2 thg 3, 2013

“Hình xưa bóng cũ” ở Tuy Hòa

Đi qua nhiều lần, nhưng tôi chưa dừng chân ở Phú Yên lần nào. Hè năm nay, tôi có duyên ghé chơi Tuy Hòa (Phú Yên). Khác với những thị tứ du lịch ồn ào, người lạ đến rồi đi vội vã, Tuy Hòa tạo cảm giác thân quen, yên bình.

Tuy Hòa 2012 – Cầu mới Hùng Vương, cầu thứ ba qua sông Đà Rằng 

Ra khỏi TP. Tuy Hòa về phía Nam, rồi rẽ vào huyện Phú Hòa, theo con đường đất đỏ xưa, nay đã được phủ bê tông, uốn lượn giữa cánh đồng Hòa Trị xanh màu lúa non trù phú, tôi tìm đến ngôi đền thờ “Thần” Lương Văn Chánh. Ông được coi là người đầu tiên đưa 4.000 lưu dân đàng ngoài vào khai phá đất mới, lập phủ Phú Yên, mở cõi về phía Nam từ bốn thế kỷ trước. Trong đền hiện còn giữ đầy đủ bản chính nhiều sắc phong của vua, chúa nhà Nguyễn, phong các tước hiệu cao vọng cho ông. Từ 1996, đền Lương Văn Chánh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Những ngôi làng ở lưng chừng trời

Một lần về huyện miền núi Tây Giang - nơi được xem là heo hút nhất của tỉnh Quảng Nam - thấy cảnh đẹp ngỡ ngàng. Người ta ví nơi đây như một Đà Lạt của miền Trung. 

Bản làng miền biên giới Tây Giang trong mây mù sương sớm - Ảnh: Thanh Nguyên

Sáng Tây Giang, mây mù đè đỉnh núi, với tay là có thể chạm tới. Chúng tôi xuất phát từ thị trấn Tây Giang bắt đầu chuyến hành trình ngược miền biên giới khi trời đông bắt đầu hửng nắng và mây còn vấn vương đỉnh núi. Điểm tô giữa núi rừng là những ngôi làng nấp mình trong sương sớm và những đồng ruộng bậc thang xanh mướt, hút hồn du khách.

Săn "hùm" trên phá Tam Giang

Từ bao đời nay, ngư dân vùng sông nước Tam Giang rất ái ngại mỗi khi nhắc đến cá vược (Nam bộ gọi là cá chẽm). Bởi những câu chuyện ly kỳ về sức mạnh vô hình của "cọp nước"(tên ngư dân đặt cho loài cá này) vẫn in đậm trong ký ức của bà con làng chài. Nhưng với 2 lão ngư Nguyễn Dàng và Nguyễn Dồn ở làng chài Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế thì khác, vì họ đã dám "bước qua lời nguyền" để đánh bắt loài ngư tinh này.

Các vược Tam Giang từng mang lại điềm gỡ" cho ngư dân vùng sông nước giờ lại có giá trị kinh tế rất cao

Trải nghiệm Madagui

Nếu không đủ thời gian để du lịch trong nhiều ngày, nên chọn Madagui làm điểm nghỉ ngơi cuối tuần. 

Chỉ sau ba giờ ngồi xe buýt từ TP.HCM, đến Km152, nằm ngay Đèo Chuối, trên Quốc lộ 20, cách Đà Lạt 148km, chúng tôi đã được hòa mình vào không gian của khu rừng nguyên sinh trong lành, đầy sảng khoái. 


Madagui thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, là một phần của khu rừng Nam Cát Tiên, được Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn - Madagui quản lý từ năm 2004 đến nay. Đây là tên mới của khu du lịch Suối Tiên cũ. Madagui viết đúng là Mạđaguôil (Mạ: người Châu Mạ, Đa là dòng sông, Guôil là vàng) mang ý nghĩa Dòng sông vàng của người Mạ.

Thác Khe Mưa: nàng tiên ngủ trong rừng

Cách thị trấn Tân An (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) khoảng 15km về hướng Tây, thác Khe Mưa ngày đêm rì rào, tuôn những dòng nước trắng xoá như mái tóc của nàng tiên xõa trên vách đá cheo leo.

So với các tỉnh miền núi, vùng đất Quảng Nam cũng không “thua chị, kém em” về thắng cảnh suối, thác. Thác ở đất Quảng không lồ lộ ngoài khu thị tứ mà thường nằm sâu trong những cánh rừng già quanh năm rợp bóng. Đó là những Thác Mơ (huyện Đại Lộc), suối (thác) Tiên (huyện Tiên Phước), suối Nước Mát (huyện Quế Sơn)… Thác Khe Mưa được ví như “thiên nhiên đệ nhất thắng cảnh” xứ Quảng. 

Thăm Đảo Tiên

Cách TP.HCM khoảng 170 km, Đảo Tiên (thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên) như một trái núi nhỏ nằm giữa sông Đồng Nai nơi thượng nguồn.

Dưới những tán rừng nguyên sinh rộng 57 héc ta, có những con người đã "lôi kéo" vượn, voọc, culi về đây nuôi dưỡng. Đó là các chuyên gia về động vật và môi trường của tổ chức Monkey World cùng các nhân viên lâm sinh Việt Nam, cùng chung nỗ lực cứu hộ loài linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và Campuchia. 

Ban đầu, những con voọc phải sống trong những chuồng kín trước khi được huấn luyện chuyển tiếp tập tính sống