Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 8, 2021

Hấp dẫn đặc sản bún ngũ sắc tại Cao Bằng

Những sắc màu rực rỡ và không khí rộn ràng biến những xưởng sản xuất bún ngũ sắc thành một điểm tham quan độc đáo tại thành phố Cao Bằng. Bún là món ăn phổ biến của người dân địa phương trong những ngày rằm, nhất là dịp rằm tháng 7.

Những ngày này, khu vực xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng rộn ràng bởi không khí lao động và những vị khách đến tham quan, mua hàng. Tại những cơ sở làm bún ngũ sắc, du khách thích thú với hình ảnh hàng loạt sào phơi bún ngô, bún cẩm rực rỡ sắc màu. Dù rất bận rộn trong mùa cao điểm nhưng người dân tại Hồng Quang luôn niềm nở chào đón du khách gần xa.

Sản phẩm bún ngũ sắc tại xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng. Nguồn: Hà Cương

Pải Lủng - Những con dốc mang hình dấu hỏi

Ở Việt Nam có lẽ không có con đường nào mang lại nhiều cảm xúc cho những người yêu xê dịch như cung đường 4C. Với chiều dài hơn 180km, đường 4C từ Tp. Hà Giang ngược lên Cao nguyên đá Đồng Văn với vô số đèo vực quanh co, vắt qua núi non hùng vĩ. Nhưng trên cung đường ấy còn có một con dốc đặc biệt mang hình những dấu hỏi có tên Pải Lủng. Dừng chân ở dốc Pải Lủng để khám phá khung cảnh tuyệt đẹp và cũng để du khách tìm hiểu vì sao con đường 4C còn mang tên Con đường Hạnh Phúc.

Dốc Pải Lủng thuộc địa phận xã Pải Lủng, huyện Đồng Văn. Theo người dân địa phương Pải Lủng nghĩa là rồng trắng. Nhìn từ trên cao xuống, khúc cua tay áo lọt thỏm giữa bốn bề núi đá ở độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển giống hệt một con rồng.

Nằm ở vị trí cửa ngõ chuẩn bị tiến vào đại đỉnh đèo Mã Pì Lèng, những góc cua thay đổi đến chóng mặt tại dốc Pải Lủng đủ hiểm trở tạo nên một thử thách thực sự cho những tay lái miền xuôi trước khi bất chợt thấy trước mặt sừng sững cụm tượng đài tưởng niệm những người mở đường.

16 thg 8, 2021

Chiêm ngưỡng những tổ ong khoái khổng lồ bám đầy vách núi đá ở Cao Bằng

Những tổ ong khoái to như chiếc mâm bám trên các vách núi đá ở Cao Bằng tạo nên một cảnh tượng kỳ vĩ hiếm thấy. Vỏ sáp ong là nguyên liệu để những người phụ nữ nơi đây nấu thành sáp để in trên vải.

Xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thuộc Công viên địa chất non nước Cao Bằng. Xóm chủ yếu là người Dao Tiền với hai dòng họ chính là họ Lý và họ Chu.

Đến Hoài Khao du khách được đắm chìm trong làn điệu Páo dung, những bộ trang phục được thêu một cách cầu kỳ, được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Đặc biệt, đây là nơi đất lành, con người hiền hòa với thiên nhiên nên cứ vào mùa xuân hàng năm có những đàn ong khoái đến làm tổ ở 2 hang động quanh xóm. 

Ong khoái làm tổ chi chít trên vách núi đá.

15 thg 8, 2021

Xôi trứng kiến: Ngọt thơm bùi ngậy ăn một lần nhớ mãi không quên

Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ thấy thơm đậm đà vị nếp nương, ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Bạn Hồng Nguyễn chia sẻ một món ăn nhất định phải thử sau những ngày giãn cách...

Món xôi trứng kiến

Đầu tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch, nếu có dịp lên các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang như Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, nhiều người có cơ hội được thưởng thức đặc sản được làm từ trứng kiến.

Những người có nhiều kinh nghiệm dẫn chúng tôi đi rừng tìm tổ trứng kiến. Đồ đạc mang theo thật đơn giản, một con dao, cái rá để đựng trứng kiến và đồ bảo hộ như găng tay, ủng chân, khẩu trang, nón để tránh kiến, rắn rết và các loài côn trùng tấn công.

