi những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ, khiến những người con xa quê phải khắc khoải nỗi nhớ nhà khi không thể trở về với Tết đoàn viên...

Bánh ong là món ăn có ở nhiều vùng quê khác nhau trên cả nước, mỗi nơi có những công thức và những biến thể khác nhau nhưng tựu chung lại đều có các nguyên liệu cơ bản là bột nếp, mật mía, gừng tươi, lạc rang và vừng trắng. Tại các xã Sơn Tiến, Sơn Lệ, Sơn An… ở huyện biên giới Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, món bánh ong đã có từ hơn một thế kỷ. Ngoài các nguyên liệu cơ bản nói trên, người dân nơơi đây còn cho thêm bột quế vào bánh ong để tăng thêm mùi thơm cho món ăn này.

Hà Tĩnh - miền đất giàu tiềm năng du lịch sinh thái



Lắng đọng dòng La


Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.


Bánh đúc đỏ Hương Sơn - Món ngon bạn nên thử một lần trong đời

Không ít người, khi về với phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bị “mê hoặc” bởi những chiếc bánh đúc gạo đỏ thơm hương gạo lứt. Bánh đúc đỏ tuy giản dị nhưng thấm đượm tình quê mộc mạc, ăn một lần nhớ mãi không quên.

Đã gần 30 năm nay, mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Tuyết (xã Sơn Thịnh) đều dậy từ 2h sáng tất tả chuẩn bị cho nồi bánh đúc đỏ để kịp bán tại chợ quê buổi sớm. Món bánh dân dã, mộc mạc, thấm đượm hồn quê này đã gắn bó với gia đình bà suốt từ nhiều đời nay. Bà thường mang bánh đi bán ở chợ Gôi (Sơn Thịnh), chợ Choi (Sơn Hà) và cũng đã có một lượng khách hàng thân thiết không nhỏ. Bánh đúc đỏ của bà từ lâu còn trở thành món quà quê dân dã mà người đi xa trở về thường lựa chọn để mang theo.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết đã gắn bó với món bánh đúc đỏ từ nhiều đời nay