1 thg 10, 2019

Có gì lạ ở 'đệ nhất hùng quan' giữa lòng cao nguyên đá

Nếu như điểm ngắm cảnh trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang) đã trở thành trái tim của cao nguyên đá và nhẵn bước chân du khách, cảm giác trải nghiệm du thuyền trên sông Nho Quế ngắm hẻm vực Tu Sản cũng đang thu hút nhiều du khách.

Cung đường với những khúc cua “dựng tóc gáy” xuống sông Nho Quế - Ảnh: NG.HƯỜNG

Khi đi tour theo đoàn và đứng trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống sông Nho Quế, nhiều du khách ước ao được một lần xuống tận mép nước Nho Quế để xem, để thỏa sự háo hức. Theo người dân địa phương, trừ những hôm nào mưa, nước sông Nho Quế luôn có màu trong xanh ngọc bích và mát rượi.

Những cây nhãn trăm tuổi ở Bạc Liêu, Hưng Yên, Hà Nội

Nhãn là một loại quả đặc sản từng được lưu danh trong sử sách Việt Nam. Ngày nay, nhiều địa phương vẫn còn lưu giữ được những cây nhãn cổ thụ trăm tuổi độc đáo...

1. Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ thụ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. 

"Bà già đi chợ Cầu Đông": Chợ Cầu Đông giờ ra sao?

Khi nghe câu ca dao nổi tiếng “Bà già đi chợ Cầu Đông. Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng...”, hắn sẽ có người thắc mắc chợ Cầu Đông là chợ nào, nằm ở đâu.

Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Cầu Đông là một khu chợ khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao “Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế giữa chợ này và câu ca dao có mối liên quan nào không? 

Quán bánh canh tự làm sợi hơn 30 năm ở Tri Tôn

Khi đến đất Tri Tôn và hỏi "bánh canh lò rèn thím Năm Hải", bạn sẽ được chỉ đến quán nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo. 

Quán bánh canh cá giò heo của cô Đỗ Ngọc Lan (58 tuổi) là một trong những địa chỉ ẩm thực có tiếng ở thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chủ quán thường được người dân trong vùng gọi là Năm Hải. Cô Năm Hải cho hay: "Quán mở gần 30 năm và chưa một lần thay đổi địa chỉ". 

30 thg 9, 2019

Cốm Tú Lệ - quà của núi rừng Tây Bắc

Cốm được làm từ giống lúa quý, có màu xanh đậm, hạt mềm và hậu vị đắng nhẹ mang đặc trưng của vùng Tú Lệ. 


Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nổi tiếng với giống lúa nếp tan đặc trưng. Vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang. Trong thôn bản, tiếng chày cối nhịp nhàng đang chuẩn bị cho ra lò những mẻ cốm Tú Lệ nức tiếng gần xa. 

Cây vạn tuế 800 năm tuổi ở đền Hùng

Cây vạn tuế cổ có 3 nhánh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam nhưng chung một cội nguồn.
Đến khu di tích lịch sử đền Hùng (Phú Thọ), ngoài những nơi thờ tự, cột đá thề, giếng ngọc, hạt lúa thần... du khách còn được chiêm ngưỡng cây vạn tuế cao lớn trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ.

Cây vạn tuế chia làm ba nhánh có tuổi thọ lên đến hơn 800 năm tuổi ở đền Hùng, Phú Thọ. 

Cây cao hơn 5 mét, chia làm ba nhánh. Đường kính của gốc khoảng 35 cm, đường kính ngọn chính khoảng 25 cm, hai nhánh có đường kính thân khoảng 20 cm. Thân cây nghiêng khoảng 30 độ. Do đó, năm 2009, khu di tích đã làm cột chống bằng thép để giữ cây không bị đổ.

Chùa Thiền Lâm - nơi có cả tượng Phật đứng và Phật nằm

Huế được mệnh danh là nôi của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa mang vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút, một trong những số đó phải kể đến chùa Thiền Lâm, ngôi chùa mang nét kiến trúc riêng biệt, khác hẳn với các cổ tự ở Huế.

Chùa Thiền Lâm - Nơi có cả tượng Phật đứng và tượng Phật nằm. Ảnh: TT. 