8 thg 8, 2021

Thăm “làng đá” Khuổi Ky bình yên nơi biên cương Cao Bằng

Những ngôi nhà sàn ở làng đá một thời mang dáng dấp của nhà Mạc ở Cao Bằng đã ít nhiều chìm vào lãng quên.

Làng đá Khuổi Ky là tên của một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ 206, trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao.

5 thg 8, 2021

Tận hưởng vẻ đẹp trong lành, bình yên tại đồi chè Thanh Sơn Phú Thọ

Ghé đồi chè Thanh Sơn (Thanh Sơn, Phú Thọ) du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình yên, mộc mạc đến hút hồn của miền đồi núi lừng danh đất Tổ.


Đồi chè ở các vùng khác thường nằm khá xa trục đường chính và được trồng ở nơi có địa hình cao nhưng đồi chè ở Thanh Sơn, Phú Thọ lại được trồng sát ngay đường lớn, có địa hình bằng phẳng. Nơi đây có tổng cộng 3 cơ sở chè quốc doanh với diện tích lên tới hơn 1.000 ha.

Những vườn chè ở Thanh Sơn trải rộng bao la, bát ngát trên một diện tích đồi thoai thoải. Bởi vậy nên nơi đây trở thành địa điểm thăm thú, khám phá lí tưởng của rất nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây.

2 thg 8, 2021

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.


Sở dĩ người dân nơi đây gọi là núi Đôi bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau được xếp song song. Và mỗi mùa, gò bồng đảo của thiên nhiên ấy lại được tô điểm màu sắc khác nhau và du khách khi có dịp ghé chân vào thời gian nào cũng có những trải nghiệm thú vị.

Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi.

Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

23 thg 7, 2021

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình như níu chân du khách.


Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.

Bộ ảnh "Bình yên xóm cổ Hoài Khao" dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

6 thg 7, 2021

Vượt sông Long Đại và thác Tam Lu ở Quảng Bình

Ngồi trên thuyền của một tay lái cừ khôi, bạn sẽ thấy như đang bay trên những cột sóng trắng xóa giữa núi rừng.


Travel blogger Vinh Gấu, tên thật là Lê Viết Vinh, vừa chia sẻ về chuyến hành trình đến sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình hồi đầu tháng 5. Dù chuyến đi có phần bộc phát nhưng anh vẫn có nhiều trải nghiệm thú vị.

5 thg 6, 2021

Phở chua Hà Giang

Tại Hà Giang có một món phở với nước dùng đặc biệt làm từ loại dấm thật chua, hòa với đường, bột sắn.

Nhắc đến ẩm thực ở cao nguyên đá Hà Giang, du khách thường nhắc đến những món ăn như thắng cố, mèn mén, cháo ấu tẩu, rượu ngô, chè Shan Tuyết… Không nhiều người biết đến món phở chua cũng nổi tiếng không kém tại đây.

Phở chua được du nhập vào các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… từ sau đời Mãn Thanh (Trung Quốc) cách đây khoảng hơn 300 năm. Trong tiếng Hoa, phở chua được gọi là "Lường pàn", có nghĩa là "Phở mát". Và vì là phở mát nên món ăn này chỉ ưa dùng vào mùa hè. 

Các nguyên liệu trong tô phở chua.

3 thg 6, 2021

Xôi trám Cao Bằng

Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi...

Ở Việt Nam, có nhiều món xôi ngon, quen thuộc như xôi xéo, xôi ngô, xôi vò, xôi gấc, xôi ngũ sắc... Đến với đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc, xôi trám cũng gây thương nhớ trong thực khách bởi vị ngọt, bùi và ngậy của trám.

Mang hương vị đặc trưng, xôi trám đã trở thành một món ăn quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nơi mảnh đất Cao Bằng. Vài năm trở lại đây, món ăn này cũng được ưa chuộng tại Hà Nội.

Trám Cao Bằng thường có hai loại đó là trám đen và trám trắng. Trám trắng khi chín thường chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng rơm và sẽ tự rụng còn trám đen có màu xanh nhạt, khi chín sẽ dần chuyển sang màu tím rồi tím đen và nó sẽ không tự rụng mà người hái phải dùng sào để đập rụng.

Xôi trám Cao Bằng lọt Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: dungkims).

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).

