6 thg 11, 2017

Hấp dẫn ẩm thực mẹt

Thay vì đựng thức ăn trong chén, đĩa, một số quán ăn tại BR-VT đã dùng mẹt để bày trí món ăn, tạo cảm giác dân dã, gần gũi thiên nhiên. Chiếc mẹt tre nhỏ xinh, trải lớp lá chuối xanh, phía trên bày biện các món ăn, rau xanh nhiều màu sắc bắt mắt, khiến thực khách vừa nhìn đã muốn nếm thử. 

Tại BR-VT, nhiều món ăn được bày trí trên mẹt như: bánh hỏi, bún đậu mắm tôm, heo mẹt, thậm chí là cả lẩu bò, lẩu gà, lẩu cá đuối.

Bánh hỏi Vũng Tàu

Bánh hỏi không quá xa lạ với du khách khi đến BR-VT. Thế nhưng, quán Bánh hỏi Vũng Tàu (80A4, Trương Công Định, TP.Vũng Tàu) mới khai trương ngày 27-9 đã tạo được sự chú ý của thực khách bởi cách bày biện món ăn lạ lẫm và ngon miệng. Anh Hồ Sĩ Phi Long, chủ quán cho biết, khi khách gọi điện thoại đặt bàn và có yêu cầu, quán sẽ phục vụ bánh hỏi trên mẹt gồm các món: bánh hỏi, chả giò, thịt nướng, các loại rau ghém, rau thơm, dưa leo, cà rốt, củ cải. Cắn miếng bánh hỏi gồm thịt nướng, chả giò, rau thơm được cuốn trong chiếc bánh tráng ăn cùng nước mắm ớt trộn lẫn đồ chua ngọt, thực khách cảm nhận được vị thơm, ngon, chua chua, cay cay, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi. 

Khách thưởng thức bánh hỏi tại quán Bánh hỏi Vũng Tàu (80A4, Trương Công Định, TP. Vũng Tàu). 

Biăp pŭ – món ăn quen thuộc của người M’nông

Trong đời sống hằng ngày, bên cạnh nhiều món ăn truyền thống dân dã, ngon và hấp dẫn như cơm lam – thịt nướng, cà đắng nấu lòng bò, đọt mây nấu cá hộp, canh thụt…, người M’nông trên địa bàn còn có một món ăn rất đặc sắc là “biăp pŭ”.

Nguyên liệu chính để nấu món biăp pŭ là lá bép già 

Không đơn giản như cách nấu của một số món ăn khác, biăp pŭ đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến cách thức nấu. Nguyên liệu chính để chế biến biăp pŭ có: Lá bép, bột gạo, vỏ chuối khô, thịt lợn hay cá suối…

Gỏi cà đắng cá cơm

Trước khi đến Tây Nguyên thưởng ngoạn, những người bạn từng đi bảo: “Lên đó cậu nhớ dùng thử món gỏi cà đắng cá cơm, ngon lắm đấy!”. Thực sự tôi chưa nghe qua món này nên ngẩn ngơ. Nhưng khi đến nơi, thưởng thức và cảm nhận món ăn, tôi mới biết nó không còn là lời đồn nữa mà thật là tuyệt. 

Tây Nguyên không chỉ có núi rừng hùng vĩ, sông hồ thơ mộng, con người hiền hòa mà có cả những món ăn đậm chất các dân tộc bản địa. Trong đó có món gỏi cà đắng cá cơm. 

Ảnh tư liệu 

Chết lặng trên Mã Pí Lèng

Chiều dài chỉ khoảng 20 km, cao 2.000m so với mực nước biển nhưng Mã Pí Lèng (Hà Giang) làm bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngợp, nỗi choáng ngợp trước những điều kỳ vỹ, vượt quá sức tưởng tượng của con người. 

Các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của Hà Giang vào trước năm 1960 tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bởi những dãy núi cao hùng vĩ áng ngữ. Ở đó, có hơn 8 vạn đồng bào chìm trong đói nghèo, lạc hậu và chưa từng biết đến một con đường đúng nghĩa.

Để đem ánh sáng văn minh đến với những con người phía sau cổng trời, Trung ương Đảng, Khu uỷ Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc dài 200 km. 

Hơn 2 vạn người bao gồm TNXP và người dân thuộc 16 dân tộc ở 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam được huy động làm đường. Phải mất gần 6 năm con đường mới hoàn thành và được đặt tên là Hạnh Phúc.

Trong 6 năm đó, những người làm đường phải treo mình suốt 11 tháng trời bên vách đá để đục đẽo, để vắt một dải lụa đẹp như thơ trên dãy núi thẳng đứng như sóng mũi con ngựa, Mã Pí Lèng. 

