30 thg 8, 2020

'Giữ lửa' cho xứ gò thùng Kim Bích

Nghề gò thiếc Kim Bích xuất hiện ở KP.2, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) từ những năm 1970. Từ “xứ” gò thùng ban đầu ở khu vực giáo xứ Kim Bích với hơn chục hộ, giờ đã có cả trăm hộ đang sống với nghề. Từng có thời làng nghề này gần như bị mai một, nhưng hiện nay sản phẩm thiếc gò “made in Kim Bich” không chỉ được đưa đi nhiều nơi mà còn xuất khẩu ra nước ngoài...

Ông Triệu Bá Đón (ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) nhận sửa hàng cho khách. Ảnh: P.Liễu 

“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.

Dinh Thầy Thím, di tích lịch sử độc đáo của đất phương Nam

Dinh Thầy Thím có lẽ là nơi thờ tự có tên gọi độc đáo nhất Việt Nam: đi cùng với Thầy sao không là Cô, đi cùng với Thím sao không là Chú để có Dinh Thầy Cô hay Dinh Chú Thím mà lại có Dinh Thầy Thím? Lại nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất tại Việt Nam, bậc nữ được tôn thờ có danh xưng là Thím (các nơi khác gọi là Bà, Cô, Mẹ, Mẫu...).

Dinh Thầy Thím đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia theo Quyết định số 2890-VH/QĐ ngày 27/9/1997.


Côn Đảo: từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn bởi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh. Các biên tập viên của hai tạp chí này nhận thấy rằng, Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” trước năm 1975 đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay. 

Dấu ấn bảo tồn hệ sinh thái biển 

Tháng 6, khi dịch Covid – 19 đang lan rộng trên toàn cầu nhưng Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công. Trên nhiều diễn đàn, mang xã hội lan tỏa câu chuyện, người Việt đi du lịch nội địa và “Côn Đảo - thiên đường giữa Biển Đông” được nhiều người nhắc tới. Chúng tôi có cuộc hành trình 4 giờ đồng hồ vượt biển bằng tàu cao tốc thì được anh Thái Khắc Tình, một cán bộ trẻ của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đón và đưa ra hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo nhỏ nằm phía Đông của huyện đảo Côn Đảo.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 6

Sự thật sáng tỏ

Chính thi sĩ Đông Hồ đã chỉ rõ trong bài viết ấy rằng bản sấm truyền được ông chép lại từ thiên tiểu thuyết Nàng Ái Cơ trong chậu úp của Mộng Tuyết – vợ ông. Tác phẩm này còn được Mộng Tuyết ghi Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết, hoàn tất bản thảo dịp Trung thu Mậu Tuất 1958, do NXB Bốn Phương tại Sài Gòn in lần đầu năm 1961, NXB Văn Hoá tại Hà Nội tái bản năm 1996, NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản năm 2000. Trong tiểu thuyết, lời sấm nằm trong chương 10 và được tác giả đặt vào miệng nhân vật tiểu thư Mạc Mi Cô – con gái thứ 5 của Mạc Thiên Tích và chánh thất họ Nguyễn. Mộng Tuyết mô tả Mạc tiểu thư vừa chào đời liền lớn phổng, cất tiếng đọc bài sấm bằng “giọng hoà hoãn như gió đêm thanh”, đoạn “từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở, thân hình cũng thu nhỏ lại như đứa bé sơ sinh.”


Cúng giỗ nơi mộ tiểu thư Mạc Mi Cô. Ảnh: Lê Văn Toàn

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 5

Mật thư hay sấm ký?

Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn Phát từng nhận xét trong cuốn Văn học Hà Tiên (sđd): “Việc dân gian nghĩ rằng họ Mạc phải có một kho tàng chôn giấu, tất cũng có một nguyên nhân, một duyên cớ nào mới được. Chơ không dưng, ai đồn đãi mà chi.” Thế nhưng, ông xem văn bản đang xét chẳng phải mật thư chỉ dẫn địa điểm chôn vàng giấu ngọc, mà là một bài sấm truyền. Đông Hồ viết: “Đó quả là một bài tiên đoán sự nghiệp của họ Mạc ở Hà Tiên, từ khi khai sáng cho đến lúc tàn mạt. Mỗi câu, mỗi chữ đều đúng như y, phân minh từng chi tiết. Thiệt là lạ lùng!”


Sách “Văn học Hà Tiên” của Đông Hồ (NXB Quình Lâm, Sài Gòn, 1970). Ảnh: Error

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 4

Phanxipăng thám hiểm vùng cấm. Ảnh: Tám Thạnh 

Thâm nhập vùng cấm địa

Trong Thạch động, không khí mát lạnh, thơm nức mùi nhang trầm. Đứng bên dấu tích miệng hang Âm Phủ và ngắm nghía hang Đại Bàng, tôi càng thấy nội dung bức mật thư mù mờ khó hiểu hơn mình tưởng. Trên nguyên tắc, muốn khám phá bạch văn của mật thư bất kỳ, điều thiết yếu là phải nắm cho được “code” tức chìa khoá giải mã. Hỡi ôi! Cái “code” dùng mở mật thư Khả thuỷ sơn nhơn dường nằm im dưới đáy hang khuất kín?