28 thg 5, 2021

Bí ẩn nhà cổ ở Há Súng

Khi nói về các kiệt tác kiến trúc nổi tiếng tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) du khách thường nghĩ tới Dinh thự vua Mèo hay dãy Phố cổ Đồng Văn và Phố Cáo. Nhưng căn nhà cổ của dòng họ Vừ ở thôn Há Súng, xã Lũng Táo là cái tên được dân đam mê du lịch, yêu khám phá nhắc tới nhiều nhất bởi còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Thôn Há Sùng nằm khuất nẻo sau một dãy núi cách đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc không xa. Từ Dinh thự vua Mèo, đi theo đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú khoảng 4km thì rẻ phải, đi tiếp khoảng 1,5km trên con đường nhỏ trải bê tông vòng vèo, dốc đứng là đến được Há Súng.

Căn nhà cổ bề thế của dòng họ Vừ được dựng trên một gò đất hình mai rùa giữa bốn bề núi đá. Cửa hướng nhìn thẳng ra một võng núi hình mắt ngựa. Theo quan niệm truyền thống của người Mông, khu đất ấy rất đắc địa để dựng nhà.Trước nhà là một dãy bậc đá dài dẫn thẳng lên cửa chính. Đứng trước căn nhà cổ, ai cũng sẽ trầm trồ trước công trình kiến trúc đồ sộ, khác biệt với tất cả các căn nhà khác trong vùng. Bức tường mặt trước, phần dưới xây bằng những tảng đá lớn được gọt đẽo kỹ càng. Phần trên đá là tường trình đất dày. Chính giữa có cửa chính trang trí cầu kỳ, trên cao hai bên là hai cửa sổ nhỏ. Bức tường này là phần nhô cao nhất, như một lá chắn vững chắc bảo vệ cho toàn bộ căn nhà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang đã và đang được bảo tồn phát huy.

Tam tòa Thánh Mẫu- ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trong đời sống tinh thần của người dân ở Bắc Giang. Qua tín ngưỡng thờ Mẫu, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ được tôn kính đề cao, thấy được vai trò của người phụ nữ trong xã hội từ xưa tới nay. Ở Bắc Giang có nhiều nơi thờ Mẫu, chủ yếu trong các ngôi đền, chùa và điện...

Không gian tín ngưỡng thờ mẫu ở Bắc Giang

Tục thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian bản địa thuần Việt, có lịch sử lâu đời và được phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức biểu hiện tín ngưỡng thờ Mẫu để thích ứng với lịch sử xã hội. Ban đầu là tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như: Mẹ đất, mẹ nước, mẹ lúa...

Đền Nguyệt Hồ (Yên Thế) - nơi thờ Nguyệt Nga công chúa, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Thờ Mẫu ở Bắc Giang xuất hiện khá sớm và đa dạng hình thức tôn thờ như: Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Tân Sỏi (Yên Thế), thờ Mẹ Đá ở Tiên Sơn (Việt Yên), thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương (Lục Nam), thờ Mẫu Thoải phủ ở đền Đà Hy, xã Lãng Sơn (Yên Dũng), thờ chúa Nguyệt Hồ ở xã Hương Vĩ (Yên Thế), thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở nhiều làng quê, thờ mẫu Tam Giang ở Lục Ngạn và dọc bờ Bắc sông Cầu, thờ Mẫu Phùng Từ Nhan, Trương Đạm Nương, Ngọ Tiên Nương ở đôi bờ sông Thương.

16 thg 5, 2021

Khám phá vẻ đẹp Động Puông và dòng sông Năng

Động Puông là một hang động lớn, thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng hơn 5km. Động Puông dài 300m, cao hơn 30m, hình thành khi dòng sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham với vách đá dựng đứng và nhiều thạch nhũ có hình dạng và màu sắc khác nhau bên trong động.

Du khách xuôi dòng sông Năng khám phá động Puông bằng thuyền.

4 thg 5, 2021

Nghề chạm bạc của người Mông ở Lao Xa

Bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những đồ trang sức bằng bạc được làm ở Lao Xa không chỉ để người Mông trong vùng làm đẹp và thể hiện sự giầu sang trong những dịp lễ, Tết, mà còn được dùng như một vật bảo vệ sức khoẻ, mang lại hạnh phúc.

Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống, có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của bà con dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Trang sức bạc là của hồi môn rất phổ biến được cha mẹ người Mông tặng con cái khi xây dựng gia đình. Vì lẽ đó, nghề chạm khắc bạc vẫn được người Mông tại đây duy trì, phát triển để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống.

Tại Đồng Văn, ai cũng biết bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Vùng đất này tạo ra những sản phẩm chạm bạc nức tiếng trong vùng. Đã từ rất lâu, mỗi khi muốn đặt một món trang sức bằng bạc ưng ý, người dân địa phương, không chỉ riêng người Mông đều lên đường đến Lao Xa.

Những chiếc vòng cổ được chế tác tinh xảo bởi người thợ chạm bạc ở Lao Xa. Ảnh: Việt Cường/VNP

2 thg 5, 2021

"Bản nhạc rừng xanh" giữa lòng thành phố Thái Nguyên

Khác với những khu bảo tồn dân tộc thông thường, Làng nhà sàn Thái Hải (Thái Nguyên) không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc mà còn là nơi sinh sống lao động thực tế của người đồng bào nơi đây, mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo và yên bình cho du khách.

Nếu như xã hội hiện đại ngày nay khiến con người ta cảm thấy quá vội vã và đôi khi mệt mỏi với những guồng quay của cuộc sống thì đến với bản làng Thái Hải du khách sẽ được sống chậm lại, thư giãn và có những trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Làng nhà sàn Thái Hải tên gọi đầy đủ là Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Mỹ Hào – Thịnh Đức – TP.Thái Nguyên. Với diện tích khoảng 25ha đây là nơi quy tụ và gìn giữ của hơn 30 ngôi nhà sàn có tuổi đời cả trăm năm. Các ngôi nhà sàn này đều được chuyển từ khu ATK Định Hóa và được phục dựng nguyên bản lại với mục đích gìn giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc Tày. Được xây dựng từ năm 2003, đến năm 2011 làng nhà sàn Thái Hải chính thức được đưa vào khai thác phục vụ du lịch với nét độc đáo: chính dân bản vừa làm “nhân viên” vừa làm “hướng dẫn viên du lịch” cho du khách.

Theo truyền thống người Tày, trước khi du khách vào làng, dân bản sẽ phải gõ vào chiếc mõ ở đầu làng để báo hiệu cho dân làng biết có khách tới thăm.

Sắc màu cao nguyên đá Hà Giang

Hà Giang không chỉ có màu xám của đá tai mèo mà còn rực rỡ sắc hoa dại, màu váy truyền thống của người H'Mông, màu xanh của núi đồi...


Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ Quốc, nơi không chỉ có những cánh đồng hoa nở đẹp hút hồn mà còn có nhiều điểm đến lịch sử níu chân du khách. Một trong số đó phải kể tới Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên nằm ở huyện Vị Xuyên - nơi từng là "biển lửa" của chiến trang biên giới (1984 - 1989). Nghĩa trang Vị Xuyên hiện có hơn 1.800 mộ trong đó có 1 mộ tập thể, 346 mộ chưa xác định thông tin.

Trên hành trình khám phá cao nguyên đá, Vị Xuyên sẽ là điểm dừng đầu tiên đưa du khách "về nguồn". Vị Xuyên cách trung tâm Hà Nội khoảng 300 km, nên đi từ Hà Nội nếu xuất phát vào sáng sớm du khách sẽ tới đây vào đầu chiều. Tại đây du khách được lắng nghe những câu chuyện về một thời hoa lửa khốc liệt và dâng nén hương thành kính đến các chiến sĩ đã yên nghỉ.

1 thg 5, 2021

Cây táu cổ thụ hơn 2000 năm tuổi ở Phú Thọ

Tọa lạc trước đền Thiên Cổ (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, Phú Thọ), cây táu 2104 tuổi được công nhận "cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương.

Cây táu có tuổi thọ hơn 2100 năm trước cửa ngôi đền Thiên Cổ

Men theo con đường làng, chúng tôi tìm đến ngôi đền Thiên Cổ. Tương truyền, ngôi đền này nằm trên đất kinh đô của nước Văn Lang xưa. Tại đền có cây táu cổ thụ thuộc hàng lâu đời nhất Việt Nam. Theo tính toán của các nhà khoa học, cây táu này đã hơn 2100 năm tuổi.