Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 3, 2021

Tìm hiểu nghề nấu đường thốt nốt đặc sản nổi tiếng của An Giang

Cây thốt nốt từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của bà con dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang. Cây dễ trồng, thông thường thốt nốt được người dân trồng cặp các bờ ruộng, vừa giữ đất không bị xối mòn, vừa đem thu nhập cho gia đình. Cây thốt nốt có dáng dấp của cây dừa, cũng mang dáng dấp của cây cọ. Quả thốt nốt gần giống quả dừa và cùi thốt nốt cũng gần giống với cùi dừa non. Mỗi quả thốt nốt thường có ba múi, mỗi múi to gấp hai hay ba lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non là món giải khát hấp dẫn níu lòng khách đường xa.

Cây thốt nốt

Đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút, đầy sức sống với những tàu lá màu xanh thẫm, ngả bóng xuống cánh đồng lúa tuyệt đẹp trong nắng vàng. Cạnh những hàng thốt nốt là những quán giải khát thốt nốt ướp lạnh, thoáng đãng, mát rượi dẫu đang trưa hè, quán nào cũng giăng võng để khách có thể nghỉ ngơi thưởng thức nước và cùi thốt nốt ướp lạnh. Du lịch An Giang, bạn hãy ghé vào quán cảm nhận sự thảnh thơi, dễ chịu. Rồi sau đó, thưởng thức một cốc thốt nốt ướp lạnh thì những mệt mỏi, nóng bức sau mỗi chặng đường rong ruổi trưa hè sẽ nhanh chóng tan biến. Nước thốt nốt có vị ngọt, thơm nhưng cơm thốt nốt lại có vị nhạt. Khi dùng chung với nhau, 2 mùi vị hòa quyện sẽ cho vị ngon rất riêng, đậm đà mà không quá gắt. Cái ngòn ngọt, thanh thanh của nước, mềm mềm dai dai của cơm thốt nốt như tan dần trong miệng. Một thứ nước rất ngon mà đa phần du khách trải nghiệm một lần đều khó quên.

3 thg 3, 2021

Chùa Phật Lớn trên núi Cấm

Đây là tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27 x 27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, chánh điện nằm cách đó không xa. Ngày 29/5/2013, tượng được công nhận là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.


Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao

Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Cây cầu mang tên Chắc Cà Đao - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Câu khôi hài vậy mà lại khiến nhiều người nhớ. Nó có duyên đến mức nhiều người chưa biết Chắc Cà Đao ở đâu cũng hay đáp "quê tôi ở tận Chắc Cà Đao" để nói rằng nhà ở xa xôi, hẻo lánh lắm.

25 thg 2, 2021

Về địa danh "Tri Tôn", "Tức Dụp".

Đọc bài “VỊNH CHÙA XVAYTON (Tri Tôn) của Trần Văn Đông trong Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 92 – 11/2012, cuối trang có chú thích địa danh “Xvayton” có nghĩa là “khỉ đeo”, tôi sực nhớ đến xấp tài liệu do cô Nguyễn Thị Thái Trân – giảng viên của Trường Đại học An Giang – tặng cho tôi cách đây mấy tháng. Tài liệu được trích từ Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của cô, chuyên ngành Văn hóa học, do GS. Lê Trung Hoa hướng dẫn. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu về địa danh, trong đó có một số phát hiện khá thú vị về cách lý giải ý nghĩa của địa danh, chẳng hạn như địa danh “Tri Tôn”, “Tức Dụp”. Sau đây là ý kiến của cô Thái Trân (lược ghi):

Chùa Xvayton (tức Tri Tôn)

Nguyễn Cao Thương - Chân dung họa sĩ tài ba

Nguyễn Cao (Kao) Thương (22-3-1918 – 28-3-2003) là một người độc đáo trong làng mỹ thuật Việt Nam. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam và toàn Đông Dương bắn rơi máy bay của giặc Pháp. Ông cũng là người đặt tên cho Trường Trung học Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, tiền thân của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai ngày nay và làm hiệu trưởng cho đến ngày nghỉ hưu. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Chân dung tự họa, sơn dầu của Nguyễn Cao Thương.

Người triển lãm tranh lập thể đầu tiên tại Sài Gòn là ai?

Giới họa sĩ và người yêu hội họa trong nước sẽ trả lời ngay là Tạ Tỵ - họa sĩ mở cuộc triển lãm tranh theo trường phái lập thể (Cubism) đầu tiên của mình tại Sở Thông tin Sài Gòn vào năm 1956.

Chân dung tự họa - sơn dầu của Nguyễn Cao Thương

Nhưng thật bất ngờ, năm 1943 Sài Gòn đã có hội họa lập thể.

