15 thg 8, 2016

Kỳ bí văn tự cổ trên vách đá giữa đại ngàn Trường Sơn

Nằm biệt lập giữa đại ngàn Trường Sơn, nơi thượng nguồn dòng A Vương (Tây Giang - Quảng Nam) hùng vỹ bắt đầu chảy về xuôi, vách đá bí ẩn khắc những dòng văn tự cổ tồn tại ngàn năm nay như một bài toán không có lời giải với nhiều chuyên gia văn hóa cũng như các nhà khoa học.

Huyền sử vách đá

Từ xã Lăng, một xã biên giới của huyện Tây Giang, phải mất chừng 1 giờ đồng hồ vượt suối cắt rừng, băng qua những dòng nước xiết, chúng tôi mới tới được bản Achia - một cụm dân tộc Cơtu nơi thượng nguồn sông A Vương giáp nước bạn Lào, nơi có vách đá bí ẩn bên dòng suối A Vương. 

3 bản khắc chưa bị chìm (Ảnh: Thượng Hỷ). 

Đến thăm Hòn Phụ Tử… những ngày “không còn cha”

Những người lần đầu đặt chân đến tham quan Hòn Phụ Tử đều có chung một tâm trạng là tiếc nuối khi không thấy mặt cha – hòn Phụ. Tuy nhiên, quang cảnh non nước nơi đây làm đắm say lòng người nên sự nuối tiếc ấy cũng mau ùa vào con sóng xô ra biển…

Từ những năm 90, mỗi khi du khách đặt chân đến vùng đất Hà Tiên tham quan, du khách thường dừng lại ghé thăm “Hòn Phụ Tử” (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Lí do du khách ghé thăm điểm du lịch này không chỉ bởi vẻ đẹp non nước hữu tình mà còn muốn con cháu hay chính bản thân mình có vài phút ngẫm nghĩ về tình cha con cao đẹp qua truyền thuyết Hòn Phụ Tử. 

Trước khi “vượt” ra biển thăm Hòn Phụ Tử, một điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua theo đúng nghĩa đen là Chùa Hang (vì Chùa Hang là con đường bộ duy nhất ra Hòn Phụ Tử). Ngôi chùa đặc biệt này phần lớn diện tích nằm trong hang núi, có lối vào nhỏ hẹp, phải chèn mình qua vách núi mới vào được. Khi đi sâu vào bên trong, du khách bị cuốn hút vào những khối thạch nhủ, hóc đá gân guốc, hình dáng độc đáo…

14 thg 8, 2016

Một ngày yên bình với thác Mu

Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), Thác Mu là một điểm đến hoang sơ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho những người thích khám phá. 

Thác Mu hoang sơ ẩn mình giữa núi rừng - Ảnh: V.N.A. 

Từ Hà Nội có hai hướng đường chính để tiếp cận KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Chúng tôi quyết định đi bằng đường Hòa Bình - Mường Khến - Vụ Bản vào thác Mu và về Hà Nội bằng đường mòn Hồ Chí Minh.

Miễn chê mãng cầu sẻ thơm ngon, dai ngọt

Như bù lại với hình dáng hơi sần sùi, kích cỡ trái nhỏ chỉ nhỉnh hơi quả chanh một chút, thịt mãng cầu sẻ dai, ngon khỏi chê và mùi thơm hơn rất nhiều so với cùng loại giống cao sản hay ghép.

Theo lí giải của nhiều người dân vùng quê ở Quảng Ngãi, do kích cỡ của loại trái này khá nhỏ nên được gọi là mãng cầu (na) sẻ. Tuy nhiên một số nơi vẫn gọi chung là mãng cầu ta, còn tên khoa học của nó là Annona squamosa. 

Kích cỡ của trái mãng cầu sẻ to không hơn trái chanh là bao nhiêu 

Cũng như đồng loại, cây mãng cầu sẻ từ khi trồng đến lúc trưởng thành và ra trái từ 2 năm trở lên, với chiều cao 2–5 mét, gồm có 2 loại: Mãng cầu bở với đặc điểm khi chín trên cây có thể bị nứt và phần múi thịt bên trong rời rạc. Còn giống mãng cầu dai khi chín các múi thịt dính chặt vào nhau, dù có chạm mạnh trái không bị vỡ, vỏ có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít.

Đi thuyền thúng ngắm san hô ở đảo Bé - Lý Sơn

Khu vực bãi sau, đảo Bé được biết đến với vẻ hoang sơ của trầm tích núi lửa, nước biển trong vắt và những rặng san hô đẹp mắt gần bờ.

