10 thg 9, 2018

Lăng mộ Vua Mèo

Mộ Vua Mèo Vương Chí Sình có dòng chữ “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ”. Đây là dòng chữ trên thanh gươm Bác Hồ tặng cho Vua Mèo.

Cạnh lối vào khu dinh thự Vua Mèo nổi tiếng ở cao nguyên đá Đồng Văn có một ngôi mộ được xây cất bằng đá theo lối cổ của người H'Mông trong vùng

Lầu Tứ phương vô sự ở kinh đô Huế

Mang giá trị cao về lịch sử và văn hóa nghệ thuật của Cố đô Huế, lầu Tứ Phương Vô Sự là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp trong lịch sử kiến trúc Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.

Nằm trên đài Bắc Khuyết của Hoàng thành Huế, lầu Tứ Phương Vô Sự là một công trình kiến trúc độc đáo của Cố đô Huế xưa

9 thg 9, 2018

Chùa Bà Châu Đốc không ở Châu Đốc

Vài năm gần đây khách thập phương thường rủ nhau đến viếng Chùa Bà Châu Đốc 3, ở quận 9, TPHCM. Các trang mạng, báo điện tử viết về du lịch cũng thi nhau viết rất nhiều bài giới thiệu điểm đến độc đáo này. Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3 chính tên là Chùa Phước Long, quận 9. Vì vậy, bạn muốn đọc thêm về chùa này thì hãy lên Google search theo các từ khóa đó, sẽ có vô số kết quả. Còn trong bài này tui không kể những điều mà nhiều người đã kể nữa, chỉ ghi lại vài điều người ta chưa kể và cảm nhận cá nhân của mình thôi. 

Chùa Phước Long nằm ở Cù lao Bà Sang, phường Long Bình, quận 9

Quán cà phê như Hội An thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn

Không khí phố Hội được thể hiện qua những mảng tường vàng, ô cửa xanh nép mình bên giàn hoa giấy um tùm. 

Tọa lạc trên con đường nhỏ Huỳnh Tịnh Của ở quận 3, quán Hoa Giấy dễ dàng để nhận ra bởi sắc vàng có chút cổ kính đặc trưng của phố cổ Hội An. 

Cây cầu gỗ tại Sa Pa vô tình nổi tiếng khắp thế giới

Tấm ảnh chụp cây cầu gỗ ở Việt Nam trở thành một trong những sản phẩm trang trí bán chạy nhất của hãng nội thất Thụy Điển. 

Nếu từng đặt chân vào một cửa hàng Ikea ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn có nhiều khả năng sẽ thấy một bức ảnh chụp hình một cây cầu mờ ảo trong sương. Đây chính là tác phẩm do nhiếp ảnh gia Mỹ, Skip Nall, thực hiện trong chuyến du lịch Sa Pa năm 2006.

Tác phẩm mang tên 'Bridge Jungle Journey' (Cây cầu dẫn tới rừng xanh) có giá từ 139 USD, cho kích thước khoảng 1x1,3m. Ảnh: Skip Nall. 

Chia sẻ về bức ảnh để đời, Nall kể lại rằng mình nhận được một cuộc điện thoại vào năm 2009, từ một công ty hỏi mua bản quyền tác phẩm cho một mẫu in ấn. Khi ấy, Nall đang chuyển nhà đến Philippines và toàn bộ dữ liệu, tập tin... đều nằm trên một tàu chở hàng trên biển. Ông trả lời phía công ty rằng mình sẽ gọi lại khi ổn định tại nhà mới.

Phong thủy linh thiêng của ngọn núi giúp Phú Yên thành "địa linh nhân kiệt"

Quan sát từ các hướng khác nhau, hình nón cân đối của núi Chóp Chài ở Tuy Hòa không thay đổi nhiều. Đặc điềm này khá giống núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một ngọn núi thiêng theo quan niệm phong thuỷ của người xưa. 

Nằm ở địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, núi Chóp Chài là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên

Bộ đôi nhạc cụ cực lạ của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội lớn tái hiện lại các hoạt động của thời nhà Nguyễn như lễ tế đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao…

Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ hết sức độc đáo từng được sử dung trong cung đình nhà Nguyễn xưa

7 thg 9, 2018

Cưỡi voi, chèo thuyền độc mộc trên hồ Lắk

Đến hồ Lăk ở tỉnh Đăk Lăk, du khách có thể ngắm cảnh, khám phá cuộc sống của người dân theo nhiều cách độc đáo. 

Cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 60 km về phía nam, hồ Lăk là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam (sau hồ Ba Bể), với diện tích khoảng 500 ha.
Tại đây, du khách dễ dàng trải nghiệm nhiều loại hình du lịch sinh thái đặc sắc như cưỡi voi, đi thuyền độc mộc, thuê xe đạp tham quan buôn làng của người M'nông. 

Hành trình khám phá ẩm thực Hà Nam mùa trăng rằm

Ngoài bánh cuốn Phủ Lý, cá kho Vũ Đại, du khách đến Hà Nam còn có thể mua bánh Trung thu truyền thống làm quà. 

Giai điệu ca khúc “Về Hà Nam” vang lên trên chuyến xe về với Phủ Lý của chúng tôi khiến cả đoàn khấp khởi. Ai nấy đều mong mỏi được nhanh chóng đặt chân lên mảnh đất yên bình với các món ăn đặc sản như bánh cuốn Phủ Lý, mắm cáy Bình Lục, cá kho làng Vũ Đại...

Dừng chân tại Phủ Lý, chúng tôi ghé vào một quán nhỏ trong thành phố, theo lời mách của hướng dẫn viên, để thưởng thức món bánh cuốn đặc sản. Nhâm nhi từng miếng bánh trắng ngần, mềm mượt, quyện với hành phi vàng ruộm và thịt nướng thơm lừng, cả đoàn tấm tắc. Món bánh này ở nhiều địa phương cũng có, nhưng để tạo được thương hiệu và dấu ấn đối với thực khách thì món bánh cuốn chả nướng tại Hà Nam quả là đặc sắc.


Cá kho làng Đại Hoàng. Ảnh: Ngọc Thành. 

9 món đặc sản Tiền Giang nghe tên là nhớ quê

Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng chợ Gạo, mắm tôm Gò Công, vú sữa Lò Rèn... là những món ăn khiến người đi xa nhung nhớ.

Hủ tiếu Mỹ Tho


Có lẽ món ăn được nhắc đến đầu tiên khi nhớ về miền đất Tiền Giang chính là hủ tiếu Mỹ Tho - một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Bí quyết làm nên sợi hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho là gạo Gò Cát thơm dẻo, làm ra sợi hủ tiếu nhỏ, khô và dai. Ở Tiền Giang, món hủ tiếu thường gồm có tôm, mực, gan heo, lòng, tim, gan, hoành thánh, sườn... Các loại rau cũng phong phú không kém như xà lách, hẹ, cần tây, cải cúc... Nước dùng ngon phải là loại đậm vị nước hầm xương, tôm khô và mực nướng, pha một chút vị của củ cải thanh thanh.