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ Mã Pí Lèng chẳng khác nào thiên đường. Ảnh: H. Lân 

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 5

Giấc mơ hoa trên miền phên giậu...

Tam giác mạch không chỉ ở Hà Giang, không chỉ dọc tuyến 4C mà ngược qua phía Hoàng Su Phì, Xín Mần mùa này ngập đầy hoa.


Hồi tháng 3 năm nay, khi báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình về nguồn “Tháng 3 biên giới” ở Hà Giang trùng với dịp Hà Giang tổ chức kỷ niệm 50 năm khai sinh “con đường Hạnh Phúc”, chúng tôi may mắn gặp lại hàng trăm cụ ông, cụ bà đã ở tuổi “cổ lai hi”, những thanh niên xung phong (TNXP) thuở nào mười tám đôi mươi đã đi mở tuyến đường này từ nửa thế kỷ trước.

Những ngày theo đoàn xe đưa gần 400 cựu binh TNXP của nhiều tỉnh thành trở lại cung đường xưa, ai ai đều ánh lên niềm vui khi biết máu xương và tuổi xuân của mình đổ ra đã không uổng để tuyến quốc lộ 4C được mang cái tên “cung đường Hạnh Phúc”.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 4

Thức dậy những mùa hoa...

Vừa đếm từng “đầu người”, bà Lý Thị Năm ở bản Lùng Thàng (Quản Bạ) vừa bảo: “80.000 đồng”. Đó là số tiền bà thu của một nhóm “phượt” gồm tám sinh viên. 


Cánh đồng tam giác mạch và cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Ng.Quang

Nhóm “phượt” gồm năm bạn nữ và ba bạn nam này vừa đổ bộ xuống ruộng tam giác mạch của bà Năm.

Mặc đồng phục áo phông đỏ với ngôi sao vàng trước ngực - sắc áo mà hầu như các bạn phượt trẻ thường hay mặc, dừng xe cẩn thận bên vệ đường và cả nhóm lao xuống ruộng. Màu áo đỏ nổi bật trên ruộng hoa tam giác mạch đang nở rộ.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 3

Bánh, rượu, trà... và câu chuyện tương lai!

Cùng với rượu tam giác mạch thơm lừng, bánh làm từ tam giác mạch ở Đồng Văn cũng đang mang hình hài mới rất bắt mắt, thơm ngon có vị riêng...


Thu hoạch tam giác mạch - Ảnh: Lê Anh Tuấn

Khệ nệ nhấc cái nắp vung bằng inox đang chụp lên cái nồi to đùng có đường kính gần... 2m, Dào Văn Hò nói với chúng tôi: “Các anh tới muộn tí nữa, nước bắt đầu sôi thì sẽ không thấy rượu tam giác mạch được nấu thế nào đâu”.

Dào Văn Hò hiện đang là chủ của lò rượu tam giác mạch mang tên Thiên Hương ở Đồng Văn.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 2

“Chiến dịch” tam giác mạch

Trong khi hoa đào nở đón mùa xuân, hoa gạo bập bùng đỏ lửa mùa hạ... thì tam giác mạch lại dám nở để đón mùa đông - mà là mùa đông giá rét trên cao nguyên đá! 


Hai em bé người Mông bên vườn hoa tam giác mạch ở Quản Bạ, Hà Giang ngày 4-11 - Ảnh: Thanh Tùng

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, anh Hoàng Văn Thịnh, khoát tay chỉ lên tấm bản đồ địa phương trên tường phòng làm việc, rê tay theo tuyến đường 4C - cung đường mang tên “Hạnh Phúc” và bảo:

“Năm 2012 chúng tôi chỉ hỗ trợ dân trồng chừng 10 ha phục vụ du lịch, cho dân bán vé thu tiền chụp ảnh chứ không ngờ sức hút của tam giác mạch với du khách kinh khủng như thế này”.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 1

Bản “lý lịch” của nàng Lọ Lem


Những ngày này, lên cao nguyên đá Hà Giang cứ có cảm giác gợi nhớ một câu thần chú trong truyện cổ. 

Hoa tam giác mạch - Ảnh: Trần Bảo Hòa

Có điều không phải “Vừng ơi...” mà là “Tam giác mạch ơi, mở ra!”. Kho báu ấy đang hiển hiện trên chập chùng đồi nương, sắc hoa trắng hồng ánh lên kiêu hãnh giữa xám đen đá núi...

5 thg 11, 2017

Chinh phục cung đường đèo Mã Pí Lèng huyền thoại

Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pí Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang với chiều dài khoảng 20 km. 

Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng.