Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 6, 2014

Cầu Mống Vĩnh Hội

Nửa thế kỷ trước, bà con thân thuộc của gia đình tôi chỉ có một người cư trú tại Sài Gòn, đó là cậu Hai. Nhà cậu ở đường Bến Vân Đồn, Vĩnh Hội, quận 4. Hồi đó sống ở Long Khánh, mỗi năm đến hè, đứa trẻ con là tôi được thưởng một chuyến "đi Sài Gòn chơi" là sướng lắm. Đi Sài Gòn, chỗ trú ngụ là nhà cậu Hai.

Vĩnh Hội nghèo, khác xa lắm với trung tâm Sài Gòn ở quận 1, chẳng có chỗ nào đi chơi. Chiều chiều, có khi tản bộ, tôi được cậu đưa tới một nơi có chiếc cầu đen thui ở gần nhà, gọi là cầu Mống. Cầu lạ, có vẻ cổ xưa, không hề giống với những chiếc cầu khác ở Sài Gòn. Có điều nó chẳng có gì đáng để thu hút một đứa nhỏ chưa tới 10 tuổi ham vui. Chỉ là một hình ảnh ghi lại trong ký ức.

Năm 1977, tôi vào đại học. Năm đầu tiên ở trọ bên nhà cậu Hai. Lại thỉnh thoảng gặp hình ảnh chiếc cầu đen thui lầm lũi. Hồi đó thông tin không nhiều như bây giờ, người lớn cũng chỉ gọi tên cầu là cầu Mống chứ chẳng nói gì thêm. Và một cậu thiếu niên 18 tuổi mới vào đại học cũng chẳng hề quan tâm đến chiếc cầu cổ xưa ấy làm gì. Chỉ là một lần nữa, hình ảnh này ghi lại trong ký ức.

Cầu Mống ngày xưa

5 thg 5, 2014

Cầu Chẹt Sậy

Dân Bến Tre không xa lạ với cầu Chẹt Sậy. Đây là chiếc cầu bê tông cốt thép bắc qua kinh Chẹt Sậy trên tỉnh lộ 885, nối TP Bến Tre với huyện Giồng Trôm. Thế nhưng dân xứ lạ tới đây (như tui chẳng hạn) thì thấy có 2 chuyện ngồ ngộ.

Thứ nhất là cái tên Chẹt Sậy (thật ra ở nước ta có nhiều địa danh ngộ lắm). Tra tìm thì được giải thích thế này: Chẹt là chỗ hẹp. Áo chẹt là áo bó sát người, quần ống chẹt là quần có ống bó sát người. Kinh Chẹt Sậy là con đường nước xuyên qua rừng sậy um tùm, bị che khuất. Còn cầu Chẹt Sậy là chiếc cầu bắc qua kinh Chẹt Sậy.


Cầu Chẹt Sậy ngày xưa

9 thg 2, 2014

Những chiếc cầu ở miền Tây

Hai Ẩu làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan miền Tây Nam bộ. Chỉ những chiếc cầu tre lắc lẻo, Hai Ẩu nói:

Cầu tre là nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Đó là những thân tre được bắc qua kinh, qua rạch để làm cầu. Hình ảnh chiếc cầu tre thân thương đã đi vào ca dao, lời ru của má, như:


Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Cầu tre còn đi vào lời ca, như

Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê.


12 thg 12, 2013

Chiếc cầu hợp tác giữa 3 nước

Xe đang ở địa phận huyện Cái Bè (Tiền Giang) trên quốc lộ 1, hướng về cầu Mỹ Thuận. Bác tài quay qua nói với tôi:
  • Mình sắp tới chiếc cầu do 3 nước hợp tác.
Tôi nghĩ anh ta muốn nói tới cầu Mỹ Thuận, và như vậy là sai, vì cầu Mỹ Thuận do kỹ sư và công nhân của 2 nước là Úc và Việt Nam hợp tác thiết kế, thi công thôi.

Tôi bảo anh ta lầm rồi, nhưng anh ta lắc đầu, nói:
  • Không phải cầu Mỹ Thuận. Ông cứ ngồi yên đó đi, lát nữa tới nơi tui chỉ cho!
Ở khu vực đó của huyện Cái Bè, tên các xã thường có chữ Mỹ, như xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Lợi thì chia thành 2 là Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B, Mỹ Đức cũng chia thành 2 là xã Mỹ Đức Đông và xã Mỹ Đức Tây... Các bạn đã từng đi miền Tây trên tuyến quốc lộ 1 đều biết là từ ngã ba Trung Lương tới Vĩnh Long không hề có chiếc cầu nào lớn ngoài cầu Mỹ Thuận, vậy thì lấy đâu ra chiếc cầu do 3 nước hợp tác xây dựng?

Cầu Gành chứ không phải cầu Ghềnh

Biên Hòa có chiếc cầu nổi tiếng là cầu Gành. Đây là chiếc cầu cổ xưa nhất thành phố Biên Hòa có tuổi đời hơn 100 năm, và do kiến trúc sư lừng danh Eiffel của Pháp thiết kế. Hình ảnh chiếc cầu sắt cổ kính này gần như đã thành biểu tượng của Biên Hòa.


