2 thg 12, 2021

Chuyện chiếc chuông cứu chúa ở chùa Sắc Tứ Linh Thứu

Tui viếng thăm chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Châu Thành, Tiền Giang) trong một dịp đến Trại rắn Đồng Tâm. Trên đường từ quốc lộ 1A rẽ vô Trại rắn khoảng 2 km là tới chùa Linh Thứu (đi tiếp 2,5 km nữa là tới trại rắn).


Cổng chùa Sắc Tứ Linh Thứu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngôi chùa có kiến trúc khá ấn tượng, nhưng ấn tượng hơn cả lại là những truyền thuyết chung quanh nó. Qua lời kể của những người ở chùa và tìm hiểu thêm qua website của Phật giáo Tiền Giang thì những giai thoại ấy như sau:

Sắc màu Suối Tiên

Du khách đến Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận không những được thưởng thức đồi cát bao la ngút ngàn, bờ biển đẹp say đắm lòng người, mà còn thưởng lãm Suối Tiên xinh đẹp, có một không hai ở Việt Nam.

Suối Tiên hay còn gọi là Suối Hồng là một danh thắng tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dòng suối nhỏ dài khoảng 4 km chảy róc rách cạnh Hòn Rơm, khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian Suối Tiên nổi bật bởi một màu đỏ rực của cát và những hình nhũ nhấp nhô, gồ ghề tự nhiên dọc hai bên bờ suối.

Hàng nghìn những hình nhũ hình thành nên từ cát, theo năm tháng trở nên cứng như đá, bị gió mưa mài mòn nên mang trên mình một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú vô cùng. Màu đỏ nâu của đất cát cùng với những hình nhũ đủ hình thù, đủ kích cỡ làm cho bờ suối trở nên hùng vĩ như những đền tháp, như một thành quách bị lãng quên… Suối Tiên mang một vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, bởi thế mà hàng loạt các tour du lịch Mũi Né đều chọn suối Tiên là điểm dừng chân tham quan hấp dẫn.

Suối Tiên hay còn gọi là Suối Hồng là một danh thắng tọa lạc tại đường Huỳnh Thúc Kháng phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Kim Phương/VNP

Đậm đà thịt kho mắm ruốc

Tiết trời se lạnh, mưa lâm thâm, mẹ tôi đi chợ mua thịt heo ba chỉ về kho mắm ruốc. đó là món ăn khoái khẩu trong những ngày mưa.

Biết mẹ chuẩn bị làm món thịt heo kho mắm ruốc, tôi đội nón lá chạy ra sau nhà, nhổ vài tép sả, rửa sạch xắt mỏng rồi dùng dao bằm nhuyễn cùng vài trái ớt và tỏi. Còn mẹ thì rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng nhỏ rồi ướp với đường. Mẹ bảo, làm như vậy là để khi thịt kho chung với mắm ruốc không bị ngấm vị mặn của mắm và phần mỡ heo trong hơn. Mẹ múc khoảng 3 muỗng mắm ruốc cho vào tô, sau đó chế nước lạnh vào trộn đều cho mắm tan, rồi lọc lại cho sạch.

Món thịt kho mắm ruốc. Ảnh: KIM TRANG

Bản hòa âm giữa đại ngàn

Ngồi trong căn chòi rẫy của ông A Tam ở làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tâm hồn tôi như bay bổng theo những giai điệu bổng trầm của đàn nước. Bao năm qua, nhờ tiếng đàn nước, ông Tam vừa có thêm niềm vui, vừa xua đuổi được thú dữ và chim muông phá hoại mùa màng.

Vượt qua hốc đá, thanh âm rất lạ nghe như tiếng đàn đá đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ở giữa núi rừng, không người qua lại, lại vang lên tiếng đàn trong trẻo, êm tai. Rồi gần như không ai bảo ai, chúng tôi đi về hướng phát ra bản hòa tấu của đại ngàn.

Phía xa xa, trong căn chòi giữa rẫy, ông A Tam bất ngờ khi tiếp đón những vị khách không mời mà đến. Căn chòi chưa đến 5m2 được xem là “ngôi nhà thứ 2” của ông Tam. Nhà ông ở làng Mới nhưng do rẫy ở quá xa, đường sá lại bất tiện nên đa số thời gian ông ở chòi trên rẫy để tiện chăm sóc đám bắp, đám lúa và sâm dây. Dăm bữa, nửa tháng, khi nào hết lương thực, ông mới trở về nhà một vài hôm rồi lại lên rẫy.

Hà Tĩnh: Phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn

Tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh…

Ông Nguyễn Trí Sơn - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa qua, trong quá trình khảo cứu hệ thống các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Đức Thọ, các nhà nghiên cứu lịch sử đã phát hiện tấm bia đá cổ quý hiếm thời kỳ nhà Nguyễn, có niên đại thời vua Tự Đức năm thứ 33 (1880) tại nhà thờ Phúc Sơn ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tấm bia đá cổ thời Nguyễn được phát hiện tại nhà thờ Phúc Sơn, thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Rạng danh dòng họ Nguyễn ở làng Mật Thôn

Xưa kia, vùng Mật Thôn thuộc tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, đến triều Khải Định (1916-1925) thì chuyển về huyện Thiên Lộc. Mật Thôn nay là làng Mật Thiết, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), nổi tiếng có nhiều người học giỏi và đỗ đạt cao.

Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp