20 thg 10, 2012

Gỏi cá Tân Mai - Biên Hòa

Món gỏi cá có lẽ không phải xuất xứ từ Biên Hòa, mà là từ miền Tây sông nước, nơi có nhiều cá tôm. Thế nhưng khi du nhập vào Biên Hòa, nó được chế biến theo một kiểu cách riêng, thành một đặc sản của Biên Hòa.
 

Con sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tạo nên một làng nghề ở phường Tân Mai: làng cá bè, chuyên nuôi cá bè trên sông. Từ chỗ nuôi cá, ngư dân Tân Mai chế ra món gỏi cá để... lai rai, rồi trở thành món ăn khoái khẩu của cả thành phố Biên Hòa và khách phương xa.

Làng cá bè Tân Mai

Đoạn sông Đồng Nai nói trên, bên này là Tân Mai, bên kia là Cù lao Phố, nên món gỏi cá có cả ở Tân Mai lẫn Cù lao Phố. Thế nhưng bên phía Tân Mai vẫn nhiều hơn, nên gắn liền với tên gọi: Gỏi cá Tân Mai.


Lung linh bãi đá ở biển Cổ Thạch

Trên cung đường biển dài hơn 1km, những bãi đá của biển Cổ Thạch cực kỳ ấn tượng với vẻ lung linh như những viên ngọc nhiều màu sắc, lúc lại xù xì như những con quái vật biển khổng lồ.



Bãi biển Cổ Thạch thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km. Có hai hướng để đến nơi đây, một là từ Phan Thiết xuôi theo quốc lộ 1 đến Cổ Thạch. Hướng thứ hai từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều ôm gọn những cung đường biển tuyệt đẹp, hay bức tranh đồi cát bao la.

Hải đăng trăm tuổi mũi Kê Gà

Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có...




Ngọn hải đăng trăm tuổi trên mũi Kê Gà - Bình Thuận 

Từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên mũi đất nhô ra bờ biển khoảng 500 m. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra mũi.


Di tích thành cổ Châu Sa

Châu Sa hay thành Hời là tên một thành do người Chăm tạo dựng, tọa lạc tại khu vực hạ lưu, tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tòa thành cổ nằm cách TP. Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, cạnh tuyến quốc lộ 24B, từ Quán Cơm (giáp QL số 1) đi cảng biển Sa Kỳ; phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh, phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Trên khắp cõi Việt Nam, đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


Bia di tích thành cổ Châu Sa



Sơn Mỹ mãi là điểm đến

Giám đốc Bảo tàng Sơn Mỹ - cũng là nạn nhân của vụ thảm sát Sơn Mỹ Nguyễn Thành Công - cho biết: "Theo thời gian, Sơn Mỹ càng hấp dẫn nhiều du khách trong nước và nước ngoài".



Du khách xem tư liệu, hiện vật trong khu chứng tích Sơn Mỹ - Ảnh: Võ Quý Cầu

Trong năm 2009, khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) đã đón 106.000 lượt khách tham quan, tăng 40% so với năm trước và trong hơn hai tháng đầu năm 2010 đã có 25.000 lượt khách tham quan, trong đó có 1.630 khách nước ngoài mang 46 quốc tịch khác nhau.

Du khách đến nơi đây để hiểu thêm nỗi đáu xé lòng của người dân Sơn Mỹ trong buổi sáng kinh hoàng ngày 16-3-1968 khi 504 thường dân bị thảm sát, qua đó sẽ càng trân trọng mến yêu sự hòa bình, đồng thời chia sẻ, vui mừng với những nỗ lực của người dân nơi đây sau chiến tranh.


Ra đảo viếng chùa Hang

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách đất liền khoảng 24 km. Để đến được vùng đất giữa biển trời bao la này, từ cảng Sa Kỳ phải ngồi tàu cao tốc vượt biển hơn một giờ.
Huyện đảo được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình với diện tích khoảng 9,97 km² và có hơn 20.000 cư dân đang sinh sống trên tất cả 3 đảo: đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn. Đảo Lý Sơn không rộng lắm nhưng là nơi có nhiều di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, như cụm di tích đình làng An Hải, di tích Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải… Ngoài những di tích trên, Lý Sơn còn có những cảnh đẹp thiên tạo độc đáo mà tiêu biểu nhất là chùa Hang.

Chùa Hang nhìn từ trên cao

Về Châu Đốc thăm lăng Thoại Ngọc Hầu

Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.


Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.


Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt

Dạo chơi biển Tân Phụng

Với địa thế núi non và biển cả hữu tình, làng biển Tân Phụng (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) là một địa chỉ du lịch văn hóa còn nhiều nét hoang sơ, kỳ thú của Bình Định.

Một chuyến dạo chơi trên biển Tân Phụng, du khách sẽ khám phá những danh thắng độc đáo như Mũi Rồng, Bãi Bàm, Đá Dựng hay tham quan chợ cá buổi sớm…


Cảnh lặn nhum thường ngày khi nước triều xuống ven biển Tân Phụng

Từ thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (cách Quy Nhơn khoảng 70km), du khách có thể đi bằng xe buýt hoặc xe máy tiếp khoảng 13km sẽ đặt chân tới làng biển Tân Phụng, xã Mỹ Thọ.

19 thg 10, 2012

Biên Hòa ở Phủ Lý, Hà Nam

Số là thế này: Đi chơi rong ruổi suốt ngày ở Hà Nam, Nam Định, đến tối về Hai Ẩu cùng Mẹ Bụ lại đi cà phê trong thành phố Phủ Lý. Đi tới một con đường rộng rãi, sáng rực ánh đèn, Hai Ẩu bỗng dụi mắt, tưởng mình ngủ gục: các bảng hiệu hai bên đường cho thấy đây đang là... Biên Hòa.

Hai Ẩu hỏi Mẹ Bụ: Đây là đường Biên Hòa à? (đường (đi) Biên Hòa, không phải đường (ngọt) Biên Hòa). Mẹ Bụ cười hì hì: Thế đấy, nên mới đưa anh Hai tới đây cho biết!

Chẳng những ở Phủ Lý có một con đường mang tên Biên Hòa, mà đó là con đường lớn nữa. Các bạn hãy xem trên bản đồ Google thì biết:




Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.