20 thg 2, 2021

Chuyện Thầy Thím ở núi Sập

 Nhắc đến Thầy Thím là người ta nghĩ ngay đến Dinh Thầy Thím ở La Gi, Bình Thuận. Sự tích Thầy Thím nơi đây được truyền tụng rất nhiều, được ghi chép và kể lại khắp miền Trung và Nam bộ chớ không chỉ ở La Gi. Dinh Thầy Thím rất uy nghi, to rộng, có tiếng là linh thiêng, hàng năm đều có lễ hội trọng thể. Lại còn có cả khu mộ Thầy Thím nữa.


Câu chuyện về Thầy Thím được tóm tắt thế này: Thầy là một đạo sĩ tài năng, giàu lòng nhân ái ở Quảng Nam, Thím là vợ của Thầy. Do bị vua xử oan ức, Thấy và Thím cỡi rồng bay về phương Nam, đến trú ngụ tại làng Tam Tân, thuộc La Gi. Từ đó Thầy Thím ra sức giúp đỡ dân làng về nhiều mặt. Khi hai người mất, dân làng biết ơn nên lập dinh để thờ.

Tưởng đâu câu chuyện Thầy - Thím này là độc nhất, nhất là việc ghép giữa Thầy và Thím khá lạ, thế nhưng xuôi về phương Nam ta lại bắt gặp câu chuyện Thầy Thím với mô-týp tương tự.

Thoại Sơn, An Giang, tức Núi Sập, nơi diễn ra câu chuyện Thầy Thím

18 thg 2, 2021

Chùa Xà Tón ở Tri Tôn

 Ở cách thành phố Long Xuyên khoảng trên 50 km, thuộc huyện Tri Tôn có một ngôi chùa Khmer nổi tiếng. Đây được xem là ngôi chùa Khmer tiêu biểu nhất, lớn nhất và xưa nhất ở An Giang. Tên chùa là Xvayton, viết là ស្វាយទង.


Toàn cảnh chùa Xà Tón. Ảnh Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

15 thg 2, 2021

Tà Pạ

 Có lẽ dân du lịch - săn ảnh biết đến cái tên Tà Pạ là từ cánh đồng Tà Pạ. Người ta nói với nhau rằng ở phía Nam cũng có nơi có ruộng bậc thang giống như những ruộng bậc thang vốn đã rất nổi tiếng ở Tây Bắc, nơi đó là Tà Pạ. Thật ra không hẳn như thế, nhưng cánh đồng Tà Pạ cũng là cảnh đẹp thu hút mọi người.


Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer.

Người nông dân Khmer mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

14 thg 2, 2021

Gót hồng “cõng chợ”… lên mây!

Đón ánh bình minh giữa không gian mờ ảo của buổi sáng với những đám mây len lỏi, luồn qua những ngọn đồi sẽ mang đến cho bạn một cảm giác rất tuyệt vời, cái se lạnh vừa đủ làm ta thổn thức với những ngọn gió xuân đang về. Chợ mây núi Cấm (Tịnh Biên) là một nơi như thế. Nơi đây không những đủ để ta thỏa sức "săn mây" nơi non ca,o mà còn mang đến cho ta trải nghiệm vừa lạ, vừa quen với phiên “chợ mây” độc đáo của những phụ nữ miền sơn cước.

Lên “chợ mây”!

4 giờ sáng, tôi bắt đầu hành trình đi tìm... “chợ mây”. Bởi lẽ, cái “chợ mây” ấy họp nhanh mà tan cũng nhanh. Theo lời người dân bản địa, “chợ mây” họp từ khi ánh bình minh chưa ló dạng trên đỉnh núi Cấm. Lúc mây mù vẫn còn giăng phủ dày đặc trên những nhành cây, kẽ lá. 5 giờ 30 phút sáng, xe tôi tới chân núi Cấm, tưởng chừng chuyến đi sẽ thuận lợi, nào ngờ cơn mưa “không hẹn mà gặp” đổ như trút nước kéo đến.

Tôi tấp vào quán nước nhỏ dưới chân núi chờ mưa tạnh. Chị hàng nước dậy từ rất sớm sẵn sàng phục vụ khách tham quan núi Cấm chào mời đôn hậu cũng khá bất ngờ về cơn mưa lạ cuối đông này. Bởi theo chị, mọi năm không có mưa vào thời điểm này. Rồi biết ý định tôi đi “chợ mây”, chị trấn an: "Em yên tâm, nhiều khi thấy mưa ào ào ở dưới này vậy chứ ở trên núi mát lắm, không có hột mưa nào đâu. Ở đây mấy mươi năm rồi, chị rành lắm!".

