9 thg 2, 2018

Cầu kỳ ẩm thực xứ Quảng

Không phải ngẫu nhiên mà ẩm thực xứ Quảng có sức hút mạnh mẽ, 'lan' ra cả miền Bắc và miền Nam. 

Cao lầu hiện diện ở khắp các phố phường Hội An (Quảng Nam). Ảnh: Diệu Hiền 

Những người rành ẩm thực lý giải, món ngon xứ Quảng thoạt trông rất giản dị, bình dân, nhưng để chế biến đúng vị thì phải “tuyệt đỉnh” cầu kỳ.

Khu vườn thú cưng ở Đà Lạt

Đến khu nghỉ đặc biệt ở Trại Mát, khách được thoải mái đùa giỡn với những chú cún thân thiện, đáng yêu.

Đà Lạt vẫn khá đông đúc, vì là điểm đến yêu thích của khách du lịch. Tuy nhiên nếu chịu khó chạy xe khoảng 7 km ra khỏi khu vực trung tâm, bạn có thể hoàn toàn cách ly với khói bụi, ồn ào trong khu vườn thú cưng ở Trại Mát. 

8 thg 2, 2018

Ngôi chợ hơn 30 năm 'không ngủ' ở Sài Gòn

Chợ Hồ Thị Kỷ không chỉ là nơi cung cấp hoa lớn ở Sài Gòn mà còn lý tưởng cho du khách muốn khám phá thành phố về đêm.

Khu chợ hơn 30 năm nép mình trong những con hẻm nhỏ bao quanh chung cư Lê Hồng Phong, quận 10. Đây là nơi cung cấp sỉ lẻ các loại hoa lớn nhất ở thành phố. Điều khiến nơi này hấp dẫn nhiều du khách là chợ "không bao giờ ngủ". 

Bên trong lò gốm thủ công cổ nhất Bình Dương

“Lò lu Đại Hưng” có lịch sử trên 150 năm, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống.

Lò gốm cổ Đại Hưng, hay thường được người dân quen gọi là Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên “Lò lu” xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa. Lò lu Đại Hưng hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống. Đây cũng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m2 

Không khí Tết tràn ngập phố người Hoa ở Sài Gòn

Các hoạt động mua bán đồ Tết, cho chữ tạo nên không khí xuân rộn ràng quanh khu Phùng Hưng, chợ Thiếc ở quận 5. 

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là năm mới Mậu Tuất đã đến. Các vật phẩm trang trí dịp Tết bắt đầu bày bán rộ tại khu chợ Lớn từ cuối tháng Chạp nhưng mãi đến những ngày cận Tết, không khí tại đây mới sôi động thật sự. Các con đường Hải Thượng Lãn Ông, khu Phùng Hưng, chợ Thiếc khoác lên mình chiếc áo đỏ rực khiến bất kỳ ai đi qua đều muốn ghé lại. 

Biển Cổ Thạch được ví như chốn tiên cảnh vào mùa rêu mọc

Lớp rong, rêu có màu xanh mướt bám trên bãi đá khiến biển Cổ Thạch trở nên khác lạ, thu hút du khách khắp nơi. 

Biển Cổ Thạch là một trong những điểm đến được nhiều người ưa thích ở Bình Thuận. Nơi đây níu bước chân du khách nhờ nước biển trong xanh, những bãi đá nhiều màu sắc, hình dáng tự nhiên nhờ tác động của nước biển và thủy triều. Vì màu sắc đa dạng, bãi đá này còn được du khách gọi là bãi đá 7 màu. 

Cứ đến khoảng tháng 1 - 2 hàng năm, phượt thủ khắp nơi, đặc biệt là người yêu thích nhiếp ảnh lại đổ về biển Cổ Thạch để ngắm nhìn bãi đá này khoác lên mình chiếc áo xanh ngắt, mượt mà. Năm nay, khí hậu thay đổi, nắng nóng nhiều nên rêu cũng xanh, nhiều và phủ sớm hơn.