Đảo bé (còn gọi là đảo An Bình) là đảo lớn thứ hai trong 3 đảo tại Lý Sơn (Quảng Ngãi), đánh giá là đảo có bãi biển đẹp và hoang sơ nhất Lý Sơn. 

Món canh chua… vua cũng thèm

Đó là câu nói vui của ba về món canh chua cá lạc. Nhớ một lần má đi chợ về, nói với ba là chợ có cá lạc tươi rói nhưng em không mua. Đầu năm mà ăn cá lạc là… lạc đường lạc ngõ. Ba chưng hửng, nói má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu. Má vặn, hỏi vui là vui cách sao? Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì… vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn…vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?

Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nơ về một con cá lạc mập ú, dài… miên man, da bóng nhẩy. Má làm cá. Ba hăng hái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua. Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, mình biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai mình mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi. Má nói đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ mà ăn, em mua tới một con lận.

Cá lạc. 

Lễ hội Điện Trường Bà: Nét văn hóa đặc sắc

Đến hẹn lại lên, hằng năm cứ vào ngày 15-17.4 âm lịch, UBND huyện Trà Bồng lại tổ chức lễ hội Điện Trường Bà. Trong 3 ngày tổ chức lễ hội Điện Trường Bà, các hoạt động chính của lễ hội được tổ chức vào ngày 16.4 âm lịch. Đây được gọi là lễ Lệ xuân Trường Bà-một trong hai lễ hội được tổ chức tại Điện Trường Bà hàng năm.

Từ bao đời nay, lễ hội Điện Trường Bà đã trở thành ngày lễ thiêng liêng trong tâm khảm của mỗi người con đất quế Trà Bồng và nhiều vùng lân cận. Dù ở đâu, làm gì, trong ngày lễ hội tất cả đều hướng về tham dự lễ với lòng thành kính tri ân.

Ngay từ sáng sớm ngày 16.4 âm lịch hàng chục ngàn người dân và du khách thập phương đã tụ họp về Điện Trường Bà để cùng tham dự các nghi lễ chính trong lễ hội và cùng dâng lễ vật bày tỏ lòng thành kính đối với Thánh mẫu Thiên Y A Na và các vị thần khác.

Từ rạng sáng, Ban Tổ chức lễ hội Điện Trường Bà đã tổ chức Lễ Mộc Dục (tắm tượng, đây có thể được coi là nghi lễ quan trọng nhất), lễ Tế ngoại đàn, lễ đâm trâu, lễ Chánh tế, lễ dâng hương Bà Thánh mẫu Thiên Y A Na...

Đại biểu và du khách thập phương cùng dâng hương Thánh mẫu Thiên Y A Na 

Điện Trường Bà: Nơi gắn kết cộng đồng các dân tộc

Điện Trường Bà thuộc thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia, có sự giao thoa văn hóa giữa đồng bào Kinh, Cor, Chăm Pa và người Hoa. Hằng năm, từ ngày 15 - 17.4 (âm lịch), người dân từ các nơi về dự lễ hội với lòng thành kính, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn... 

Khai hội...

Hằng năm, cứ vào dịp Lệ Xuân (từ ngày 15 -17.4 âm lịch), các dân tộc anh em: Kinh – Thượng - Chăm – Hoa tập trung về điện Trường Bà tế lễ cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn tươi tốt. Không chỉ có người dân ở huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bình Sơn mà nhiều bà con ở Quảng Nam, Bình Định và có cả nhân dân và Ban tế tự bà chúa Núi Sam - Châu Đốc cũng tìm về dự lễ hội.

Điện Trường Bà nơi gắn chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em. 

Độc đáo món nhoọc ống nứa của người Khơ mú

Từ lâu nậm nhoọc đã trở thành món ăn truyền thống của đồng bào Khơ mú và người Thái ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, việc chế biến món ăn này trong ống nứa tạo nên sự độc đáo của riêng...

Nậm nhoọc là 1 món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Khơ mú. 

Mới lạ món ăn từ chông chông

Với vị bùi bùi, thơm ngon, béo ngậy... các món ăn chế biến từ chông chông hiện được biết tới như một thứ "đặc sản" độc, lạ ở miền Tây xứ Nghệ.

Khi cái nóng oi bức của mùa hè đã dịu lại thay vào đó là những cơn mưa rào bất chợt cũng là lúc bà con Đồng Văn (Tân Kỳ) rủ nhau lên rừng vào hang bắt chông chông - một loại côn trùng giống con dế, để về chế biến thành các món ăn độc đáo. Với địa hình đồi núi cao và rậm rạp, vì vậy những người có kinh nghiệm phải định vị một cách chính xác mới có thể bắt được chông chông.