9 thg 2, 2021

Thú vị chợ trái cây chưng tết ở Long Xuyên

Cứ mỗi dịp giáp tết, người dân TP Long Xuyên và du khách thường rảo quanh chợ tết bán trái cây kiểng ở góc đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ B thuộc khu vực phố đi bộ của TP Long Xuyên (An Giang) để tìm mua các loại trái cây kiểng, độc, lạ.

Các loại dưa hấu hồ lô, dừa khắc chữ... được khách chọn mua chưng tết - Ảnh: T.T.D.

Khu vực chợ trái cây kiểng này chuyên bán các loại trái cây độc lạ dành cho nhưng ai thích sưu tầm để thờ và chưng tết như bưởi chữ nổi, dưa hấu hồ lô vàng, dưa hấu vuông, dưa ép thỏi vàng, dưa hoàng kim, dừa khắc chữ phúc lộc thọ...

2 thg 2, 2021

Chùa Tà Pạ – Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang

Núi Tà Pạ (Tri Tôn)  vừa có không khí trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp vừa thu hút du khách bởi sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi.

Chùa Tà Pạ nhìn từ xa

Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang. Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng. Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.

17 thg 1, 2021

Mùa chế biến nước mắm cá linh ở vùng đầu nguồn

Nước đầu nguồn rút cũng là thời điểm nguồn nguyên liệu làm nước mắm cá linh dồi dào, các cơ sở chế biến ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) bắt đầu nhộn nhịp các khâu chuẩn bị để phục vụ thị trường cả năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương có thêm thu nhập. 

Mùa làm nước mắm cá linh nhộn nhịp 

Mùa gói bánh

Từ tháng 11 (âm lịch), các ngôi đình, miếu lần lượt tổ chức lễ Lạp miếu cũng là lúc những người thợ chuyên làm bánh, nấu xôi bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mùa Tết. Hình ảnh các bà, các cô ngồi tụm ba, tụm năm tỉ mỉ lau từng lá chuối, nồi bánh đỏ lửa bên góc nhà khiến người ta cảm thấy không khí Tết đang gần hơn. 

Vừa hoàn thành xong mấy xửng xôi lớn cho khách đặt đem cúng đình, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (52 tuổi, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang) tiếp tục bận rộn với những đơn đặt hàng mới. Cô khách hàng trạc tuổi bà Thu ghé ngang nhà nhấn giọng: “30 Tết bà còn gói không, phải bà gói mới được, từ chối là tui không chịu đâu. Con gái ở Đồng Nai mới gọi về nói thèm bánh tét nhân chuối, bà nhận đi”. Nhẩm tính ngày Tết cổ truyền còn cách hơn 1 tháng, bà Thu cho biết, hiện nay đã được mối quen đặt hàng không còn rảnh ngày nào. Mấy chục năm nay, bà Thu và em gái chuyên gói bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh cặp… là những loại bánh truyền thống được gọi chung là bánh lá.

Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo

Câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu Năm Chèo từ lâu đã trở thành huyền thoại linh thiêng gắn với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ thời kỳ khai hoang vùng Bảy Núi. Ngày nay, huyền thoại ấy vẫn có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đặt chân đến miệt Thất Sơn hùng vĩ. 

Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.

“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể. 

Mộ ông Đình Tây và người vợ sau (bà Trần Thị Của) tại xã Thới Sơn (Tịnh Biên) 

14 thg 12, 2020

Món ngon mùa nước nổi

Dân miền Tây "trông đứng trông ngồi" mùa nước nổi bởi không chỉ có những lợi ích mà con nước đỏ nặng phù sa mang lại, mà còn là những đặc sản được gọi tên từ lâu. Dù là dùng để làm nên những bữa cơm đạm bạc trong khói lam chiều hay để chiêu đãi khách phương xa thì món cá linh non, bông điên điển, cua đồng... không thể nằm ngoài danh sách những món đặc sản mùa nước nổi. 

Hương vải trăm năm

Trong một lần đến chùa Svay Ta Hon (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang), tôi khá bất ngờ khi bắt gặp 2 cây vải thiều 300 năm tuổi. Có lẽ, đây là cây vải thiều to lớn nhất mà tôi từng thấy. 

Chùa Svay Ta Hon vào một ngày mưa. Lối dẫn vào chùa với lớp đá phủ dấu thời gian và hàng cột nhiều màu sắc tạo ấn tượng khá đặc biệt cho những ai lần đầu tới đây. Trong cái lạnh buốt của cơn mưa xứ núi vừa mới đi qua, tôi ngồi trò chuyện cùng sư cả Chau Hênh về lịch sử của 2 cây vải thiều cổ thụ này. Là người cởi mở, sư cả Chau Hênh vui vẻ chỉ tay về 2 cây đại thụ được công nhận là cây di sản trong khuôn viên ngôi chùa yên ắng này và câu chuyện về chúng dần hé lộ qua những ly trà nóng.

