21 thg 2, 2019

Không gian đời sống Sài Gòn xưa tại Cafe Lúa

Hàng ngàn vật dụng mà người dân ở Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975 sử dụng trong đời sống thường ngày được vị chủ nhân của quán cà phê Lúa (quận 2, Tp Hồ Chí Minh) sưu tầm với mong muốn lưu giữ và giới thiệu đến công chúng những nét đặc trưng về đời sống của người xưa. 

Mặt tiền của quán cà phê Lúa trưng bày chiếc xích lô máy hãng Peugeot của Pháp xuất hiện tại miền Nam những năm 1940, hay gánh mía đặt trước cửa quán là món quà cho bọn trẻ ở Sài Gòn trước đây, đều là những đồ vật mang tính hoài niệm. Bước vào bên trong không gian quán, những ai yêu thích nét đẹp hoài cổ sẽ trầm trồ trước một không gian của Sài Gòn xưa với lối kiến trúc và những món đồ bài trí quen thuộc. Quán được lát gạch bông kiểu cũ, những bộ bàn ghế gỗ đã ám màu thời gian, bức tường là hình ảnh về phố xá, nhà sách, bảng hiệu quảng cáo vẽ tay cùng bộ sưu tập những tờ báo đã từng xuất hiện ở Sài Gòn trước kia.

Bên phải cạnh lối vào quán là nơi đặt dàn máy băng cối hiệu AKAI phổ biến ở những năm 1970, nay vẫn còn hoạt động tốt. Chiếc máy may hiệu Singer chân kiểu mắc võng có tuổi đời trên 80 năm mà các tiệm may ở Sài Gòn trước đây hay sử dụng được đặt ở bên trái lối vào. Cạnh đó là một quầy giải khát vỉa hè Sài Gòn với chiếc xe đẩy, những chai nước ngọt, chiếc bào đá làm món siro đá, bình trà, đèn “măng-xông” của Pháp chế tạo, đồ nạo dừa... Ngay góc pha chế nước uống cho thực khách trưng bày một tủ đựng thuốc lá, cái gạt tàn, lon nhôm… những món đồ tuy bình dân nhưng hiện nay ít người còn có được.

Quán cà phê Lúa ở quận 2 của nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp với cách thiết kế và bài trí theo kiến trúc của người Sài Gòn xưa đã trở thành một điểm đến văn hóa thú vị.

Những uẩn khúc của loài cá vồ cờ

Con cá có nhiều uẩn khúc ở miền Tây là con cá vồ. Đó là nói cá vồ con vài ký đổ lại, không nằm trong Sách đỏ. Người khen ngon. Kẻ chê thịt lạt. Lại nhiều truyền thuyết, nhiều hàm oan.

Cá vồ mùa nước về nướng cũng đủ béo, thịt cá không bở lắm.

Thường dân miền Tây khen cá vồ ngon. Con cá nặng chừng ba đến năm ký ăn rất đã. Nhất là cá vồ bắt dưới sông Vàm Nao. Chỉ riêng mình Ba Cát, tay sát cá có cỡ trên sông Trường Tiền, ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, chê: “Thịt cá dồ ăn lạt nhách!”.

Đến làng Plei Ốp xem người Jrai làm du lịch

Ở trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhiều năm nay, Plei Ốp vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của một làng Jrai bản địa.

Gần đây, người dân Plei Ốp đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập và giữ gìn, quảng bá văn hoá Jrai. 

Không gian đặc trưng văn hoá Jrai tại nhà hàng Plei Cồng Chiêng, làng Ốp. 

Những ngày xuân này, nụ cười luôn nở trên môi những người dân Plei Ốp. Bởi giờ đây, làng đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá, cộng đồng của thành phố Pleiku, với trên dưới chục đoàn khách thăm quan mỗi ngày. Đến đây, du khách được thăm nhà rông truyền thống, nơi diễn ra những nghi lễ quan trọng của dân làng; Bến nước Ia O, nơi người dân Plei Ốp tắm giặt, trò chuyện với nhau về việc nương rẫy vào mỗi cuối chiều.

Bảo vật quốc gia ở chùa Giám

Là địa danh tâm linh nổi tiếng lưu giữ bảo vật quốc gia, chùa Giám ngoài thờ Phật còn là nơi đặt tượng thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh - vị thánh tổ của ngành y dược Việt Nam. Chùa Giám tọa lạc trên khoảng đất rộng 2ha thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

Từ Hà Nội đi xuôi về phía Hải Dương theo đường Quốc lộ 5A hơn 40km đến ngã tư chợ Ghẽ rẽ trái chừng 3km là đến Chùa Giám. Nơi đây hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị. Đó là những chuông lớn, bia đá, tượng Phật cổ xưa ... Một số pho tượng ở đây còn là những tiêu bản tượng gốc, dựa vào hình dáng các pho tượng này người ta đã tạo ra những pho tượng khác để thờ ở nhiều nơi trong cả nước.

