16 thg 3, 2013

Vắng như... "chùa Bà Đanh"

Những ai có ý muốn vãn cảnh chùa chiền, chiêm bái nhưng ngại cảnh chen lấn, xô đẩy thì có thể viếng thăm chùa Bà Đanh, ngôi chùa mệnh danh là "đệ nhất vắng". Đặc biệt, cái không gian thanh tịnh càng trở lên u tịch khi du khách tới thăm vào lúc chiều muộn hoặc những ngày lất phất mưa bay của tiết trời đầu xuân xứ Bắc.

Mặt trước tam quan hướng ra sông Đáy, hầu như quanh năm đóng cửa, khách vào chùa đi cổng phụ bên cạnh tam quan. 

Chùa Bà Đanh, núi Ngọc là cụm di tích thắng cảnh quốc gia tại xã Ngọc Sơn, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm bên tả ngạn sông Đáy. Theo người dân trong vùng, xa xưa, chùa có tên là chùa Bà làng Đanh (làng Đanh Xá nay thuộc xã Ngọc Sơn) nhưng không biết tự bao giờ, chùa được gọi tắt là chùa Bà Đanh.

Đặc sản Cầu Kè: Tiết canh dơi sen

Thị trấn huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh không nổi tiếng trên bản đồ du lịch miền Tây nhưng có vài đặc sản khiến du khách khó quên nếu có dịp thưởng thức như gỏi “xái pấu”, “xái pấu” hầm xương (giò, đùi heo...), “xái pấu” chiên hột vịt...; dừa sáp; bún nước lèo; “xim lo”; đặc biệt là món dơi sen.

Tiết canh dơi sen ở Cầu Kè, Trà Vinh. Ảnh: Cúc Tần 

Đến thị trấn Cầu Kè, hỏi người địa phương thì ai cũng sẽ vui vẻ chỉ đường cho khách đến quán dơi sen dễ dàng. Quán nầy nằm cách trung tâm thị trấn chừng 2 cây số, ở ấp Chông Nô 3 (xã Hòa Tân). Tuy là một quán nhỏ, nhưng thực đơn có đủ một lô “5 món ăn chơi” toàn từ dơi sen: luộc, nướng, khìa, lẩu cháo đậu xanh và gần đây có thêm món mới toanh là tiết canh dơi sen.


15 thg 3, 2013

Rau dại miền quê

Vùng thôn quê miền sông nước Tây Nam bộ có không ít loài rau dại mọc hoang, đa dạng về chủng loại; từ thuở đi mở cõi khai phá vùng đất này người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng chúng làm thức ăn hằng ngày.

Rau dại có loài thân bò chằng chịt, quấn quanh các cây gỗ lớn như rau choại, nhãn lồng (lạc tiên) hay bò là đà mặt đất như rau trai, rau má…; có giống thân gỗ gốc to cả người ôm như nhàu, cách, lụa, sộp…; có thứ sống nổi trôi lềnh bềnh trong nước như rau dừa, rau ngổ, rau dịu… hoặc mọc ở ven mương, mé đìa gần nhà như rau ráng, rau mui…; có giống mọc giữa đồng hoang như lá hẹ, rau mác, năng, bông súng…

Bồn bồn


Thanh trà xứ Huế

Cây thanh trà xứ Huế thuộc họ bưởi, được trồng khắp nơi ở đất cố đô nhưng nhiều nhất vẫn là ở các vườn nhà vùng Thủy Biều, Kim Long, riêng thanh trà Thủy Biều đã trở thành một thương hiệu.


Một loại trái cây đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng có tên là thanh trà nhưng hoàn toàn khác thanh trà Huế. Nó có vỏ bóng màu vàng cam tươi rói, ăn có vị chua ngọt, mùi thơm thanh thanh như xoài.
Thoạt nhìn thì trái thanh trà không khác mấy những loại bưởi, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy vỏ thanh trà không sần sùi như bưởi mà mịn màng hơn. Nhưng quan trọng hơn là cái ruột bên trong lớp vỏ mịn ấy.Tép thanh trà đúng độ chín có màu hơi vàng, láng bóng và mọng nước nhưng ăn lại giòn, thoảng một chút vị chua, thơm mà không nhân nhẩn đắng như một vài loại bưởi. Cây thanh trà trồng lâu ngày cho trái nhỏ hơn nhưng rất ngon mà người Huế thường gọi là “thanh trà lão”.

Thanh trà Thủy Biều


Thương nhớ... mít đèo

Tháng 3 về với nắng ấm ngập tràn. Thấp thoáng sau vườn mấy trái mít đã đu mình bám trên thân mẹ tự bao giờ. Một mùa mít nữa đã về, người quê tôi lại bắt đầu những món ăn ngon từ trái mít đèo bé nhỏ thân thương.


Canh mít đèo nấu lá vông - Ảnh: K.Loan

Mít đèo không phải là những trái mít mà người trồng cây mong đợi nhất khi mùa mít đến, bởi đó là những trái mít nhỏ, không thể lớn và phát triển bình thường như những trái mít khác. Mỗi cây thể nào cũng có mấy trái mít đèo, trông chúng bé nhỏ, còi cọc và có vẻ gì đó rất đáng thương so với những anh em khác đang đu mình trên cây mẹ. 


Độc đáo lễ hội kén rể thôn Đường Yên

Đông đảo dân địa phương và du khách đã về đình làng thôn Đường Yên (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) xem lễ hội kén rể ngày 13-3 (2-2 âm lịch).

Lễ hội kéo dài từ sáng sớm đến khoảng 17g cùng ngày. 

Một góc sân đình ngày hội

Sau nhiều thăng trầm lịch sử, đến năm 2001 lễ kén rể đã được diễn lại. Gần 100 nghệ nhân tham gia lễ hội đã tập luyện suốt cả một tháng. Hai chàng trai đến thi tài và người đóng giả nữ tướng Lê Hoa phải là những nam thanh nữ tú chưa lập gia đình được người trong làng bình chọn rất kỹ càng.