15 thg 1, 2020

Đến Bạc Liêu ghé thăm chùa Ghositaram

Chùa Ghositaram (ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) như một "bảo tàng mỹ thuật" thể hiện tài năng của các nghệ nhân Khmer, và là một trong những điểm đến văn hóa vô cùng độc đáo. 

Chùa Ghositaram được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Chùa Ghositaram gồm có nhiều khu vực đặc trưng thường có của một ngôi chùa Khmer, như: chánh điện, tăng sá, giảng đường, bảo tháp, trường học, an sá… Theo thời gian, ngôi chùa dần bị hư hỏng, nên đến năm 2001 tòa chánh điện được xây dựng lại, 10 năm sau thì hoàn thành. Tòa chánh điện có diện tích 427
, cao 36 m.

Chùa Ghositaram là một trong những ngôi chùa Phật giáo Nam tông đẹp nhất của cộng đồng người Khmer.

"Giữa thành phố sống chồng lên nhau" có một Hoà Bắc bình yên

Xã Hòa Bắc, huyện Hoà Vang được biết đến như một điểm đến mới, hấp dẫn bởi sự bình yên, tĩnh lặng ngay bên TP biển sôi động Đà Nẵng. Với núi non, sông nước, những cánh đồng chen núi... nơi này mang một vẻ đẹp bình yên.Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng vừa có bài viết giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với nhiều hình ảnh "biết nói" về vùng đất này.

Cách Trung tâm thành phố về phía Tây Bắc chừng 40km, xã Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng hiện ra với vẻ ngoài bình yên khó tả.

Vẻ đẹp trầm mặc của chùa Phước Duyên

Cố đô Huế được biết đến là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong đó có chùa Phước Duyên. Hiện, mỗi ngày chùa này thu hút rất đông du khách, tăng ni, Phật tử tới tham quan, chiêm bái.

Chánh điện chùa Phước Duyên. Ảnh: TT. 

Chùa Phước Duyên có diện tích khoảng 4.000 m², nằm sát bờ sông Bạch Yến (thuộc địa phận thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long, TP. Huế.

Mùa nước cạn ở thác Pongour

Pongour đang bước vào mùa nước trong, phía chân thác trơ đá, dòng chảy hiền hòa. Dưới vòm trời quang mây những tháng cuối năm, “mái tóc của nàng Kanai” tung bọt trắng, ồn ã dội vào vách đã biến đây thành nơi đổi gió khác lạ khi lữ khách đã quá quen với “nét hoa” của Đà Lạt.

Nằm cách Đà Lạt gần 50km về phía nam, thác Pongour thuộc xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Săn voi trắng rừng Tây Nguyên

Cánh thợ săn voi (gru) ngang dọc khắp dải rừng Tây Nguyên ai chả mong mọi lần trong đời săn được loài voi trắng quý hiếm. Nghề săn voi rừng vốn khốc liệt nhưng chỉ cần thuần được voi trắng, thợ săn mặc nhiên được dân làng ngưỡng vọng. Và dĩ nhiên, đã nói đến nghề săn voi thì không thể không nhắc đến Amakong, cả đời săn được 298 con trong đó có 3 con voi trắng. Vua voi Amakong qua đời đã lâu nhưng những giai thoại về thời săn voi đến nay vẫn được con cháu kể lại.

Hình ảnh săn voi xưa của người Tây Nguyên. 

4 thg 1, 2020

Độc đáo thổ cẩm truyền thống phụ nữ Chăm An Giang

Qua bàn tay khéo léo, sự cần mẫn trong lao động của người phụ nữ Chăm cùng với những hoa văn, họa tiết độc đáo, sinh động, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm là sự kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo, những quan niệm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa riêng của đồng bào DTTS Chăm ở An Giang.

Đồng bào DTTS Chăm sinh sống tập trung ở huyện An Phú và TX. Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân... Phần lớn đồng bào DTTS Chăm sống bằng nghề mua bán nhỏ, chăn nuôi, dệt vải, thêu đan, chài lưới, đánh bắt thủy sản.

Theo các bậc cao niên, không ai biết rõ nghề dệt của người Chăm có từ lúc nào, nhưng lúc xưa hầu như gia đình nào cũng có khung dệt để sử dụng trong gia đình.

Nghề dệt trở thành công việc mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi mới 10-12 tuổi, những thiếu nữ Chăm đã được hướng dẫn những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt.

Ấn tượng Cầu đi bộ dọc Sông Hương

Cầu đi bộ dọc sông Hương hiện là một trong những nơi vui chơi giải trí công cộng lớn nhất tại thành phố Huế, thu hút đông đảo người dân và bạn trẻ đến ngắm cảnh, chụp ảnh và đi dạo. 

Với diện tích mặt sàn 2.443m2 và đầu tư hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu có chi phí lên đến trên 5,7 tỷ đồng, cầu đi bộ dọc sông Hương được thiết kế chắc chắn bởi bộ lót sàn gỗ lim. Cầu kết nối với phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Lý Tự Trọng. Với chiều dài hơn 380m, rộng 4m, cầu đi bộ đã trở thành địa điểm lý tưởng để người tham quan chọn làm nơi ngắm hoàng hôn, ngắm bình minh và lưu giữ kỷ niệm. Vào buổi chiều tối, khi ánh đèn đường mờ ảo chiếu vào thành cầu tạo lên một khung cảnh lung linh và thơ mộng.

Cầu đi bộ dọc sông Hương kết hợp với phố đi bộ dọc sông Hương tạo thành một địa điểm dạo chơi ngắm cảnh độc đáo của thành phố.

Làng gốm Bát Tràng

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 15km, làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm đã trở thành địa điểm tham quan lý tưởng trong những ngày nghỉ cuối tuần. Gốm sứ Bát Tràng là một sản phẩm tiêu biểu của chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 

Đến làng Bát Tràng, du khách không thể bỏ qua chợ Gốm. Đây là một khu trưng bày, mua bán của cả làng, đã được quy hoạch thành trung tâm thương mại từ năm 2004 chuyên về các sản phẩm gốm, sứ, phục vụ du khách gần xa.

Bước vào khu chợ gốm Bát Tràng, các sản phẩm gốm sứ đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, từ cao cấp cho đến bình dân, như những đôi lục bình tinh xảo cỡ lớn, bộ đồ thờ, cốc chén, bát đĩa, tiểu cảnh non bộ, đồ lưu niệm, tranh sứ, trang sức gốm ... Giá cả ở đây vô cùng phong phú, có những sản phẩm tinh xảo giá lên đến chục triệu đồng, có những món đồ nhỏ nhắn, đáng yêu giá chỉ vài nghìn đồng, du khách tha hồ lựa chọn. Tại đây, du khách có cơ hội tự tay nhào nặn những sản phẩm gốm sứ, được trở thành một thợ gốm thực thụ, tha hồ sáng tạo từ đất sét và bàn xoay.

Lớp đào tạo nghề gốm cho thế hệ kế cận tại Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn phát triển gốm Bát Tràng.

Bí mật bên trong khu khảo cổ khổng lồ giữa Hà Nội

Những lớp đất ở khu di tích khảo cổ học 18 Hàng Diệu mang dấu ấn của đủ hết các thời kì lịch sử trong vòng 1300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn, đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long...

Vào tháng 12/2002, nhằm chuẩn bị cho việc xây nhà Quốc hội mới, cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã được tiến hành tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, hà Nội

Bảo tàng kiến trúc nhà cổ lớn nhất Việt Nam

Không gian có “một không hai” trong Bảo tàng kiến trúc nhà cổ Vinahouse Space từ kiến trúc, nội thất đến nghệ thuật điêu khắc, tạo hình đều gợi nhớ đến một Việt Nam xưa trong ký ức xa xăm.

“Không gian nhà Việt Nam” (gọi tắt là Vinahouse Space) nằm giữa con đường nối hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Hội An, cách Hội An 5km về phía Tây và cách Đà Nẵng 25 km về phía Nam, thuộc xã Điện Minh (Điện Bàn, Quảng Nam) với diện tích hơn 11.000 m2.