18 thg 12, 2015

Lãng mạn món ngon phá Tam Giang

Nếu bạn chưa biết phá Tam Giang của miền đất “mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”, có thể hình dung qua câu ca: "Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

Người ta bảo cá tôm ở phá Tam Giang là “vàng sống” vì nó phong phú, nhiều vô kể, tạo sinh kế cho bao gia đình từ xưa đến nay 

"Truông nhà Hồ" thì chắc ai cũng biết rồi. Đây là khu rừng dữ, từng là nơi ẩn trú của lục lâm thảo khấu trên con đường thiên lý Bắc Nam đoạn chạy ngang tỉnh Quảng Trị. Vậy còn vì sao người xưa lại sợ phá Tam Giang đến mức ám ảnh như thế? Thống kê về mặt địa lý, phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Tôi từng nghe kể, trên đầm phá này xa xưa cũng có lục lâm thảo khấu (dân gian còn gọi là “rợ đầm”). Người dân thuở trước đi ghe nhỏ trên đầm phá, nếu vào mùa mưa bão dữ dội, thì đi hoài cũng không đến được bờ. Có lẽ nỗi ám ảnh sợ phá Tam Giang là vì thế.

17 thg 12, 2015

Nhà thờ Ba Đông

Địa chỉ : 144/5 KP.1, P.Hố Nai, Biên Hoà, Đồng Nai

Năm 1954, một số giáo dân Giáo xứ Ba Đông cùng với các xứ lân cận thuộc Giáo phận Hải Phòng đã đến định cư tại cây số 6 vùng đất Hố Nai, Biên Hòa. Tại đây, Cha Gioakim Nguyễn Hữu Phúc cùng với cộng đoàn thành lập Giáo xứ Ba Đông và dựng một nhà nguyện tạm để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.




Sáu năm sau, Cha Đaminh Nguyễn Hữu Khoát kế nhiệm Cha Gioakim phụ trách cộng đoàn này. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Ba Đông xây dựng nhà thờ mới để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa

Nhà thờ Thái Hiệp

Địa chỉ : 94/16 KP. 8, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, khoảng 200 giáo dân gốc Giáo phận Thái Bình đến định cư tại ấp Tân Hiệp, xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và lập nên giáo điểm. Thời gian đầu, giáo dân tại giáo điểm này sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ Tân Hải (Thuận Hòa). Vì số giáo dân di cư về ấp Tân Hiệp ngày càng đông, nên ngày 24.09.1961 Giáo xứ Thái Hiệp được chính thức thành lập dưới sự coi sóc của Cha Augustinô Phạm Khắc Nghiễm. Cùng năm, Cha Augustinô và giáo dân xây dựng ngôi thánh đường đầu tiên để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Đến năm 1969, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo kế nhiệm Cha Augustinô đến phụ trách Giáo xứ Thái Hiệp. Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thái Hiệp xây nhà thờ thứ hai bằng vật liệu kiên cố với diện tích 15m x 50m và khánh thành ngày 24.12.1970.


Nhà thờ Thái Hiệp 1970


Nhà thờ Thuận Hòa

Địa chỉ : KP. 5, P. Tân Phong, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, một số gia đình công giáo, đa số thuộc Giáo Phận Hải Phòng đến khu đất Bãi De được gọi là ấp Tân Hải, xã Bình Trước, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa định cư lập nghiệp và lập thành Giáo xứ Tân Hải do Cha Đaminh Nguyễn Hữu Độ coi sóc. Cùng năm, Cha Đaminh và cộng đoàn Tân Hải dựng một nhà thờ tạm bằng gỗ để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Ba năm sau, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền chính thức đổi tên Giáo xứ Tân Hải thành Thuận Hòa và cắt cử cha Đaminh Phạm Quang Khanh làm Cha xứ tiên khởi. Năm 1958, Cha Đaminh cùng cộng đoàn Thuận Hòa xây lại nhà thờ mới bằng tường gạch và kèo gỗ (13m x 35m).


