26 thg 7, 2021

Món cháo "nội tạng" ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang

Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị lạ miệng, ăn kèm bún tươi hoặc bánh mì rất hấp dẫn.

Nếu có dịp ghé thăm An Giang, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi non kỳ thú, hùng vĩ của một vùng bán sơn địa mà còn được khám phá, thưởng thức nền ẩm thực phong phú nơi đây.

Ngoài những đặc sản nức tiếng như mắm Châu Đốc, chè thốt nốt, bánh bò, gà hấp lá chúc,... ở An Giang còn có một món ngon bình dân nhưng hấp dẫn mọi thực khách gần xa. Đó là món cháo bò.

Cháo bò là một trong những món ăn nổi tiếng ở thị trấn Tri Tôn (An Giang), được nấu giống cháo lòng miền Bắc nhưng sử dụng nguyên liệu là nội tạng bò và thịt bò tươi (Ảnh: Đặc sản Tri Tôn).

Bánh xèo tép Biển Hồ

Trong làn sương trên Biển Hồ, ngư dân vớt tép tươi trong vó đem về làm bánh xèo, món ăn mang vị đậm đà khó quên.

Biển Hồ (hồ T’nưng) là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, địa danh gắn với câu hát "đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" có mặt hồ rộng lớn, là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố Pleiku. Cuộc sống ngư dân quanh vùng Biển Hồ dựa vào nguồn thủy sản phong phú như cá, tôm, tép... Món bánh xèo tép Biển Hồ cũng từ đây mà ra, tạo nên một nét đặc trưng cho ẩm thực phố núi.

Biển Hồ mênh mông nước, huyền ảo trong sương, mang đến bức tranh lao động đẹp và yên bình.

23 thg 7, 2021

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình như níu chân du khách.


Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.

Bộ ảnh "Bình yên xóm cổ Hoài Khao" dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

Lễ cúng bản của người Si La

Là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Si La chỉ sinh sống ở bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé), bên bờ suối Nậm Sin, cạnh đường vành đai biên giới.

Bản Nậm Sin cách trung tâm xã Chung Chải khoảng 16km. Người Si La ở đây có dân số ít (gần 50 hộ) nhưng lại có một nền văn hóa khá phong phú và mang tính đặc trưng, nhận diện văn hóa riêng.

Tết của người Si La (Điện Biên). Ảnh: baodienbienphu.info.vn

Trong lễ tục vòng đời, người Si La có các nghi lễ quan trọng, nổi bật như: Lễ cúng bản, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng nương, lễ cúng cơm mới, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa, Tết cổ truyền… Trong đó, lễ cúng bản là nghi lễ tín ngưỡng đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang tính tâm linh và có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội

Tuổi thơ tôi, gói quà sáng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, có khi là xôi lạc bởi những thứ đó nhà đều trồng được. 10 tuổi, lần đầu tôi được ăn món xôi xéo và hương vị của nó khiến tôi nhớ mãi không quên.

Món xôi xéo - Ảnh Lê Hà

Xôi xéo là sự hòa quyện của gạo nếp, đỗ xanh, hành, mỡ đã đem đến một món quà sáng vô cùng giản dị mà ngon khó tả. Xôi muốn ngon, rền và dẻo thì gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng đặc sản vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn ngắn, dẻo thơm đặc biệt.

Nhìn mưa mà nhớ bánh ít trần khoai mì

Bánh ít trần khoai mì với hương vị đặc biệt là món bánh lưu dấu tuổi thơ tôi. Món thanh đạm ấy, với người rời quê sinh sống trên thành phố, còn là kỷ niệm gieo trồng.

Để gói bánh ít trần khoai mì, chỉ cần mài củ mì tươi và dùng liền tại chỗ. Củ mì sau khi nhổ lên, đem vào nhà để qua đêm, hôm sau lột vỏ lại ngâm tiếp vào thau nước sạch một ngày. Làm như vậy cho bột mì được “êm”, tức là ráo mủ, tránh ngộ độc.

Khi vớt ra rửa lại cho sạch sẽ, mài bột nhuyễn, tùy vào kinh nghiệm người làm cho bao nhiêu đường cát vào bột thì bánh được ngọt vừa hoặc có thể không cần thêm đường vào vỏ bánh. Trộn đều bột để chừng 1-2 giờ, để bột ngon và dẻo hơn, sau đó má tôi chuẩn bị làm nhân.

Má tôi vẫn miệt mài làm bánh gửi cho con cháu ở xa

Nhân bánh ít trần khoai mì thường là nhân dừa ngọt. Dừa khô nạo sẵn, trộn với lượng đường nhất định, thêm chút muối, cũng cho vào chảo bắc lên bếp trộn đều, đợi các thứ nguyên liệu kết dính nhau, cho thêm gừng cắt sợi, đậu phộng rang cho dậy mùi thơm. Chảo nhân dừa đảo đều tay xong để nguội là có thể nắn bánh.


Tôi nhớ những năm nhà còn nghèo, sống trong bưng, đường ra chợ không thuận tiện và khó khăn, bọn trẻ con chúng tôi chẳng được quà bánh như con nít bây giờ. Những ngày làm bánh quê trong gian bếp sau hè được xem như nhà có đại tiệc. Bánh ít trần khoai mì là món tôi ưa thích nhất, nên bây giờ má tôi dù tuổi thất thập cổ lai hy vẫn hăng say làm bánh cho con cháu mỗi dịp chúng tôi về quê.

Tôi luôn đảm nhận công đoạn đơn giản, còn những việc như thoa dầu ăn lên lá chuối, nắn nhân, vỗ bột và nắn bánh, đều là việc của người lớn. Bọn trẻ chỉ xúm quanh cười nói, háo hức chờ đợt bánh đầu tiên, khoảng hơn chục cái, được xếp ngay ngắn vào xửng và bắc lên lò hấp.

Công đoạn làm nước cốt dừa rất quan trọng, nước cốt dừa ngon thì càng làm cho món bánh ít trần khoai mì thêm hấp dẫn.


Giở từng lớp lá chuối của cái bánh nóng hổi, mùi thơm của bột mì, của nhân dừa hình như quyện lấy một hương thơm quen thuộc trong ký ức.

Mùa mưa, chúng tôi giâm xuống đất xốp những thân mì, cứ thế đợi giáp năm là có khoai mì làm bánh ăn. Kỷ niệm về những món ăn bình dị luôn có khoai luộc, khoai nướng, chè khoai, bánh bà ba, bánh da lợn, rồi bánh ít trần khoai mì. Tảng sáng, ăn một hai cái bánh ít cũng đủ dằn bụng, trẻ đi học, người lớn ra đồng. Ai “mạnh” ăn, cứ đem theo vài cái nữa, để dành giữa buổi.

Ai từ quê có dịp lên thành phố, đem cho con cháu xa nhà giỏ bánh mới hấp nóng hổi, ăn mà rưng rưng nhớ hai tiếng “quê nhà”.

Diệp Linh