Cầu Gành - Ảnh: PHN

Khốn khổ thay, tên cầu đã bị gọi sai thành cầu Ghềnh gần bốn mươi năm nay. Vì đâu nên nỗi như vậy? Bạn hãy đọc đoạn trích bài viết sau của nhà văn Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải) nhé:

10 thg 10, 2013

Cầu ngói Thanh Toàn lặng lẽ trong chiều Huế

Đây là một trong ba cây cầu mái ngói ở Việt Nam được làm bằng gỗ theo lối “thượng gia, hạ kiều”.

Cầu ngói Thanh Toàn (thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) cùng với cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình) và cầu ngói Hải Hậu (Nam Định) đã từng được Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn để phát hành bộ tem đặc biệt “Cầu mái ngói” nhân dịp Festival Huế 2012. 



Tiễn một cây cầu

Cầu cổ Đông Ba được phá dỡ để thay bằng một dự án cầu mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba là một trong ba cây cầu bắc qua sông Đông Ba (còn gọi là sông Hộ Thành hay Hộ Thành Hà) ở phía đông Kinh thành Phú Xuân (Thành Huế). Cầu được xây dựng đầu thế kỷ 19 cùng thời kỳ xây dựng Kinh thành, dưới thời vua Gia Long. Cầu Đông Ba nằm gần cửa Đông Ba (tên chính thức là “Chính Đông Môn”) và được coi là cây cầu cổ nhất ở Huế, còn lưu những dấu ấn của thời gian và lịch sử. 

Tháng 4/2013, cầu cổ Đông Ba đã chính thức được phá dỡ, để thay bằng một dự án cầu Đông Ba mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế. Đó là một điều bình thường, tất yếu.

Song đối với nhiều người dân xứ Huế, và cả những khách du lịch, những người yêu Huế, thì vẫn không khỏi luyến tiếc ngậm ngùi khi tiễn một hình ảnh quen thuộc suốt bao năm tháng, như là một nhân chứng lịch sử gắn liền với sự phát triển đô thị của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba nối từ phía cửa Đông Ba, tại đường Đào Duy Từ bên ngoài Kinh thành, sang đường Nguyễn Chí Thanh, ở khu vực các phường Phú Hiệp, Phú Cát. Ở phía này, cầu Đông Ba đi cắt trên đường Bạch Đằng dọc bờ sông Đông Ba 

8 thg 10, 2013

Cầu treo Kon Klor

Đến Kontum, người ta thường đưa bạn đi xem cầu treo Kon Klor. Có 2 lý do để bạn được đưa đến đây:
  1. Cầu treo Kon Klor nằm cách trung tâm thành phố Kontum không bao xa, rất dễ đến (qua bên kia cầu là làng Kon Klor của người Ba-na).
  2. Cầu treo Kon Klor khá kiên cố, hiện đại. Nhờ đó người ta dễ thuyết minh rằng chính quyền đã có quan tâm sâu sắc đến việc đi lại của đồng bào Ba-Na.
Cầu treo Kon Klor. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

20 thg 8, 2013

Tương lai bất định của cầu Long Biên

Có thể tìm thấy những nhắc nhở về quá khứ gắn với nước Pháp trên mọi đường phố Hà Nội. Nhưng có một cấu trúc được xây thời thuộc địa được cư dân thủ đô đặc biệt yêu quý.


Chẳng có mấy ai đi bộ trên cầu Long Biên.


Một người đàn ông đội chiếc mũ phớt đan bước vội, như thể ông sắp có một cuộc họp quan trọng.

Ông mặc một chiếc quần soóc bằng vải bông, in hàng tiêu đề từ tờ London Times.

Một cụ bà đội chiếc nón lá, chiếc nón đặc trưng của người Việt, đi một phần ba cầu rồi quay trở lại.

7 thg 3, 2013

Cầu Ngói chợ Thượng đón nhận di tích quốc gia: Một "chùa Cầu" của Bắc Bộ

Thoạt nhìn, người ta hình dung ngay tới di tích chùa Cầu nổi tiếng ở Hội An. Nhưng nhìn kỹ hơn, người ta sẽ thấy những nét duyên dáng rất riêng của cây cầu Ngói đồng bằng Bắc bộ. “Gánh" trên mình bao trầm tích lịch sử, văn hóa, giờ đây chân cầu đang bị nước xói làm hư hại.

Và việc cầu Ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Định) vừa được xếp hạng di tích quốc gia đã làm dấy lên hy vọng về việc bảo tồn nó. 

Cầu Ngói uốn mình trên sông Ngọc.

4 thg 3, 2013

Lắc lư lắc lẻo cầu treo

Các bạn đã từng qua cầu treo chưa?

Cái cảm giác lúc la lúc lắc như võng đưa khi đi qua cầu thật là hấp dẫn bạn nhỉ?

Trên đường đi du lịch nhiều nơi có cầu treo lắm. Vừa vào cửa ngõ Đà Lạt, ở thác Prenn là đã có một cầu treo nho nhỏ rồi.