“Cây có hồi nào thì sư không biết chắc. Chỉ nghe ông già, bà cụ nói lại là tuổi cây tương xứng với tuổi chùa. Có một ông sư cả đã cất công lên đến Xiêm Riệp (Campuchia) để mang về 3 cây vải thiều trồng trong sân chùa. Qua mấy trăm năm, có 1 cây đã chết. Hiện giờ còn 2 cây sống tốt nên sư cũng ra sức bảo quản, giữ gìn như kỷ vật của cha ông để lại. Mấy ông già đi trước đã giữ gìn thì tới sư phải bảo quản thiệt tốt, vì nhà nước đã công nhận là cây di sản” - sư cả Chau Hênh thiệt tình. 

Hai cây vải thiều đại thụ trong khuôn viên chùa Svay Ta Hon 

13 thg 12, 2020

Tân Châu – Điểm đến du lịch kỳ thú - 3

Kỳ III: Thăm “thủ phủ” cá giống, trải nghiệm du lịch tâm linh

Tân Châu quả là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú bởi khi du khách đến đây, ngoài đi DL làng nghề, trải nghiệm văn hóa lịch sử, tâm linh của một vùng đất, du khách còn được tìm hiểu thêm một nghề mỗi năm mang về cho đất nước 2,2 tỷ USD, giải quyết 500.000 lao động có việc làm ổn định, đó là nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Thăm "thủ phủ" cá tra

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ở An Giang, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu được hình thành và phát triển rất sớm. Đầu tiên, ngư dân Tân Châu bắt cá basa bột ngoài thiên nhiên mang về ương nuôi lên thành con giống, sau đó bán cho những hộ nuôi cá thương phẩm, nuôi phục vụ chế biến xuất khẩu. Dần về sau, sản lượng xuất khẩu cá basa ngày càng tăng, con giống không đáp ứng nổi nhu cầu của các hộ nuôi cá basa nguyên liệu. Ngoài vấn đề con giống, thời gian nuôi cá basa phải mất từ 10 - 12 tháng, trong khi con cá tra nuôi chỉ 6 tháng đã xuất bán.

Tân Châu - điểm đến du lịch kỳ thú - 2

Kỳ II: Thăm làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu

Trước dịch bệnh COVID-19, các tour du lịch (DL) mang tên “Sông nước miệt vườn, “Một lần ghé làng Chăm”, “Về thủ phủ cá tra”… rất ăn khách. Nằm trong hành trình tour, du khách sẽ được ghé thăm làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu (An Giang). Đây là làng nghề có tuổi đời trên 100 năm. Sản phẩm Lãnh Mỹ A của làng nghề đã nổi tiếng khắp năm châu bốn biển.

Chuyện xưa

Làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX. Sản phẩm nổi tiếng của làng nghề là mặt hàng Lãnh Mỹ A. Nổi tiếng bởi nó mềm mại, dai, bền và độ hút ẩm cao. Lãnh Mỹ A được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên nên vừa có giá trị về mặt mỹ thuật, vừa có giá trị về mặt kinh tế, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Các trang phục may từ lụa Tân Châu nói chung, Lãnh Mỹ A nói riêng đều mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, vì lẽ đó mà trong những năm đầu của thế kỷ XX, Lãnh Mỹ A trở thành “niềm mơ ước” của chị em phụ nữ. 

Nghệ nhân dùng trái mặc nưa để nhuộm Lãnh Mỹ A 

Tân Châu - điểm đến du lịch kỳ thú - 1

Nói đến TX. Tân Châu (An Giang), người dân cả nước không chỉ biết đến là vùng biên giới có thương mại – dịch vụ phát triển mà nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú ở miền cực Nam Tổ quốc. Đến Tân Châu, ngoài thăm làng lụa, làng lúa, làng hoa, du khách còn có dịp đến làng Chăm thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, tìm hiểu văn hóa lịch sử của một vùng đất, thăm “Thủ phủ” cá tra, nơi sản xuất con giống cung cấp cho cả nước, trải nghiệm DL sông nước miệt vườn và ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú.

KỲ I - Du lịch làng Chăm

An Giang có 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Ở mảnh đất đầu nguồn này, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa, truyền thống, bản sắc và tập tục riêng. Nếu bạn có dịp về An Giang, hãy một lần ghé qua làng Chăm để biết được tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm, thăm các thánh đường hồi giáo với những kiến trúc đẹp, ăn các loại bánh đặc sản như bánh tổ chim (do chính tay phụ nữ Chăm làm) và tìm hiểu những tập tục đẹp mà người Chăm bao đời còn gìn giữ. 

Sân khấu phục dựng đám cưới người Chăm