Nhà thờ Thuận Hòa 1958

Nhà thờ Biên Hòa

Địa chỉ: 174 CMT 8, P. Quyết Thắng, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1861, một số giáo dân quy tụ tại khu đất gần chợ Biên Hòa ngày nay và hình thành Giáo điểm truyền giáo. Hai năm sau, Giáo xứ Biên Hòa được thành lập và Cha Creuse (Cha Nhiệm) được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Nhiệm và cộng đoàn Biên Hòa dựng một nhà thờ nhỏ gần bờ sông Đồng Nai để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Về sau, chính quyền Pháp lấy khu đất đó để xây tòa hành chánh và đổi cho Giáo xứ một khu đất khác phía bên trong là vị trí ngôi thánh đường hiện nay. Năm 1865, Cha Legrand (Cha Cao) đến phụ trách Giáo xứ Biên Hòa và tiếp tục nâng đỡ đời sống thiêng liêng cho cộng đoàn. Năm năm sau, Cha Errard (Cha Ý) về thay thế Cha Cao và Cha Ý cùng cộng đoàn xây dựng nhà thờ bằng gạch ngói và khánh thành ngày 12.11.1872.

Qua các thời quý Cha quản xứ, các sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn Giáo xứ Biên Hòa dần đi vào ổn định và đời sống đức tin ngày càng lớn mạnh. Năm 1966, Cha Tôma Nguyễn Văn Sum về coi sóc Giáo xứ. Cha Tôma và cộng đoàn Biên Hòa lần lượt khởi công xây dựng và khánh thành nhà xứ với diện tích 216m2 (1968) và nhà thờ với kích thước 24m x 40m (1991).


Nhà thờ Biên Hòa 1986

Nhà thờ Phúc Hải

Địa chỉ: KP 3, phường Tân Phong, Biên Hòa, Đồng Nai

Năm 1955, Cha Gioakim Nguyễn Hữu Phúc lập trại đạo Đông Hòa tại địa bàn xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Cùng năm, Cha Gioakim và giáo dân nơi đây dựng một nhà nguyện bằng gỗ, mái tôn (10m x 36m) để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Năm 1956, trại đạo Đông Hòa được nâng lên thành Giáo xứ và lấy tên là Giáo xứ Phúc Hải (Cha Gioakim Phúc - giáo dân gốc Hải Phòng), đồng thời Cha Giuse Phạm Quang Khanh được bổ nhiệm làm Cha xứ tiên khởi. Ba năm sau, Cha Micae Bùi Đức Huỳnh thay thế Cha Giuse phụ trách Giáo xứ. Cha Micae và cộng đoàn lần lượt xây dựng nhà thờ (1961) và nhà xứ (1962).


Nhà thờ Phúc Hải 1961

Năm 1986, Cha Rôcô Đinh Hữu Phương đến coi sóc Giáo xứ Phúc Hải. Bốn năm sau, Cha Rôcô và cộng đoàn khởi công xây dựng nhà thờ bằng vật liệu kiên cố và các tượng đài. Năm 2001, Cha Vincentê Ngô Văn Tất về quản nhiệm Giáo xứ Phúc Hải. Bên cạnh việc nâng đỡ đời sống đức tin cho cộng đoàn, Cha Vincentê xây nhà mục vụ (2004) để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mục vụ ngày càng cao. Năm 2006, Cha Giuse Vũ Đức Hiệp về phụ trách Giáo xứ. Để mừng đại lễ 50 năm thành lập Giáo xứ, Cha Giuse xây nhà chầu Thánh Thể và tu sửa tháp chuông. Năm 2010, Cha Đaminh Nguyễn Thành Tiến thay thế Cha Giuse phụ trách Giáo xứ Phúc Hải. Một năm sau, Cha Giuse và cộng đoàn trùng tu nhà thờ. Ngày nay giáo xứ Phúc Hải đã đi vào ổn định, nề nếp, sinh hoạt tôn giáo phong phú và đời sống đức tin của giáo dân ngày càng lớn mạnh.




Đài Đức Mẹ Ban ơn 1967

Giáo xứ có nhà thờ diện tích 1.137 m2, nhà mục vụ 341 m
2, nhà hài cốt 30 m2, 2 nhà kho 50 m2, Đài Đức Mẹ 69 m2, Đài Thánh Giuse 78 m2, tổng diện tích nhà xứ 5.146 m2, hai tháp chuông cao mỗi tháp 35m.

Thông tin trên theo website Giáo phận Xuân Lộc và Giáo xứ giáo họ Việt Nam

Một số hình ảnh Nhà thờ Phúc Hải ngày 15/12/2015. Ảnh: Phạm Hoài Nhân








Về Thái Bình tìm ăn canh cá Quỳnh Côi

“Sao buổi sáng người dân ở đây lại ăn canh cá hả bác?” - “Không phải cá nấu canh đâu, canh cá là bát mì cá hay bánh đa cá, giống như người Hà Nội ăn Phở buổi sáng đấy!”, một người chỉ đường ở Thái Bình cho biết. 

Chúng tôi bước vào một quán chỉ bán đặc sản canh cá sau khi bỏ qua nhiều biển hiệu có cùng món xếp đầy hai bên đường, thầm đoán quán ngon vì khá đông khách. 

Đúng là đất Thái Bình quê lúa, ngoài hương nếp thơm lừng từ những lò bánh cáy thì chỉ cần đặt chân đến đây người ta đã hít hà được hương vị thôn quê từ món canh cá – món ăn giống như mỳ trứng dùng với cá rô (hoặc cá quả) chiên và nước hầm từ xương heo và xương cá. 

Chẳng cần sặc sỡ, lại càng không cần phù phiếm lòe loẹt, không phẩm màu, không bột gia vị khó kiếm, mọi thứ giản đơn, chân quê để rồi ăn một lần, nhớ quán, nhớ người chân quê. 

Chinh phục núi Cà Đam, đất của loài sâm bảy lá

Núi Cà Đam là ngọn núi cao 1.431m, cao nhất trong các ngọn núi ở Quảng Ngãi. Ở đây quanh năm suốt tháng mây vờn, nhiều đồng bào dân tộc thi thoảng đi rừng còn nhìn thấy loài sâm bảy lá... 

Núi Cà Đam là cách gọi của người Kor, còn người Kinh gọi là núi Vân Phong - Ảnh: V.Q.Cầu 

Chừng 10 năm trước, khi công trình hồ chứa nước Nước Trong được xây dựng, con đường liên huyện Di Lăng - Trà Trung được hình thành, người đi trên con đường này mới “mục kích" được Cà Đam từ xa. Bởi từ đường liên huyện lên đến chân núi thuộc thôn Quế xã Trà Bùi còn phải ngược lối mòn thêm 5km quanh co, dốc dựng. 

Những khoảnh khắc đẹp hút hồn ở Hội An

Nếu buổi sáng mang đến cho bạn cảm giác nhẹ nhàng tinh khôi, hoàng hôn là vẻ đẹp cổ kính và nhuốm màu ký ức thì buổi tối, Hội An rực rỡ với hàng nghìn ngọn đèn hoa đăng, đèn lồng khắp các khu phố.

Hội An trong ánh ráng chiều 

Hội An chưa bao giờ thôi quyến rũ khách du lịch, dù nhịp sống hiện đại ngày nay đã ít nhiều len lỏi vào đời sống của đô thị cổ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thế cho nên, nếu đã đặt chân đến vùng đất này một lần, chắc chắn bạn sẽ còn quay lại và phải quay lại vì hồ như đã bị mê hoặc tự lúc nào không hay.

Thăm bãi Đầm Trầu hoang sơ giữa Côn Đảo

Ghé Côn Đảo, du khách hiếm khi nào bỏ qua bãi Đầm Trầu – bãi biển hoang sơ và đẹp nhất nơi đây. Không quá lời khi ví nơi đây là “thiên đường” mặt đất, tựa hồ chưa có dấu chân người qua lại.

Khung cảnh vừa thơ mộng, hữu tình vừa cuốn hút ở bãi Đầm Trầu 

Bãi Đầm Trầu nằm ngoài vườn quốc gia Côn Đảo, cách sân bay Cỏ Ống 12 km về phía Tây Bắc. Sự tích bãi Đầm Trầu cũng được người dân truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác, gắn liền với câu ca: “Đi đâu mà chẳng thấy về. Hay là quần tía dựa kề áo nâu? Ai về nhắn với Ông Câu. Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa?".