15 thg 1, 2022

Truyền thống học hành, khoa cử ở làng Mỹ Khê

Làng Mỹ Khê xưa là thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) ngày nay. Đây là ngôi làng khá nổi tiếng về truyền thống học hành, khoa cử.

Mỹ Khê có hai làng, đó là Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây. Địa bạ Quảng Ngãi xác lập năm Gia Long thứ 12 (1813) cho thấy, Mỹ Khê Đông, Mỹ Khê Tây đều là xã thuộc Hà Bạc huyện Bình Sơn; đời vua Đồng Khánh là tên xã thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn; từ năm 1899, thuộc về huyện Sơn Tịnh khi huyện này tách lập. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hoạch định xã mới Tịnh Khê (Sơn Tịnh), thì chữ Khê cũng lấy từ tên gọi Mỹ Khê. Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây hình thành một thôn với tên gọi là Mỹ Lại.

Người làng Mỹ Khê xưa rất cần cù, nhẫn nại trong nghề nông, nhiều người mò cua bắt ốc trên sông Kinh, nhiều người đi buôn bán xa để mưu sinh. Gian khó rèn luyện đức tính của con người, kể trong các nghề sinh sống lẫn trong việc học hành.

Đường về thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

Ngọt ngào bánh thuẫn

Trong số các đặc sản ở Quảng Ngãi như kẹo gương, bánh thuẫn, đường phèn, đường phổi... thì bánh thuẫn bao giờ cũng chiếm “đầu bảng” vào dịp Tết đến Xuân về.

Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.

Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: “Tết sắp về!”. Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu “nghiệm thu” thì tôi mới thở phào.

Bánh thuẫn. Ảnh: Cao Duyên

Lên núi Chư Hreng

Mang nét hoang sơ, kì vĩ và với địa thế cùng nhiều cảnh vật đẹp, núi Chư Hreng được biết đến như một địa điểm du lịch có tiềm năng lớn.

Bon bon trên chiếc xe gắn máy qua cầu mới (hướng từ khu nhà hành chính tỉnh đến UBND xã Chư Hreng), tôi cùng Bí thư Đảng ủy xã Chư Hreng Ka Rô Chinh khám phá đỉnh núi Chư Hreng – một thắng cảnh đang cuốn hút du khách.

Đoạn đường từ UBND xã đến chân núi Chư Hreng chỉ tầm 4km. Vừa đi, anh Ka Rô Chinh rôm rả quanh câu chuyện về ngọn núi này. Anh cho biết: Núi Chư Hreng mang những tiềm năng du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, vì đường đi hiểm trở nên trước đây ít người biết đến. Đa số người tới lui thường là bà con địa phương và người lao động trên địa bàn mà thôi.

Bước ngoặt được mọi người quan tâm nhiều đến núi này, theo anh Ka Rô Chinh, là từ việc thực hiện chủ trương của UBND thành phố về triển khai trồng rừng ở đây. Trong quá trình tiến hành trồng rừng tại núi Chư Hreng, rất nhiều các bạn trẻ đã khám phá ra nhiều nét đẹp hoang sơ và chia sẻ trên các trang mạng xã hội… Cũng nhờ những thông tin đó, thời gian gần đây, nhiều khách du lịch đã tìm đến với núi Chư Hreng để khám phá.

Từ điểm cao núi Chư Hreng nhìn về thành phố Kon Tum. Ảnh: NGUYỄN BAN

Chùa Vạn Phước Bến Tre – Tiên cảnh trần gian giữa xứ dừa

Chùa Vạn Phước ở Bến Tre là một điểm đến tâm linh đông khách nhất hiện nay ở xứ dừa Bến Tre, rất nhiều du khách đã đến hành hương và tham quan Chùa Vạn Phước mỗi khi đi du lịch Bến Tre, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.

Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bến Tre, với khuôn viên rộng và kiến ​​trúc độc đáo lôi cuốn du khách, đến với Chùa Vạn Phước bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh như chốn thần tiên giữa đầm lầy và những cánh đồng hoa dại khô cằn càng làm nổi bật lên viên ngọc vàng quý giá.

Cây bồ đề tỏa bóng mát trong Chùa Vạn Phước ở Bến Tre

Lý Sơn phục dựng thành công hai bộ xương cá Ông khổng lồ

Hai bộ xương cá Voi (ngư dân thường gọi là cá Ông) lớn nhất Việt Nam được UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phục dựng thành công, sẵn sàng phục vụ người dân và du khách trong dịp Tết Nhâm Dần và mùa du lịch năm 2022.

Những ngày này, tại nhà trưng bày cá Voi, lăng Tân ở thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, hai bộ xương cá voi hàng trăm năm tuổi đang được các chuyên gia phục dựng, gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối. Hai bộ xương cá Ông lần lượt dài 28m và 22m, cao gần 4m. Mỗi bộ gồm 50 đốt sống, 28 xương sườn, xương đầu dài 4m, xương ngà dài 4,7m…

Trải qua hàng trăm năm, hai bộ xương cá voi lưu cất tại nhà trưng bày bị hư hỏng gần phân nửa nên quá trình phục chế gặp nhiều khó khăn.

Hai bộ xương cá Ông dài 28m và 22m.

13 thg 1, 2022

Bí ẩn chín khẩu đại bác cổ tại Huế được vua phong ‘Thượng tướng quân’

“Cửu vị thần công” tại Huế hiện là bảo vật quốc gia. Dưới thời vua Gia Long, 9 khẩu thần công được phong danh hiệu “Thần oai vô địch Thượng tướng quân”.

Theo các sử liệu, 9 khẩu thần công mà dân Huế thường kính cẩn gọi là “Cửu vị thần công” được làm bằng đồng, đúc từ tháng 1 đến tháng 12/1804, dưới thời vua Gia Long.