Tòa Cửu phẩm Liên Hoa là một trong những cổ vật có giá trị đặc biệt, điểm nhấn của ngôi chùa Giám cổ kính. Tòa tháp bằng gỗ có tuổi đời khoảng 300 năm cao 4,44m với 9 tầng, mỗi tầng có 5 lớp cánh hoa sen. Chín tầng đài sen này tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Tòa Cửu phẩm có sáu mặt, mỗi mặt rộng 1,2m. Để tạo dựng một công trình ấn tượng có bố cục chặt chẽ, cân xứng, với đường nét tinh tế các nghệ nhân xưa dựng cột trụ lim ở giữa, 6 cột chạm khắc hình trúc hóa rồng ở chung quanh. Liên kết trụ giữa với các cột rồng bằng một hệ thống xà gánh đan chéo. Trên mỗi cạnh của tòa Cửu phẩm đặt 3 pho tượng Phật, mỗi tầng 18 pho. Ở tầng cao nhất trên nóc chỉ đặt một pho tượng Phật lớn cao 1m, đầu đội trần nhà. Với tổng cộng tất cả 145 pho tượng Phật, tòa Cửu phẩm nặng khoảng 4 tấn tuy nhiên chỉ cần dùng tay đẩy nhẹ, cả tòa sen vẫn có thể từ từ quay vòng tròn.

Gian đặt tòa Cửu phẩm Liên Hoa (được gọi là nhà Phẩm) nhìn từ nhà tổ chùa Giám. Ảnh: Khánh Long

Phiên chợ quê tấp nập ngày giáp Tết

Chợ Nủa thuộc xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội là chợ phiên truyền thống họp vào ngày mồng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng.

Chợ Nủa cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân ăn Tết của người dân quanh huyện Thạch Thất. Vào các phiên cuối năm chợ họp từ tờ mờ sáng đến tận cuối giờ buổi chiều mới tan

Rừng tràm hoa vàng rực rỡ

Đến với Khu du lịch "Cánh đồng bất tận", du khách sẽ được thư giãn trong không gian yên tĩnh của thiên nhiên rừng tràm nguyên sinh ngút ngàn và tận hưởng không khí trong lành. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh đến chạy xe gần 90km, chúng tôi đến Khu du lịch "Cánh đồng bất tận" hay còn gọi là Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đây chính là nơi quay bộ phim Cánh đồng bất tận, một bộ phim nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Đón chúng tôi là dược sĩ Bùi Đắc Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP Nghiên cứu Bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười và dược sĩ Ngô Kim Dung, Giám đốc chất lượng Nhà máy Dược liệu Mộc Hoa Tràm. Khung cảnh Khu du lịch mở ra trước mắt thật yên tĩnh và thơ mộng như cái tên “Cánh đồng bất tận” đã nổi tiếng trong nước và quốc tế. Rừng tràm hoa vàng rực rỡ cả một góc trời, hút tầm mắt của du khách đến tận chân trời. Những con đường tự tạo vòng quanh khu rừng rộng hơn 1000 ha, bên cạnh là dòng kênh được đào thẳng tắp đem lại sự bình an cho du khách, khi được hít thở không khí trong lành, thu hút từ dòng năng lượng minh triết của vũ trụ, với những rừng cây dược liệu quý như : Cây râu mèo, cây mã đề, cây tràm trà (hay còn gọi tràm Úc), cây hoắc hương có nguồn gốc từ Indonesia, tràm hoa vàng, tràm năm gân, tràm gió...

Du khách đi đò giữa những con kênh ngập tràn hoa súng để tham quan khu rừng tràm gió nguyên sinh.

9 thg 2, 2019

Độc đáo món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk

Đặc biệt, món ăn này đã đạt giải nhất tại Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam năm 2018 và đang được đề nghị đưa vào danh sách 100 món ngon, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. Điều gì làm nên sự độc đáo của món ăn này?

Các nguyên liệu chủ yếu để nấu món vếch bò 

Tại sao vua Trần Nhân Tông chọn Yên Tử để tu hành?

"Yên Tử, nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật..."

Thượng Hoàng Trần Nhân Tông chọn Yên Tử để tu hành:

Đã từng có rất nhiều phỏng đoán...

Sau hơn một năm truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, vào tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tông thực tập xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Hải - Hoa Lư - Ninh Bình). Sự kiện này đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng đến tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đây (1308).

Eo Gió phủ rêu xanh khi xuân về

Những tảng đá lớn nhỏ được phủ lớp rêu màu xanh tạo nên khung cảnh thu hút ở vùng biển của Quy Nhơn. 

Nằm cách trung tâm Quy Nhơn 20 km về phía đông bắc, giao thông đi lại thuận lợi, vùng biển Eo Gió sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. 

Bánh 'cầu duyên' chỉ bán vào ngày Tết của người Hoa ở Sài Gòn

Chiếc bánh có hình thù độc đáo kèm màu sắc sặc sỡ được người Hoa mua về cúng trong dịp đón năm mới Âm lịch. 

Đến khu chợ Lớn (quận 5, TP HCM), đặc biệt là chợ Phùng Hưng, những ngày giáp Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những quầy hàng được dựng tạm, xếp đủ loại bánh khác nhau. Có gia đình đã gắn bó với nơi này hàng chục năm và chỉ mở bán đúng dịp Tết cổ truyền.