Chùa Thiền Lâm hay còn được gọi với cái tên là Chùa Phật đứng - Chùa Phật nằm, tọa lạc trên đồi Quảng Tế (thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, TP. Huế). Chùa thuộc hệ phái Nam Tông do Hòa Thượng Hộ Nhẫn lập ra vào năm 1960.

29 thg 9, 2019

Đặc sắc luật tục của người H’rê ở làng Vi Ô Lăk

Ngày xưa, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu sống trong cộng đồng làng, làng là nơi sinh sống, bảo vệ mọi người khỏi những thiên tai, địch họa, ứng xử với các làng khác và giải quyết cả mâu thuẫn giữa các thành viên cộng đồng. Vì vậy, để “điều hành” việc làng, các làng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên đều đề ra hệ thống luật tục (hay còn gọi lệ tục) của làng, mọi việc xảy ra trong làng do các già làng phán xử dựa trên các luật tục, không ai có quyền làm trái. Cũng như mọi làng đồng bào dân tộc tại chỗ ở Kon Tum, người H’rê ở làng Vi Ô Lăk, xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) cũng đề ra luật tục của làng.

Luật tục của người H’rê ở làng Vi Ô Lăk được hình thành từ khát vọng của mỗi thành viên trong làng với mong muốn được sống ân nghĩa với các vị thần thiên nhiên và hài hòa với tất cả các thành viên trong cộng đồng. Luật tục của làng do người dân đặt ra và thực hiện, nhưng hội đồng già làng là những người đại diện cho dân làng đưa ra những phán quyết dựa trên luật lệ ấy để bảo vệ trật tự trong làng và sự phát triển của làng.

Người có công đầu đưa kỹ thuật xe nước về Quảng Ngãi

Đó là người phụ nữ mà ngày xưa dân làng gọi là “Mụ Diệm”. Bà là người có công đầu tiên đưa kỹ thuật xe nước từ phủ Hoài Nhơn về dựng trên sông Vệ ở làng Bồ Đề từ giữa thế kỷ XVIII.

Lần theo tích cũ



Lần theo những khảo cứu trước đó, chúng tôi tìm đến nhà thờ họ Nguyễn Văn ở làng Bồ Đề, tổng Lại Đức, huyện Mộ Hoa, phủ Tư Nghĩa, trấn Quảng Ngãi (nay là thôn 1, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) - nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật liên quan đến người phụ nữ có tên là “Mụ Diệm”.

Nhà thờ họ Nguyễn Văn tọa lạc trên khu đất thoáng đãng, diện tích khoảng 1.000m2 gồm cổng, lối vào, nhà thờ, nhà trù và sân vườn. Nhà thờ có kiến trúc nhà rường dạng ba gian không có chái. Tường hai bên xây bít lên đến bờ nóc bằng chất liệu gạch trát vữa. Cửa theo kiểu cửa song bài cùng các ô hộc trang trí hoa dây. Hai gian bên xây tường trổ cửa sổ dạng chữ hỉ. Mái nhà lợp ngói vẩy. 


Miếu bà Ngôn. 

Chuyện chiếc sừng trâu trong tục uống rượu cần của đồng bào vùng cao Nghệ An

Chiếc sừng trâu là điểm nhấn đặc biệt trong những cuộc rượu cần của người vùng cao. Nó vừa là thứ để đo lượng rượu và cũng để tính thời gian cho những cuộc thi về tửu lượng.
Bắt đầu cuộc vui bằng chiếc sừng trâu

Ở Nghệ An có 2 cộng đồng xem rượu cần là thứ không thể thiếu trong nhà, đó là cộng đồng người Thái và Khơ mú. Mỗi gia đình đều đặt một vài ché rượu trong nhà phòng khi có khách quý đến chơi, hoặc cần cho một số nghi lễ tâm linh.

Đi cùng với ché rượu là những ống hút gọi là “búa” hay “xe”, và đặc biệt không thể thiếu một chiếc sừng trâu. Chiếc sừng trâu thon nhỏ, gọn ghẽ luôn được nâng niu bởi một người lĩnh xướng cuộc rượu, thường là một chàng trai trẻ. Người Thái gọi chiếc sừng đựng rượu là “phoong”, còn người Khơ mú gọi là “huôi”. Chiếc sừng thường được đục một lỗ nhỏ ở đầu nhọn làm chỗ thoát nước, hệt như một cái phễu. 


Một cuộc vui quanh chum rượu cần của đồng bào người Thái Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi